Rung giật cơ khi ngủ là một hiện tượng xảy ra phổ biến với hơn 70% dân số. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều bỏ qua hiện tượng giật cơ này trong giấc ngủ của mình. Vậy chứng rung giật khi ngủ này cụ thể là gì? Cùng Thanh Bình Psy đi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngay sau đây.
Rung giật cơ khi ngủ được hiểu là gì?
Rung giật cơ khi ngủ chính là hiện tượng các cơn co giật ngắn, ngẫu nhiên hoặc diễn ra theo trình tự. Các cơn co giật này khiến người bệnh rung giật cơ toàn thân trong khi ngủ. Hoặc chỉ diễn ra tình trạng rung giật chân trong khi ngủ. Hiện tượng này thường bắt đầu xuất hiện trước khi bệnh nhân bước vào giai đoạn ngủ sâu.
Tình trạng này là dấu hiệu thường gặp, khá lành tính và không quá lo ngại. Tuy nhiên, những cơn rung giật lặp lại liên tục, đều đặn có thể khiến bệnh nhân lo lắng và khó ngủ lại.
Mặc dù không quá nguy hại cho sức khỏe hay đe dọa tới tính mạng nhưng các trường hợp nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị đánh thức trong giấc ngủ. Bởi người bệnh có cảm giác bị giật mạnh, hụt chân, không cử động được tay, chân, cơ thể thoáng qua.
THÔNG TIN MỚI:
- Hội chứng Wellen là gì?
- Hội chứng Patau và những điều bạn chưa biết
Nguyên nhân chính của hiện tượng rung giật cơ khi ngủ
Lý giải nguyên nhân cho chứng rung giật cơ khi ngủ các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều giả thuyết cụ thể. Trong đó, một số các nguyên nhân chính phải kể tới đó là:
- Tập thể dục khuya: Đây là một cách giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tập quá muốn có thể kích thích múi cơ co giật trong khi ngủ.
- Dùng chất kích thích: Cafein, Nicotine, hay các chất kích thích khác có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Điều này vô tình gây ra tình trạng rung giật cơ trong khi ngủ diễn ra thường xuyên hơn.
- Thường xuyên căng thẳng, lo lắng: Tình trạng này gây áp lực lớn tới hệ thần kinh phản xạ trong cơ thể. Người bệnh sẽ khó có giấc ngủ sâu và thường xuất hiện các cơn co giật.
- Thói quen ngủ không đảm bảo: Những người thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không đúng giờ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng co giật cơ bắp trong khi ngủ.
- Người bị tổn thương tại đầu: Người bị tai nạn va đập tại đầu bị viêm não, đột quỵ,… chính là yếu tố nguy cơ gây ra chứng rung giật cơ trong khi ngủ xảy ra liên tục.
- Tụt huyết áp: Não bộ thiếu máu trầm trọng. Đặc biệt, huyết áp giảm sâu vào buổi tối nên dễ gây ra hiện tượng co giật cơ trong khi ngủ.
Dấu hiệu rung giật cơ trong khi ngủ
Trước khi phát bệnh, bệnh nhân thường gặp tình trạng ảo giác, chóng mặt hay gặp các vấn đề có liên quan tới thị giác, khứu giác hay vị giác. Sau đó, cơ bắp của bệnh nhân sẽ gặp tình trạng co thắt dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng như:
- Bệnh nhân tự cắn vào má, lưỡi.
- Nghiến răng.
- Bệnh nhân thường không chủ động kiểm soát được chức năng tiểu tiện của mình.
- Người bệnh thấy khó thở hoặc có thể tự ngừng thở.
- Da xanh xao.
Khi kiểm soát được triệu chứng cụ thể như trên, bệnh nhân có thể trở lại trạng thái tỉnh táo. Nhưng cũng có thể tiếp tục có các dấu hiệu như:
- Người bệnh bị lú lẫn.
- Cơ thể thường xuyên buồn ngủ, ngủ sâu hơn người bình thường.
- Bệnh nhân không nhớ được những hành động bản thân đã làm trong thời gian phát bệnh.
- Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu, yếu tại một bên cơ trong thời gian ngắn.
- Các đợt rung giật cơ khi ngủ có thể khác về biên độ, tần số, sự phân bố ở từng người bệnh. Các cơn co giật này cũng có thể xảy ra tự phát hoặc do các kích thích gây nên. Chủ yếu là do tình trạng thiếu ánh sáng, tiếng ồn phát ra đột ngột,…
XEM NGAY: Dịch vụ tư vấn tâm lý online trên toàn quốc
Cách thức điều trị rung giật cơ trong khi ngủ
Khi đối mặt với tình trạng rung giật cơ trong giấc ngủ người bệnh cần điều trị kịp thời và đúng theo các phương pháp khoa học. Trong đó, chủ yếu là:
- Điều trị rối loạn liên quan tới chuyển hóa, hay các nguyên nhân gây chứng co giật toàn thân.
- Ngừng hoặc giảm liều thuốc gây bệnh.
- Điều trị triệu chứng của bệnh với thuốc được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Clonazepam, Valproate, levetiracetam,…
Việc tìm đúng vị trí khởi phát của chứng rung giật cơ trong khi ngủ đặc biệt quan trọng. Hoạt động này giúp các bác sĩ có hướng điều trị đạt hiệu quả tối ưu hơn. Bên cạnh việc điều trị với thuốc, một số các mẹo mà người bệnh cần áp dụng để cải thiện tình trạng hiệu quả như:
- Tránh tập thể dục vào thời điểm đêm khuya.
- Tránh sử dụng chất kích thích trong ngày.
- Tạo thói quen đi ngủ điều độ, đúng giờ cho cơ thể thư giãn cũng như làm giảm tình trạng căng thẳng.
- Tắt đèn: Bóng đèn, tivi, màn hình máy tính, điện thoại,… để dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
- Thực hiện thiền hay các bài tập thở để thư giãn. Hoặc một số các kỹ thuật như hít thở chậm, sâu trong 5 phút có thể giảm mức độ căng thẳng.
ĐỌC THÊM: Đánh giá sàng lọc tâm lý tuổi học đường cùng các chuyên gia
Rung giật cơ khi ngủ là tình trạng lành tính, không tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Tuy vậy, chứng bệnh này vẫn gây nhiều phiền toái tới giấc ngủ của nhiều người nếu diễn ra với tần suất cao và mạnh. Với những chia sẻ trên đây từ Thanh Bình Psy hy vọng sẽ giúp người bệnh có được hiểu biết và phương án để cải thiện chứng bệnh này một cách hiệu quả!