Trầm Cảm Theo Mùa: Căn Bệnh Có Thực Và Cách Phòng Tránh

Một số người gặp những vấn đề liên quan tới cảm xúc, thể chất vào mùa thu hoặc kéo dài tới mùa đông. Những dấu hiệu đó là tâm trạng thất thường, cơ thể không còn năng lượng. Đó chính là bệnh trầm cảm theo mùa – một căn bệnh hoàn toàn có thật. 

Đây chính là căn bệnh với triệu chứng là những dấu hiệu rối loạn theo mùa. Nó thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nhau. Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu kỹ hơn để có được những thông tin cần thiết về nó nhé.

Thông tin chung

Khái niệm bệnh trầm cảm theo mùa

Trầm cảm theo mùa là căn bệnh có liên quan đến thời tiết
Trầm cảm theo mùa là căn bệnh có liên quan tới sự thay đổi thời tiết

Đây là căn bệnh trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu mắc bệnh này, mọi người thường thấy triệu chứng xuất hiện khi bắt đầu mùa thu và kéo dài cho tới mùa đông. Nó khiến người bệnh cảm thấy buồn rầu, suy giảm năng lượng mạnh mẽ.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Từ đó, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, nó còn có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Đây vốn là một nhóm nhỏ của bệnh trầm cảm. Các triệu chứng của chúng cũng tương tự như bệnh trầm cảm thông thường. Cụ thể như sau:

Xem thêm:  Hysteria Là Bệnh Gì Và Những Điều Cần Biết

Về mặt cảm xúc

Người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng chán nản, không còn cảm xúc
Người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng chán nản, không còn cảm xúc
  • Cảm thấy chán nản thường xuyên, cả ngày, thậm chí là mỗi ngày.
  • Nhận thấy mình tuyệt vọng hoặc vô giá trị.
  • Thiếu hụt năng lượng.
  • Mất hứng thú, không muốn tham gia những hoạt động thông thường bạn yêu thích.
  • Thay đổi nhu cầu ăn uống hoặc cân nặng lên xuống thất thường không theo chủ đích.
  • Nhận thấy bản thân chậm chạp hoặc kích động hơn so với bình thường.
  • Không thể tập trung được.
  • Suy nghĩ thường xuyên về những điều tiêu cực, cái chết hay tự sát.

Về mặt thể chất

  • Cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Thiếu năng lượng.
  • Gặp vấn đề trong việc giao tiếp thông thường với người khác.
  • Quá nhạy cảm khi bị từ chối bất kỳ điều gì.
  • Cảm giác thấy tay chân nặng nề.
  • Không còn cảm giác ngon miệng.
  • Đặc biệt thích ăn thực phẩm giàu tinh bột.
  • Sụt cân.
  • Chán ăn.

Khi gặp những dấu hiệu này, mọi người cần sớm liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Từ đó, nhanh chóng giải quyết bệnh để phòng chống hậu quả có thể xảy ra.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh trầm cảm theo mùa?

Những nguyên nhân chính

Sự thay đổi của môi trường khiến não, thể chất bị ảnh hưởng rất nhiều
Sự thay đổi của môi trường khiến não, thể chất bị ảnh hưởng rất nhiều

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Thiếu ánh sáng mặt trời có thể coi là một trong những nguyên nhân chính. Theo các chuyên gia, thiếu ánh sáng mặt trời có thể gây nên những vấn đề sau:

  • Rối loạn đồng hồ sinh học.
  • Các vấn đề ảnh hưởng tới serotonin trong não, khiến tâm trạng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Ai có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa nhiều hơn bình thường?

Hiện tại, căn bệnh này rất phổ biến trong cuộc sống thực tế và nó ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn hẳn so với nam. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bệnh nhân trong độ tuổi từ 15 đến 55 tuổi. Bạn cần kiểm soát căn bệnh này một cách cẩn thận nếu thấy những dấu hiệu bệnh đầu tiên. Tốt nhất, nếu nhận ra mình nằm trong nhóm nguy cơ và có những dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn.

Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa cao hơn so với nam giới
Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa cao hơn so với nam giới

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm khả năng mắc bệnh tăng lên nhiều. Dưới đây là một vài yếu tố tác động mạnh nhất:

  • Giới tính.
  • Độ tuổi.
  • Tiền sử gia đình.
  • Có tiền sử mắc trầm cảm lâm sàng hoặc rối loạn lưỡng cực.
Xem thêm:  Tiềm Thức Là Gì? Đặc điểm, chức năng và cách thức vận hành

Chẩn đoán và điều trị trầm cảm theo mùa

Để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, việc điều trị bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Những kỹ thuật y tế thường dùng trong chẩn đoán bệnh

Để khẳng định một bệnh nhân có mắc căn bệnh này không, bác sĩ sẽ tiến hành những công việc sau:

Thăm khám lâm sàng

Bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chi tiết rối loạn thần kinh thực vật
Thăm khám lâm sàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám và hỏi thật sâu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như tiền sử của cá nhân, gia đình. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh còn liên quan tới những vấn đề về thể chất. Chính vì vậy, việc thăm khám sẽ cần được xác định cẩn thận bởi những bác sĩ có kinh nghiệm.

Thực hiện các xét nghiệm

Xét nghiệm công thức máu, các xét nghiệm liên quan tới chức năng và hoạt động của tuyến giáp. Từ đó, phát hiện sớm nhất những bất thường ở tuyến giáp, các cơ quan liên quan trong việc điều hòa sức khỏe và cảm xúc của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá tâm lý bệnh nhân

Đây là công việc không thể thiếu sót trong việc xác định những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm. Bác sĩ sẽ nghiên cứu về những dấu hiệu tâm lý, triệu chứng bệnh. Đồng thời đánh giá tâm lý, suy nghĩ, cảm xúc để xác định tình trạng hiện tại.

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm theo mùa

Sử dụng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng trầm cảm theo mùa
Liệu pháp ánh sáng được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng trầm cảm theo mùa

Bản chất của cách điều trị này là để bệnh nhân ngồi cánh một hộp trị liệu phát sáng một vài bước chân. Lúc này, người bệnh sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tương tự với ánh sáng tự nhiên để tác động trực tiếp đến những hoạt động của não bộ.

Dùng thuốc

Các loại thuốc chống trầm cảm sẽ được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Đặc biệt, nó cũng giúp ngăn chặn những hành vi tiêu cực của người bệnh do những cảm xúc mệt mỏi, khó chịu của bản thân.

Xem thêm:  Cơ Chế Phòng Vệ Là Gì? Sự Hình Thành Của Cơ Chế Phòng Vệ

Tâm lý trị liệu – biện pháp bảo tồn

Tâm lý trị liệu là biện pháp có tác dụng giúp bạn xác định những hành vi, cảm nghĩ tiêu cực của mình. Từ đó, tìm hướng thay đổi chúng theo cách tích cực hơn.

Sau khi áp dụng biện pháp này, mọi người có thể hóa giải những tình trạng căn thẳng. Đồng thời đối phó với bệnh tật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Những cách đơn giản để phòng chống trầm cảm theo mùa

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng chống bệnh

Để phòng ngừa căn bệnh này, mọi người có thể áp dụng một số cách thức đơn giản sau đây:

  • Giữ môi trường có nhiều ánh nắng, tươi sáng để cơ thể không bị khó chịu.
  • Thường xuyên đi dạo.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Ngủ đầy đủ.

Đồng thời, bạn nên chú trọng theo dõi những vấn đề cơ thể đang gặp phải để thực hiện những biện pháp thăm khám và điều trị. Từ đó, có được giải pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh cũng như tránh được những vấn đề liên quan.

Lời khuyên dành cho bạn

Hãy đến với Thanh Bình PSY để được điều trị bệnh thật tốt
Hãy đến với Thanh Bình PSY để được điều trị bệnh thật tốt

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về bệnh trầm cảm theo mùa. Cách tốt nhất khi gặp những vấn đề đầu tiên chính là nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Hoặc đơn giản hơn là liên hệ với Thanh Bình PSY để được tư vấn và trợ giúp.

Thanh Bình PSY với kinh nghiệm  tham vấn tâm lý, đánh giá tâm lý sẽ giúp bạn nắm bắt tình trạng mình đang gặp. Đồng thời, nhanh chóng điều trị cũng như thực hiện những biện pháp cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Thông tin liên lạc:

  • Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
  • Địa chỉ: Khu dân cư An Sương