Cách phát hiện người nói dối sẽ giúp bạn tránh được việc bị lừa đảo. Con người nói dối vì rất nhiều lý do, đôi khi họ muốn lợi dụng bạn, hoặc đôi khi vô hại, mang tính chất vui vẻ hoặc khoe khoang.
Điều không may là không nhiều người trong sốc húng ta có thể dễ dàng phát hiện ra sự dối trá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không được đào tạo thì phần lớn mọi người chỉ phát hiện ra lời nói dối bằng cảm quan mà không có thông qua bằng chứng rõ ràng.
Tuy nhiên cũng có vài thủ thuật đơn giản giúp bạn nhận biết người đối thoại với mình đang nói thật hay nói dối (cách nhận biết người nói dối), đó là quan sát những dấu hiệu. Cùng ThanhBinhPsy tìm hiểu nhé.
Cách nhận biết nói dối
Cách nhận biết nói dối luôn là một trong những điều thú vị mà nhiều người quan tâm. Nhiều người cho rằng nếu họ biết nhiều cách nhận biết nói dối thì sẽ giúp họ giảm khả năng bị “lừa” nhiều hơn. Vậy còn chần chờ gì mà chúng ta không đi tìm hiểu những cách nhận biết nói dối sau đây
Nụ cười
Thông thường, bạn sẽ có cảm giác rằng một người đang có những biểu hiện kì quái và không thành thật nếu như người đó cười quá nhiều. Lợi dụng tâm lý đó, để có thể dễ dàng lừa đối tượng của mình hơn thì những kẻ nói dối chuyên nghiệp (đặc biệt là đàn ông) đã làm theo hướng ngược lại: họ không cười nhiều, tỏ ra điềm đạm.
Khi một người cười với bạn thì hãy để ý nụ cười của họ! Đây là tips đầu tiên trong cách nhận biết nói dối mà bạn cần phải nằm lòng. Nếu đó không phải nụ cười thật lòng, bạn cũng nên cẩn thận vì chắc chắn họ đang giấu bạn điều gì đó. Rất dễ để nhận biết một nụ cười không thật tâm: một người chỉ có thể giả nụ cười bằng hình dáng vòng miệng, nhưng không thể cười giả ở mắt.
Cử động đầu
Nếu một người có xu hướng cử động đầu liên tục khi chối bỏ một điều gì đó, phần trăm cao là họ đang nói dối. Ở đây chúng ta không tính đến hành động lắc đầu vì đó là thói quen của từng người, nhưng nếu như đang nói thật, những cử động trên đầu không nhất thiết phải quá nhiều.
Nhìn vào bàn chân
Cử động của bàn chân sẽ tiết lộ cho chúng ta về sự đáng tin của một người. Khi nói dối, người ta thường hạn chế những cử động của bàn chân. Hành vi này làm cho những người đang nói dối có ngôn ngữ cơ thể cứng, không tự nhiên. Cách nhận biết nói dối này rất phổ biến và được rất nhiều người áp dụng trong cuộc sống.
Khi một người đang nói dối, bàn chân của họ sẽ hướng vềphía cửa ra. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi không trung thực thì tiềm thức của họ sẽ tự động tìm và luôn hướng vềmột lối thoát. Bàn chân là phần xa não bộ nhất nên nhiều khi chúng ta không để ý rằng nó đang tiết lộ những cảm xúc được giấu kĩ nhất của mình.
Để ý những thay đổi nhỏ trên biểu hiện gương mặt
Khi một người nói dối, sẽ có một khoảnh khắc họ để lộ cả cảm xúc thật của mình. Cách nhận biết nói dối trong trường hợp này là theo dõi chuyển động cơ mặt vì chính nó thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của họ. Khi một người nói dối, biển hiện trên của họ sẽ chuyển đổi rất nhanh để thể hiện những cảm xúc mà họ muốn bạn nhìn thấy và cảm xúc thật của họ. Những biểu hiện này rất nhỏ, thường chỉ kéo dài 25 giây và là một trong những dấu hiệu rất nhỏ cho thấy một người đang cố che dấu ý định thật của mình.
Ví dụ rõ nhất là khi nhận và bóc quà. Nếu đó không phải là món quà ưng ý, chúng ta sẽ có một khoảnh khắc lộ vẻ thất vọng. Nếu là người giỏi che giấu cảm xúc, khoảnh khắc này là cực nhỏ, chỉ vài phần của một giây thôi. Thế nên, bạn cần phải cực kỳ tập trung quan sát.
[maxbutton id=”3″ text=”tư vấn tâm lý cho hs thcs” ]
Một người nói “Thật đấy/Thật mà” nhiều lần
Khi một người nói dối nghĩ rằng mình đang bị nghi ngờ thì họ sẽ dùng những thủ thuật bằng lời nói để giúp củng cố lòng tin từ những người xung quanh. Nếu một người dùng rất nhiều những cụm từ như “thật đấy”, “thật mà”, “thật lòng thì”,… thì khả năng cao là bản thân họ đang cảm thấy không yên tâm vềsự đáng tin của mình. Thỉnh thoảng dùng những cụm từ này thì không sao, nhưng nếu dùng quá nhiều thì chắc chắn họ đang che giấu điều gì đó.
Người nói dối sẽ liếm/cắn môi vì căng thẳng
Liếm môi là phản xạ của cơ thể khi lo lắng. Hành động nhỏ sẽ tiết lộ một người đang thiếu tự tin, hoặc đang nói dối. Khi căng thẳng, chúng ta sẽ lặp đi lặp lại những hành vi nhỏ một cách vô thức, ví dụ như liếm môi để làm giảm bớt cảm giác bồn chồn lo sợ
Những khoảng ngập ngừng dài
Tạo ra một câu chuyện đáng tin không phải là một chuyện dễ dàng. Khi một người đang kể chuyện không có thật, họ sẽ thường xuyên ngập ngừng để suy nghĩ và tạo ra các chuỗi sự việc theo logic. Nhưng hãy cẩn thận vì bạn sẽ chỉ nhận ra sự ngập ngừng này nếu kẻ nối dối chưa có sự chuẩn bị trước.
Ra mồ hôi rất nhiều
Nếu bạn đã từng xem những cuộc thẩm vấn trên phim thì bạn sẽ nhận ra rằng người bị thẩm vấn thường ra mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là trên mặt, cổ và gan bàn tay. Đây là biểu hiện của người nói dối mà bạn rất dễ phát hiện khi họ căng thẳng.
Người nói dối sẽ cử động nhỏ rất nhiều
Biểu hiện của người nói dối thường thường xuất hiện trên những cử động tay của họ. Khi thuyết trình, động tác tay là một trong những ngôn ngữ cơ thể quan trọng để tăng thêm độ hấp dẫn khi trình bày. Nhưng theo Paul Ekman thì động tác tay có nhiều kiểu, và một trong số đó là kiểu không đáng tin, được đặt tên là “Emblematic slip” (tạm dịch là: biểu tượng vô tình).
Cụm “Emblem” nhằm chỉ những động tác, tín hiệu đặc trưng của một người, còn “slip” là khi những động tác ấy được thực hiện mà không hề có chủ đích. Đó là dấu hiệu cho thấy một người đang bối rối, và họ làm điều đó trong vô thức.
Người nói dối sẽ có những biểu hiện như liên tục điều chỉnh quần áo, chạm vào mũi, nghịch tóc và vặn vẹo cơ thể khi đang ngồi. Phần lớn mọi người cảm thấy không thoải mái khi nói dối, dẫn đến họ sẽ giải toả bằng những hành động thể chất rất nhỏ với tần suất cao. Những người không trung thực thường không giữ được tư thếtốt khi đang bịa chuyện, vì thế bạn sẽ thấy họ thường xuyên động đậy hay điều chỉnh lại tư thế ngồi mà không có lý do gì cả.
Hiểu rõ về biểu hiện của người nói dối
Nếu bạn hiểu thế nào là cách hành xử bình thường của một người, bạn sẽ dễ dàng biết được cách phát hiện người nói dối và biết được chính xác khi nào họ đang nói dối (khi họ đang đang hành xử kì lạ so với bình thường).
Nhưng kể cả khi bạn không hiểu rõ một người thì cũng có cách phát hiện người nói dối thông qua những biểu hiện của họ! Hãy hỏi người đó những câu hỏi đơn giản mà bạn đã biết câu trả lời. Họ sẽ trả lời mà không cần nói dối, nhờ đó thì bạn sẽ biết được phản ứng của người đó khi thành thật.
Đây cũng là nguyên lý cho một bài kiểm tra nói dối: những câu hỏi đầu là về những thông tin cơ bản như tên hay ngày tháng năm sinh. Phản ứng cho những câu hỏi này sẽ tạo cơ sở để người kiểm tra so sánh với những câu trả lời khác trong bản phân tích cuối cùng.
Khi câu chuyện không hợp lý
Chỉ cần có một chút nghi ngờ về câu chuyện mà bạn đang nghe, hãy dừng người kể chuyện lại bằng cách thảo luận một vài chi tiết nhỏ trong câu chuyện đó. Sau đó, yêu cần người đó kể lại câu chuyện một lần nữa.
Những người nối dối thường thêm thắt hoặc loại bỏ các chi tiết so với ban đầu. Nếu câu chuyện kể lần hai có những sai lệch lớn hoặc những lỗ hổng logic so với câu chuyện đầu tiên thì khả năng cao là người này đang nói dối bạn.
Thay đổi trong giọng điệu, phong cách nói
Thông thường khi một người bắt đầu đưa ra một lời giải thích, họ sẽ trình bày luôn nếu là nói thật. Trong trường hợp cần nghĩ ngợi một lúc mới trả lời, có thể đó là vì họ cần thời gian để bịa ra một cái gì đó hợp lý hơn. Nói lắp hay nói quá nhanh/quá chậm so với bình thường là biểu hiện của người nói dối hoặc đang cố nói dối, bởi vì họ đang lo lắng và căng thẳng. Những trường hợp đó, bạn có thể cảm nhận được người này đang cốgắng để nói ra những lời nói dối trong đầu họ.
Tuy nhiên, yếu tố này cũng phụ thuộc vào ngoại cảnh. Ví dụ một người bình thường bị cảnh sát tra hỏi, việc họ ngập ngừng, bối rối cũng là chuyện bình thường. Nếu như đối đáp trôi chảy trong tình huống đó mới là điều đáng nghi ngờ.
Không giao tiếp mắt
Nếu một người không nhìn bạn, hoặc không duy trì eye contact quá lâu thì họ đang lo sợ bạn sẽ phát hiện ra là họ đang nói dối
Bởi vì ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, những người không trung thực thường hay lo lắng và dễ bộc lộ qua ánh mắt. Do vậy những người nói dối sẽ thường tránh eye contact, hoặc eye contact quá lâu để thể hiện sự đáng tin. Nếu trong một cuộc đối thoại mà bạn thấy ai đó sử dụng eye contact một cách quá gượng ép, hoặc không tồn tại, hãy coi chừng.
Cách đối phó với người nói dối
Không có một giải pháp nào là hoàn toàn triệt để giúp ta đối phó với những kẻ nói dối.
Trước tiên, cách chúng ta đối phó với những người nói dối “bị lộ” còn phụ thuộc vào việc chúng ta có muốn duy trì mối quan hệ tốt với họ hay không. Hơn nữa, bản chất của người nói dối cần được xem xét vì không ai muốn bị chỉ thị ra ngay lần đầu tiên.
Với những lời nói dối vô hại
Hãy giữ trong lòng
Phơi bày lời nói dối là một việc hết sức nguy hiểm. Nó có thể đặt cả chúng ta và người nói dối vào tình huống vô cùng khó chịu. Người nói dối sẽ giống như kẻ tình nghi mỗi khi đối mặt nhau. Điều này vô cùng khắc nghiệt để cảm nhận và chúng ta phải xin lỗi vì họ rõ ràng không có ý định hại ta.
Tại sao không giữ nó như một bí mật? Nếu đó là vô hại và không ảnh hưởng xấu đến chúng ta vậy tại sao không giữ kín nó như một bí mật. Thay vào đó ta có thể nhìn xa hơn những gì ta sẽ cùng họ trải qua ở hiện tại và tương lai. Đôi khi ta cần phải học cách tha thứ và nghĩ sâu hơn, đặt mình vào người khác và nghĩ đến cảm giác đổ vỡ mà họ đã chịu để ta thay đổi cách nhìn của mình.
[maxbutton id=”1″ text=”tư vấn tâm lý cho trẻ em” ]
Vạch trần lời nói dối theo một cách khiến mọi người cảm thấy dễ chịu
Tưởng tượng khi một người bạn từ chối đi chơi với chúng ta, nói rằng anh ấy/cô ấy phải tăng ca. Tuy nhiên chúng ta phát hiện anh/cô ấy tại một quán bar và “say sưa” với nhóm bạn. Trong trường hợp này, ta có thể để lộ lời nói dối mà vẫn làm cho người nói dối cảm thấy dễ chịu.
Điều này có thể được thực hiện bằng việc tạo ra một lý do cho sự dối trá của họ. Kẻ nói dối sau đó sẽ nhận thức được thực tế là chúng ta biết về những lời nói dối nhưng chúng ta đang cố gắng để làm mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Quan trọng hơn, điều này còn thúc đẩy mối quan hệ, vì biết rằng ta đang tránh làm họ bị xấu hổ và họ sẽ không nói dối ta nữa.
Vạch trần lời nói dối nhưng cho họ thấy sự thấu hiểu của ta
Cách cuối cùng là cho thấy sự thấu hiểu của ta với kẻ nói dối. Nói với họ làm thế nào ta hiểu được lý do họ phải nói dối và ta chấp nhận nó. Đôi khi những lời dối trá được nói ra chỉ để tự bảo vệ và họ muốn có được sự chấp nhận và tình cảm của chúng ta. Theo cách này tức là chúng ta nên thể hiện sự thông cảm của chúng ta và tha thứ cho họ.
Với những lời nói dối có hại
Sự thật cần phải được phơi bày: vạch trần lời dối trá và đừng sợ những cuộc đối đầu trực tiếp. Hãy nhớ rằng họ đang lợi dụng chúng ta và điều này phải được chấm dứt. Ngoài việc tiết lộ những lời dối trá của họ, chúng ta nên giữ khoảng cách với những kẻ nói dối và phải thận trọng hơn trong thời gian tới.
Hi vọng bài viết trên đây của ThanhBinhPsy sẽ giúp bạn biết cách phát hiện người nói dối cũng như cách thức để đối phó với những người nói dối này. Tin rằng, đây sẽ là những thông tin thú vị cho bạn trong cuộc sống.