Chức năng quan trọng của hệ thần kinh giao cảm và bệnh lý liên quan

Thần kinh giao cảm giúp điều chỉnh nhiều các chức năng cũng như bộ phận của cơ thể. Cùng với hệ thần kinh phó giao cảm các hệ thống này hoạt động chủ yếu một cách vô thức theo các cách trái ngược nhau. Vậy hệ giao cảm thần kinh có cấu tạo, chức năng thế nào? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn trong những thông tin ngay sau đây. 

Cấu tạo thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm (SNS) được biết tới là một trong các bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ. Bộ phận còn lại được gọi là hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thống thần kinh tự chủ có chức năng điều chỉnh hành động vô thức của cơ thể. Quá trình chính của thần kinh SNS chính là kích thích cơ thể chiến đấu hay phản ứng lại. Cấu trúc SNS bao gồm: 

Có hai loại tế bào thần kinh có liên quan tới việc truyền tín hiệu qua hệ giao cảm trước và sau hạch. Các tế bào thần kinh tiền hạch ngắn hơn di chuyển tới mô hạch. Từ đó, các tế bào thần kinh hậu hạch kéo dài trên hầu hết cơ thể. 

  • Dây thần kinh SNS được chia thành sợi trước hạch và sau hạch. Hai sợi tiết ra chất trung gian hóa học khác nhau. 
  • Sợi phía trước hạch sẽ tiết ra chất trung gian hóa học được là Acetylcholin
  • Sợi sau hạch tiết norepinephrine. norepinephrine được tổng hợp tại bào tương dây thần kinh giao cảm ở phần sau hạch, nhưng hoàn thành ở bên trong các bọc nhỏ. 
Xem thêm:  Erich Fromm Là Ai? Tổng Quan Về Thuyết Nhân Cách Xã Hội
Hệ thần kinh giao cảm là bộ phận chính trong hệ thống thần kinh tự chủ
Hệ thần kinh giao cảm là bộ phận chính trong hệ thống thần kinh tự chủ

Tìm hiểu ngay: Dịch vụ tư vấn tâm lý học đường dành cho mọi lứa tuổi

Chức năng tại hệ thần kinh giao cảm

Những chức năng tại hệ thần kinh SNS rất đa dạng và có liên quan tới nhiều hệ thống cơ quan tại nhiều loại thụ thể Adrenergic khác nhau. 

Ở mắt

Sự kích hoạt giao cảm hệ thần kinh làm cho cơ hướng tâm tại mống mắt co lại. Từ đó, dẫn tới tình trạng giãn đồng tử, cho phép ánh sáng đi vào cao hơn. Hơn nữa, mi mắt giãn ra, cho phép cải thiện tầm nhìn được xa hơn. 

Ở tim

Hoạt hóa của hệ giao cảm giúp tăng nhịp tim, tăng lực co bóp cũng như tốc độ dẫn truyền. Từ đó, cho phép tăng cung lượng tim giúp cung cấp máu có oxy cho cơ thể. 

Ở phổi

Kích hoạt hệ thần kinh SNS gây ra hiện tượng giãn phế quản và giảm tiết dịch tại phổi. Từ đó, cho phép luồng khí qua phổi nhiều hơn. 

Ở dạ dày và phổi

Kích hoạt hệ giao cảm làm giảm nhu động cũng như co thắt cơ vòng. Cùng với đó là co bóp túi mật. Từ đó, làm chậm lại quá trình tiêu hóa chuyển năng lượng tới các bộ phận khác nhau trên cơ thể. 

Ở tuyến tụy nội tiết cũng như ngoại tiết

Hệ thần kinh SNS có tác động trực tiếp tới tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết. Thông qua 2 thụ thể α1 và α1. Qua đó, tác dụng giảm tiết cả enzyme cũng như hormon insulin. 

Xem thêm:  Top 10+ phim tâm lý tội phạm hay, đáng xem nhất 2022

Ở bàng quang

Kích hoạt hệ giao cảm có sự giãn cơ mu bàng quang và sự co thắt của cơ vòng niệu đạo β2. Cùng với đó dẫn tới tác dụng giảm bài xuất nước tiểu. Quá trình hoạt hóa mạnh hệ giao cảm sẽ gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu tại bàng quang và dẫn tới tình trạng bí tiểu. 

So sánh hệ đối giao cảm và hệ giao cảm
So sánh hệ đối giao cảm và hệ giao cảm

Tin hữu ích: 

Các bệnh lý liên quan tới thần kinh giao cảm

Thần kinh giao cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của con người. Các vấn đề liên quan tới rối loạn chức năng giao cảm cũng là một nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe tâm thần. 

Trong một thời gian ngắn, phản ứng căng thẳng về thể chất của cơ thể có thể tăng cường tập trung tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, các tín hiệu căng thẳng lan tỏa khắp cơ thể sẽ gây hại tới cơ thể.

Nghiên cứu đã chứng minh khi tuổi càng cao thì chất áp cảm thụ quan của tim giảm và trở nên kém nhạy cảm hơn. Điều này khiến cho bệnh nhân mắc phải một số các bệnh lý nhất định. Một số bệnh lý thường gặp đối với hệ thần kinh giao cảm phải kể tới đó là:

Một số bệnh lý tâm thần

Tình trạng rối loạn hệ thần kinh giao cảm chính là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến như: bệnh trầm cảm, bệnh căng thẳng mãn tính… Chính vì thế, nếu phát hiện người bệnh bị rối loạn hệ thần kinh giao cảm bạn nên đưa đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra nhé.

Xem thêm:  Giải mã tâm lý đàn ông tuổi 40
Người bị rối loạn hệ thần kinh giao cảm có thể gặp phải một vài bệnh lý tâm thần nhẹ
Người bị rối loạn hệ thần kinh giao cảm có thể gặp phải một vài bệnh lý tâm thần nhẹ

 

Chứng đau vùng phức hợp

Hội chứng đau phức hợp vùng CRPS còn gọi là Rối loạn giao cảm phản xạ. Đây là một chứng đa dạng, phức tạp. Từ đó, có liên quan tới phản ứng nghiêm trọng cũng như kéo dài bất thường của hệ giao cảm đối với cơn đau sau vùng chấn thương. 

Thủ thuật cắt phần dây thần kinh giao cảm

Sâu bên trong lồng ngực một cấu trúc là chuỗi thần kinh giao cảm chạy lên và xuống dọc theo cột sống. Khi phẫu thuật cắt bỏ giao cảm, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt hay kẹp chuỗi dây thần kinh này. 

Sau khi cắt bỏ thủ thuật dây thần kinh giao cảm sẽ dẫn tới những dấu hiệu bất thường trong hệ thần kinh. Điều này khiến các bạn phải đối mặt với những vấn đề tại dây thần kinh giao cảm. 

Nên xem: Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến cùng chuyên gia

Thần kinh giao cảm là một trong các phần chính của hệ thần kinh tự chủ. Chúng tác động lên nhiều cơ quan, hệ cơ quan bên trong cơ thể. Bất cứ một tình trạng rối loạn, hay tổn thương nào của một trong 2 hệ này đều sẽ gây ra các bệnh lý nhất định và phải được điều trị kịp thời. Đừng bỏ lỡ những thông tin cơ bản của Thanh Bình Psy về chứng rối loạn thần kinh này để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.