Tuy việc đến trường mỗi ngày là một điều tốt, giúp trẻ tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích và mở rộng các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, thay vì vui mừng, một số trẻ lại có tình trạng tránh né, sợ hãi thậm chí là oà khóc khi phải đi học. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị khủng hoảng khi đi học? cùng xem qua những dấu hiệu dưới đây và hướng xử lý hiệu quả nhất nhé!
Dấu hiệu cho thấy bé bị khủng hoảng khi đi học
Khủng hoảng khi đi học bắt nguồn từ tâm lý lo sợ, thiếu tự tin của trẻ. Điều này khác biệt so với việc chán nản thông thường. Trẻ sẽ có những biểu hiện như nhăn nhó, khóc lóc, ăn vạ, không hợp tác trong quá trình chuẩn bị cặp sách đến trường.
Thậm chí, một số trẻ chịu áp lực nặng hơn sẽ mơ thấy bản thân đi học và thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, có những giấc mơ xấu về trường học dẫn đến tâm lý ngày càng sợ hãi. Nôn mửa và bệnh vặt cũng là những dấu hiệu cho thấy bé bị khủng hoảng khi đi học.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng của bé
Trẻ không có bạn
Một trong những sức hấp dẫn lớn nhất của trường học đối với trẻ nhỏ chính là nơi để giao lưu trò chuyện cùng bạn bè. Một đứa trẻ cho dù có chén học đến thế nào thì cũng sẽ hào hứng đến trường nếu ở đó có những người bạn tâm đầu Ý hợp với trẻ.
Bạo lực học đường
Khi đi học, nhiều trẻ phải chịu sự chỉ trích từ bạn bè về ngoại hình, giới tính và thậm chí là về nghề nghiệp của ba mẹ. Đa phần trẻ ở độ tuổi này sẽ rất vô tư, nói theo những gì bản thân cảm thấy mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Điều này vô tình gây tổn thương đến người khác, một người nói rồi dẫn đến cả một tập thể. Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra ở hình thức bắt nạt tác động vật lý.
Không thể rời xa cha mẹ
Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều, mỗi khi cần thì luôn gọi mẹ ơi ba ơi nên đã quen với việc có Ba mẹ bên cạnh. Giờ đây khi trẻ phải đến trường học, xa cha mẹ nửa ngày trời, trẻ sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, thiếu an toàn và không được quan tâm.
Phải dậy sớm mỗi ngày
Nhiều trẻ có thói quen thức khuya theo ba mẹ và Dùng điện thoại mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh khi trẻ không ngủ đủ tám tiếng một ngày mà đã phải dậy sớm đi học. Việc gọi trẻ dậy lúc này trở nên vô cùng khó khăn, trẻ cảm thấy việc đến trường như một sự tra tấn, mệt mỏi và sợ hãi.
Không hiểu bài học
Một số trẻ tiếp thu bài học rất nhanh, qua mỗi một bài giảng, chúng cảm thấy thú vị và muốn biết thêm nhiều điều mới nữa.
Ngược lại, một số trẻ lại không hiểu được nội dung học, trẻ không thể tưởng tượng ra những điều mà giáo viên nói, không hiểu được ý nghĩa nên gây cản trở việc tiếp thu kiến thức. Từ đó trẻ thường xuyên bị điểm kém và cảm thấy lạc lõng. Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến bé bị khủng hoảng khi đi học.
Cảm giác không thoải mái như ở nhà
Tương tự với việc quen được che chở trong vòng tay cha mẹ. Khi đi học, trẻ sẽ không thể tự do ăn uống, ngủ nghỉ trên chiếc giường thân yêu của mình. Tất cả phải theo trình tự của trường lớp và trẻ bắt buộc phải tuân thủ nghiêm quy định.
Điều này tạo tâm lý chán nản, sợ hãi trước sự khắt khe từ những người xa lạ. Trẻ không muốn đến trường, rời xa ngôi nhà là vùng an toàn của mình.
Xem thêm:
Cách xử lý khi bé bị khủng hoảng khi đi học
Nhìn chung, nguyên nhân khiến bé bị khủng hoảng khi đi học chủ yếu đến từ tâm lý lo lắng, sợ hãi khi phải tiếp xúc với một môi trường mới mà không có người thân quen bên cạnh. Thói quen sinh hoạt và sự phụ thuộc vào cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, chúng ta cần phải tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái và tự tin khi đến trường mỗi ngày bằng cách:
- Giúp trẻ kết nối với bạn bè, thầy cô
- Nói cho trẻ biết những điều thú vị mà chỉ khi đến trường lớp mới có được
- Hỏi về ước mơ của trẻ và ủng hộ ước mơ đó thông qua con đường học tập
- Luôn quan tâm đến biểu hiện của trẻ và tìm hiểu lý do cho những biểu hiện đó
- Tập thói quen ngủ sớm cho trẻ và tránh xa điện thoại 1 tiếng trước khi ngủ
- Để trẻ tự làm những việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày, tập cho trẻ cách tự giải quyết vấn đề của mình
- Cùng xem lại các bài học gần đây của trẻ và hướng dẫn cụ thể nếu trẻ chưa hiểu.
- Dẫn trẻ đi chơi vào những khi rảnh rỗi
- Tập cho trẻ ăn uống đủ chất và ăn đúng bữa để sức khỏe luôn được đảm bảo
Xem thêm:
Trên đây chính là những biểu hiện phổ biến nhất khi bé bị khủng hoảng khi đi học. Để khắc phục tình trạng này, phụ huynh cần phải dành thời gian trò chuyện và quan sát trẻ, tập cho trẻ những thói quen tốt như trên để trẻ thích nghi với môi trường mới. Đừng tỏ ra quá nuông chiều hoặc nói dối trẻ để trẻ phải đến trường vì điều này sẽ tạo ra tâm lý xấu hơn nữa đấy!