Erik Erikson – là một nhà tâm lý học phân tâm, ông đã đưa ra lý thuyết về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi có tám giai đoạn riêng biệt vào năm 1959. Giống như Freud, Erikson giả định rằng ở mỗi giai đoạn phát triển đều có khủng hoảng xảy ra. Nhứng nếu S. Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng sinh học trong phát triển tâm lý, thì Erik Erikson lại đánh giá cao tác nhân xã hội với sự phát triển tâm lý của con người.
Theo thuyết ông viết vào năm 1963, các cuộc khủng hoảng có tính chất tâm lý xã hội bởi vì chúng có liên quan đến nhu cầu tâm lý cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu của xã hội. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội.
Nếu khủng hoảng này được giải quyết nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con người.
Cùng ThanhBinhPsy khám phá các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội theo lứa tuổi của con người theo 8 giai đoạn của Erikson trong bài viết dưới đây nhé.
Hiểu được các giai đoạn phát triển tâm lý của con người để làm gì?
Theo báo cáo của tổ chức UNICEF, tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam đã tăng lên con số từ 8% đến 29% đối với đối tượng trẻ em và vị thành niên. Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Y tế trong nước, tình trạng căng thẳng đang gây ra các rối loạn tâm lý ngày càng nhiều cho hơn 15% trong số 95 triệu người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo từng lứa tuổi sẽ giúp phụ huynh thấu hiểu hành vi của con mình hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để bạn kịp thời nhận ra tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ. Nếu có vấn đề thì có thể có phương pháp chăm sóc, can thiệp và ngăn ngừa sớm nhất các rối loạn về tâm lý.
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của Erikson
Các giai đoạn phát triển tâm lý của con người theo từng lứa tuổi sẽ có đặc trưng và hành vi riêng, điển hình. Sau đây là những giai đoạn cũng như đặc điểm nổi bật từ khi trẻ mới sinh ra cho đến khi trở thành trưởng thành, già đi. Bạn hãy cùng theo dõi để nắm được từng nội dung riêng nhé!
Giai đoạn 1: Tin tưởng >< Ngờ vực (từ 0 – 1 tuổi)
Có phải thế giới này là một nơi an toàn hoặc là nó đầy rẫy những chuyện khó lường và có những tai họa chực chờ xảy ra?
Khủng hoảng tâm lý xã hội đầu tiên của Erikson xảy ra trong suốt những năm đầu của cuộc sống (giống như giai đoạn oral – giai đoạn miệng khởi đầu theo Freud trong phát triển tâm lý tình dục). Một trong những khủng hoảng xảy ra ở giai đoạn này là sự tin tưởng với ngờ vực.
Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh không chắc về thế giới mà chúng đang sống. Để giải quyết những cảm giác không chắc chắn chúng thường dựa dẫm vào người chăm sóc chính của mình cho sự quan tâm ổn định và nhất quán. Nên trẻ sẽ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố, mẹ đặc biệt là người mẹ và người trong gia đình.
Nếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ là nhất quán, có thể đoán trước và đáng tin cậy, sẽ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Trẻ sẽ phát triển một cảm giác tin tưởng, thứ mà chúng sẽ mang theo đến các mối quan hệ khác, và chúng sẽ có thể cảm thấy an toàn ngay cả khi bị đe dọa.
Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến đức tin. Bằng cách phát triển cảm giác tin tưởng, trẻ có thể hy vọng rằng ngay cả khi có khủng hoảng mới xảy ra thì vẫn có khả năng sẽ có người giúp đỡ chúng. Không có được đức tin sẽ dẫn đến sự phát triển của sợ hãi.
Ví dụ, nếu sự chăm sóc có khắc nghiệt hoặc không phù hợp, không thể đoán trước hoặc không đáng tin cậy, thì trẻ sẽ phát triển một ý thức không tin tưởng và không có niềm tin vào thế giới xung quanh hoặc mất niềm tin về khả năng ảnh hưởng của mình với mọi thứ xung quanh.
Nhất quán với quan điểm của Eriskon về tầm quan trọng của niềm tin, nghiên cứu của Bowlby và Ainsworth đã chỉ ra chất lượng của những trải nghiệm gắn bó đầu tiên có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống sau này.
Giai đoạn 2: Tự chủ >< Nghi ngờ (1,5 – 3 tuổi)
Đây là giai đoạn hình thành tính tự chủ, ý thức độc lập, mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ. Đứa trẻ phát triển về thể chất và trở nên di động hơn. Trong độ tuổi từ 18 tháng đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu khẳng định sự độc lập của chúng, bằng cách bước đi ra xa mẹ, nhặt đồ chơi để chơi, và làm ra lựa chọn với những gì chúng thích mặc, ăn uống, v.v. Trẻ luôn luôn nói “để con”, “của con”, “tự con làm”… và đôi khi chúng tỏ ra bướng bỉnh.
Đứa trẻ khám phá ra rằng nó có nhiều kỹ năng và khả năng, chẳng hạn như xếp quần áo và giày dép, chơi đồ chơi, v.v. Những kỹ năng này làm rõ sự phát triển của ý thức về độc lập và tự chủ ngày càng tăng của trẻ. Erikson khẳng định điều quan trọng là cha mẹ cho phép con cái của họ khám phá những giới hạn khả năng của chúng trong một môi trường khích lệ, có thể chịu được thất bại.
Ví dụ, thay vì mặc quần áo cho một đứa trẻ, cha mẹ biết ủng hộ thì nên có kiên nhẫn cho phép đứa trẻ cố gắng thử cho đến khi chúng thành công hoặc yêu cầu trợ giúp. Vì thế, các bậc cha mẹ cần khuyên trẻ nên độc lập hơn trong khi dùng khoảng thời gian đó để bảo vệ trẻ tránh những thất bại.
Một sự cân bằng tinh tế được yêu cầu từ các bậc cha mẹ. Họ phải cố gắng không làm tất cả mọi thứ cho trẻ, nhưng nếu các trẻ không thành công ở nhiệm vụ nào đó thì họ không nên trách trẻ cho những thất bại và những tai nạn (đặc biệt là khi luyện tập trẻ đi vệ sinh). Mục tiêu là “tự kiểm soát mà không mất đi lòng tự tôn” (Gross, 1992). Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến đức tin của ý chí.
Nếu trẻ trong giai đoạn này được khuyến khích và hỗ trợ để trở nên độc lập, chúng sẽ trở nên tự tin hơn và giữ vững khả năng của mình để tồn tại trong thế giới.
Nếu trẻ em bị chỉ trích, quá kiểm soát, hoặc không có cơ hội để khẳng định mình, chúng bắt đầu cảm thấy không đủ khả năng để tồn tại, và sau đó có thể trở nên quá phụ thuộc vào người khác, thiếu lòng tự tôn, và cảm thấy có một cảm giác xấu hổ hay nghi ngờ vào khả năng của mình.
TÌM HIỂU THÊM:
- Tư vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia tâm lý hàng đầu
- Khám sàng lọc tâm lý tại Hồ Chí Minh ở đâu tốt bằng Thanh Bình PSY
Giai đoạn 3: Khả năng khởi sự công việc >< Mặc cảm (3 – 6 tuổi)
Đây còn được coi là giai đoạn của óc sáng kiến – giai đoạn của sự sáng tạo. Bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con đường. Trẻ em khẳng định mình thường xuyên hơn. Đây là giai đoạn đặc biệt sống động, là những năm phát triển cực nhanh trong cuộc sống của một đứa trẻ. Theo Bee (1992) đó là “thời gian của các hành động mãnh liệt và hành vi mà các cha mẹ có thể coi là gây hấn”.
Trong thời gian này, điểm quan trọng liên quan đến việc trẻ thường xuyên tương tác với các trẻ khác ở trường. Trọng tâm của giai đoạn này là chơi, vì nó cung cấp cho trẻ những cơ hội khám phá các kỹ năng giao tiếp của chúng thông qua các việc khởi xướng các hoạt động. Chính vì vậy chúng thường có những trò chơi nguy hiểm, hay đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao?”.
Trẻ bắt đầu lên kế hoạch hoạt động, tạo nên trò chơi, và bắt đầu hoạt động với những người khác. Nếu có được cơ hội này, trẻ em phát triển ý thức chủ động, và cảm thấy an toàn về khả năng để dẫn dắt người khác và đưa ra quyết định của mình.
Ngược lại, nếu xu hướng này bị chấm dứt, hoặc thông qua những lời chỉ trích hoặc bị kiểm soát, trẻ em sẽ phát triển cảm giác tội lỗi. Chúng có thể cảm thấy bản thân giống như một mối phiền toái cho người khác và vì thế chúng chỉ có thể là người theo sau, thiếu sự chủ động.
Đứa trẻ có những sáng kiến mà các bậc cha mẹ thường cố gắng ngăn cản để bảo vệ chúng. Những đứa trẻ thường sẽ vượt qua những ranh giới bị cấm cản và điều nguy hiểm ở đây là các bậc phụ huynh sẽ có xu hướng trừng phạt và hạn chế các sáng kiến của chúng quá nhiều.
Ở giai đoạn này đứa trẻ sẽ bắt đầu hỏi rất nhiều câu hỏi với mong muốn phát triển kiến thức. Nếu cha mẹ coi những câu hỏi của trẻ là tầm thường, là phiền toái hoặc xấu hổ hoặc những hành vi khác của chúng là nguy hiểm thì đứa trẻ có thể có cảm giác tội lỗi và cho rằng chúng “là một mối phiền toái”.
Quá nhiều cảm giác tội lỗi có thể làm cho trẻ chậm tương tác với người khác và có thể ức chế sự sáng tạo của chúng. Một số tội lỗi là tất nhiên cần thiết, nếu không trẻ sẽ không biết làm thế nào để luyện tập quyền tự kiểm soát hoặc có lương tâm.
Sự cân bằng lành mạnh giữa chủ động và cảm giác tội lỗi là rất quan trọng. Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến đức tin của ý muốn.
Giai đoạn 4: Siêng năng >< Kém cỏi (6 – 12 tuổi)
Trẻ em đang ở giai đoạn này thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Trẻ sẽ được học đọc và viết, học làm toán, làm mọi thứ một mình. Giáo viên bắt đầu có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ khi họ dạy chúng các kỹ năng chuyên biệt.
Ở giai đoạn này nhóm bạn của trẻ sẽ có ý nghĩa lớn hơn và sẽ trở thành nguồn chính cho lòng tự tôn của trẻ. Quan hệ xã hội với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn. Trẻ bây giờ cảm thấy cần phải giành được sự chấp nhận bằng cách chứng minh năng lực cụ thể có giá trị trong xã hội, và bắt đầu xây dựng niềm tự hào về những thành tích của chúng.
Nếu trẻ em được khuyến khích và củng cố cho các sáng kiến của mình. Chúng bắt đầu cảm thấy cần cù và cảm thấy tự tin vào khả năng của mình để đạt được mục tiêu. Nếu sáng kiến này không được khuyến khích, nếu nó bị hạn chế bởi cha mẹ hoặc giáo viên, thì trẻ bắt đầu cảm thấy thua kém hơn, nghi ngờ khả năng của mình và vì vậy có thể không đạt tới tiềm năng.
Cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối, sự điều hòa, phối hợp chân tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp. Do vậy đôi khi trẻ tỏ ra vụng về. Không vì vậy mà la mắng trẻ, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. Đây là tiền đề cho việc hình thành cảm giác thành công ở trẻ. Sự cấm đoán sẽ làm cho trẻ không dám giao tiếp, không có cơ hội để phát triển trí tuệ.
Một số thất bại có thể là cần thiết để trẻ có thể phát triển theo chiều hướng khiêm tốn. Tuy nhiên, một lần nữa, sự cân bằng giữa năng lực và sự khiêm tốn là cần thiết. Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến niềm tin của năng lực. Nhưng cảm giác tự ti, kém cỏi cũng bắt nguồn từ chính những hạn chế này.
Giai đoạn 5: Thể hiện bản thân >< Sự lẫn lộn về vai trò (12 – 18 tuổi)
Khi này cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn. Trẻ em trở nên độc lập hơn, và bắt đầu nhìn vào tương lai dưới dạng sự nghiệp, các mối quan hệ, gia đình, nhà ở, vv. Các cá nhân muốn là một thành phần của xã hội và hòa nhập vào đó.
Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển, trẻ phải tìm hiểu những vai trò mà chúng sẽ chiếm giữ như một người lớn. Đó là giai đoạn các thanh thiếu niên sẽ xem xét lại bản dạng của mình và cố gắng tìm ra mình là ai. Erikson cho rằng có hai bản dạng liên quan tới giai đoạn này là tình dục và nghề nghiệp.
Theo Bee (1992), những gì nên xảy ra ở phần cuối của giai đoạn này là “cảm giác tái hòa nhập bản thân, những gì ta muốn làm hoặc có được, và vai trò giới tính phù hợp của một người”. Trong giai đoạn, hình ảnh về cơ thể bản thân của vị thành niên thay đổi.
Erikson tuyên bố rằng người vị thành niên có thể cảm thấy khó chịu về cơ thể của họ trong một thời gian cho đến khi họ có thể thích ứng và “hòa nhập” với những thay đổi. Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến những đức tính trung thực.
Lòng trung thực có liên quan đến việc một người có thể hoàn toàn chấp nhận người khác, ngay cả khi có thể có những sự khác biệt.
Trong khoảng thời gian này, họ tìm hiểu và bắt đầu hình thành bản sắc riêng của họ dựa trên các kết quả của các cuộc khám phá. Thất bại trong việc thiết lập một ý thức về bản sắc trong xã hội (“Tôi không biết những gì tôi muốn khi tôi lớn lên”) có thể dẫn đến nhầm lẫn vai trò. Nhầm lẫn vai trò liên quan đến các cá nhân không được chắc chắn về bản thân hoặc vị trí của mình trong xã hội.
Để giải quyết vấn đề nhầm lẫn vai trò hoặc khủng hoảng bản dạng, một người vị thành niên có thể trải nghiệm nhiều lối sống khác nhau (ví dụ: công việc, học tập, hoặc các hoạt động liên quan tới chính trị). Đồng thời tạo áp lực bắt một người chấp nhận một bản dạng có thể gây ra sự phản kháng dưới dạng chấp nhận những bản dạng tiêu cực, và thêm vào đó là cảm giác không hạnh phúc.
Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “người lớn” ở mình nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng cho mình long tự trọng rất lớn. Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn.
TÌM HIỂU THÊM: Tìm hiểu tâm lý con gái khi yêu thật lòng sẽ như thế nào?
Giai đoạn 6: Gắn bó >< Cách ly (từ 18 – 40 tuổi)
Erik Erikson xem đây là tuổi của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, bố mẹ, con cái..) của học hành và nghề nghiệp. Chúng ta bắt đầu chia sẻ những điều mật thiết của bản thân hơn với những người khác. Chúng ta khám phá mối quan hệ hướng tới những cam kết lâu dài với một người nào đó hơn là thành viên trong gia đình.
Trong giai đoạn này, khả năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khá cao. Nếu không có được sự yêu thương con người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình. Thành công trong giai đoạn này sẽ dẫn đến đức tin của tình yêu.
Giai đoạn 7: Sáng tạo >< Ngừng trệ (40 – 65 tuổi)
Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc. Vì vậy người ta thường coi đây là giai đoạn của tư duy sáng tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao. Họ có khả năng tự chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và xã hội.
Chúng ta trả lại cho xã hội thông qua việc nuôi nấng đứa trẻ của chính mình, được hiệu suất cao tại nơi làm việc, và tham gia vào các hoạt động và tổ chức cộng đồng.
Nếu như cá nhân trong giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
XEM NGAY: Cảm tính là gì?
Giai đoạn 8: Hoàn thành >< Thất vọng (65 + tuổi)
Khi đã vào giai đoạn này con người thường có thay đổi lớn theo hướng giảm sút về sức khỏe, về thu nhập và các mối quan hệ xã hội. Chúng ta có xu hướng chậm lại và khám phá cuộc sống như một người đã nghỉ hưu. Trong khoảng thời gian này chúng ta chiêm ngưỡng thành quả của mình và có thể phát triển sự hài lòng về bản thân nếu chúng ta thấy mình dẫn đầu một cuộc sống thành công.
Việc con cái trưởng thành, lập gia đình và sống độc lập, hay chấm dứt lao động để về hưu dễ làm họ có cảm giác hụt hẫng, thậm chí cảm thấy cô đơn, lo lắng. Những người thấy mình chưa làm được nhiều điều, chưa hoàn thành “nghĩa vụ” đối với gia đình và xã hội. Khi về già họ thường kém thích nghi với những thay đổi. Quá trình lão hóa ở họ diễn ra nhanh hơn và họ thường hối tiếc về quá khứ. Do đó, chúng ta trở nên không hài lòng với cuộc sống và thất vọng, thường dẫn đến trầm cảm và tuyệt vọng.
Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt được ở trong các giai đoạn trước như sự nghiệp, gia đình, con cái,…thì họ dễ dàng chấp nhận những giảm sút về sức khỏe, thu nhập và vị thế xã hội. Họ cũng không day dứt khi cận kề cái chết, chấp nhận cái chết mà không sợ hãi.
Tổng kết
Lý thuyết Erikson có nhiều giá trị tốt. Nhiều người thấy rằng họ có thể liên hệ lý thuyết của ông về các giai đoạn khác nhau của chu kỳ cuộc sống với những kinh nghiệm của riêng họ.
Tuy nhiên, Erikson là khá mơ hồ về nguyên nhân của những sự phát triển. Những kinh nghiệm nào con người cần phải có để thành công giải quyết những xung đột tâm lý xã hội khác nhau và di chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác? Các lý thuyết không có một cơ chế chung để giải quyết khủng hoảng.
Thật vậy, Erikson (1964) thừa nhận lý thuyết của ông có một cái nhìn tổng quan hơn mô tả sự phát triển xã hội và tình cảm của con người mà không giải thích đầy đủ như thế nào hay tại sao sự phát triển này xảy ra. Ví dụ, Erikson không giải thích một cách rõ ràng kết quả của một giai đoạn tâm lý xã hội ảnh hưởng như thế nào đến cá tính ở giai đoạn sau.
Tuy nhiên, Erikson nhấn mạnh công việc của mình là một “công cụ để suy nghĩ với hơn một nghiên cứu thực trạng. Mục đích của nó sau đó là cung cấp một khuôn khổ phát triển có thể được xem xét hơn là lý thuyết có thể kiểm chứng. Một trong những thế mạnh của lý thuyết Erikson là khả năng để kết hợp chặt chẽ phát triển tâm lý quan trọng trong cả vòng đời.
Mặc dù hỗ trợ cho giai đoạn phát triển nhân cách của Erikson tồn tại (McAdams, 1999), các nhà phê bình lý thuyết của ông cung cấp bằng chứng cho thấy sự thiếu giai đoạn riêng biệt của sự phát triển nhân cách (McCrae và Costa, 1997).
Trên đây là các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson mà ThanhBinhPsy muốn giới thiệu đến bạn đọc. Tin rằng, đây sẽ là những thông tin bổ ích và thú vị cho bạn trong việc nghiên cứu các giai đoạn phát triển tâm lý theo l