Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với con người, giúp thư giãn và nghỉ ngơi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với một số người lại thường xuyên gặp khó khăn về giấc ngủ. Thậm chí, có những người mắc hội chứng sợ ngủ một mình. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hội chứng sợ ngủ một mình, biểu hiện của vấn đề này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây cùng Thanh Bình Psy.
Hội chứng sợ ngủ một mình được hiểu là gì?
Hội chứng sợ ngủ một mình được hiểu là hypnophobia. Tình trạng rối loạn này có thể gây ra tình trạng lo lắng và sợ hãi lớn khi nghĩ tới việc ngủ một mình. Hội chứng này còn có thể có nhiều tên gọi khác như: Chứng sợ ngủ, ám ảnh thôi miên, lo âu khi ngủ,….
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới một số các cảm giác lo sợ, bồn chồn hay sợ hãi khi xảy ra quanh giấc ngủ. Nỗi sợ hãi về giấc ngủ cũng có mối liên quan trực tiếp tới việc thường xuyên mơ gặp phải ác mộng khi ngủ hay ngưng thở khi ngủ. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề với đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Đồng thời, cũng sẽ đối mặt với các khó khăn trong sinh hoạt đời thường, sức khỏe tổng thể cũng sẽ có những tác động tiêu cực.
Thông tin thêm: Dấu hiệu người mắc phải hội chứng sợ độ cao
Nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ 1 mình
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có những nhận định cụ thể nào về nguyên nhân gây ra chứng sợ ngủ 1 mình. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết một vài tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể góp phần phát triển các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như:
Rối loạn giấc ngủ
Nhìn chung, những người mắc chứng sợ ngủ 1 mình sẽ gây ra các cơn ác mộng. Chúng thường xuyên khiến cho người bệnh thấy mệt mỏi, đau khổ. Ngay khi tỉnh giấc vào ban ngày, người bệnh vẫn sẽ bị ám ảnh bởi các cơn ác mộng. Như vậy, họ sẽ cảm thấy hoảng loạn cũng như sợ hãi về những việc sẽ gặp lại nhiều cơn ác mộng như vậy trong giấc ngủ.
Một số những rối loạn giấc ngủ có liên quan tới chứng sợ ngủ 1 mình như:
- Mộng du: Đây là hiện tượng có thể đáng sợ với hầu hết mọi người. Những người mộng du có xu hướng tự làm hại bản thân hay đi lang thang vào ban đêm.
- Bóng đè: Đây là thuật ngữ mô tả tình trạng một người tạm thời không thể cử động hay nói khi thức hoặc đang chìm vào giấc ngủ. Điều này khiến bạn lo lắng và thường dẫn tới sợ hãi trong khi ngủ.
Gặp ác mộng mãn tính
Đây còn được gọi là tình trạng rối loạn ác mộng. Tình trạng này đặc trưng bởi việc phải trải qua các cơn ác mộng lặp đi lặp lại thường xuyên. Những người mắc chứng hoảng sợ khi ngủ có thể do bị ác mộng mãn tính. Ngoài ra, có thể có chẩn đoán sức khỏe tinh thần như: Rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách ranh giới,….
Rối loạn căng thẳng sau khi gặp chấn thương
Rối loạn tình trạng căng thẳng sau khi chấn thương cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ. Nỗi sợ hãi này có thể liên quan tới việc các bạn gặp ác mộng do tình trạng chấn thương hoặc phấn khích. Vì thế, người bệnh rất sợ hãi khi phải ngủ 1 mình.
Xem ngay: Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Biểu hiện chứng sợ ngủ 1 mình
Những người mắc chứng hoảng sợ khi ngủ 1 mình thường sẽ phải vật lộn với chứng mất ngủ. Điều này khiến cho họ khó hồi phục sức khỏe qua một đêm. Bên cạnh đó, hội chứng này cũng đi kèm với 1 số các triệu chứng căng thẳng về tinh thần và thể chất.
Một số các triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải nghĩ tới việc ngủ.
- Thường tìm cách tránh đi ngủ hoặc cố gắng thức lâu càng tốt.
- Lên cơn hoảng loạn khi tới giấc ngủ.
- Khó tập trung vào giấc ngủ ngoài lo lắng, sợ hãi có liên quan tới giấc ngủ.
- Thường xuyên cáu kỉnh, hay thay đổi tâm trạng.
- Gặp khó khăn khi phải ghi nhớ nhiều thứ.
Một số các biểu hiện liên quan tới cơ thể bao gồm:
- Cơ thể buồn nôn hay gặp các vấn đề dạ dày khác có liên quan tới giấc ngủ.
- Tăng nhịp tim, đau tức ngực khi nghĩ về giấc ngủ.
- Cơ thể đổ mồ hôi, thường xuyên ớn lạnh.
Cách khắc phục chứng sợ ngủ một mình
Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng là một yếu tố quan trọng với sức khỏe cũng như tinh thần. Để khắc phục được chứng hoảng sợ khi ngủ trong một số trường hợp các bạn cần thực hiện chuyên sâu hơn.
Một số cách có thể giúp bạn vượt qua được chứng hoảng sợ khi phải ngủ 1 mình. Cụ thể là:
- Áp dụng liệu pháp trị liệu tâm lý: Đây là phương án được đánh giá hiệu quả mang tới nhiều lợi ích cho những người mắc chứng sợ hãi khi ngủ. Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể, biểu hiện của các triệu chứng mà các liệu pháp khác nhau có thể giúp ích như: Phương pháp tiếp xúc, nhận thức – hành vi,…
- Dùng thuốc điều trị: Mặc dù không có loại thuốc đặc trị chứng hoảng sợ nhưng 1 số thuốc có thể làm giảm triệu chứng sợ hãi và lo lắng khi ngủ. Từ đó, mang tới những hữu ích khi được sử dụng kết hợp cùng với các liệu pháp. Như vậy, sẽ giúp các bạn có được giấc ngủ ngon sâu và ngon hơn.
Hội chứng sợ ngủ một mình khiến bạn không có được giấc ngủ cũng như đảm bảo sức khỏe để hoạt động. Từ đó, gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Nếu đang phải đối mặt với các vấn đề này hãy chú ý thăm khám để được chẩn đoán và can thiệp hiệu quả. Thanh Bình PSY tự hào là địa chỉ tin cậy giúp hỗ trợ các bạn sớm thoát khỏi các vấn đề tâm lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý