Vì vậy, không chỉ đơn thuần là khoa học, chúng ta sẽ được nhìn thấy rõ hơn các biểu hiện và các yếu tố nguy cơ làm nên một kẻ thái nhân cách nhưng được mô tả theo khuôn khổ của khoa học. Thú vị phải không nào. Hãy cùng Thanhbinhpsy khám phá về thái nhân cách thông qua James H. Fallon trong bài viết dưới đây nhé.
James H. Fallon là ai?
James H. Fallon sinh ngày 18 tháng 10 năm 1947 trong một gia đình người Mỹ gốc Ý. Ông là giáo sư tâm thần học về hành vi con người và là một nhà thần kinh học người Mỹ. Trong sự nghiệp của mình James H các nghiên cứu của ông liên quan đến tế bào gốc trưởng thành, giải phân thần kinh và mạch hóa học, các chức năng não và cao hơn là hình ảnh phản chiếu của não bộ con người.
Fallon đã có những đóng góp khoa học đáng kể trong một số chủ đề khoa học thần kinh, bao gồm khám phá TGF alpha , yếu tố tăng trưởng biểu bì và là người đầu tiên cho thấy kích thích quy mô lớn tế bào gốc trưởng thành trong não bị thương bằng cách sử dụng các yếu tố tăng trưởng. Ông cũng đã có những đóng góp trong lĩnh vực tâm thần phân liệt , bệnh Parkinson , bệnh Alzheimer , và các vai trò của sự thù địch và giới tính trong chứng nghiện nicotine và cocaine.
Ông cũng được trích dẫn cho nghiên cứu của mình trong sinh học cơ bản của dopamine, norepinephrine, peptide opioid trong não, các kết nối của vỏ não, hệ thống limbic , và hạch nền ở động vật và người. Ông đã xuất bản trong hình ảnh não người sử dụng positron cắt lớp phát xạ, chụp cộng hưởng từ , khuếch tán tensor ảnh tractography kỹ thuật, và các lĩnh vực mới của di truyền ảnh. Các nghiên cứu của ông được ứng dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ. Ngoài ra, ông còn được Lầu Năm Góc coi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực “nhận thức và chiến tranh”.
Fallon cho rằng bản thân có các mối tương quan về thần kinh và di truyền của bệnh thái nhân cách , đã tự phân loại mình là “kẻ thái nhân cách ủng hộ xã hội”. Ông đã mô tả nó trong cuốn The Psychopath Inside: A Neuroscientist’s Personal Journey to the Dark Side of the Brain được xuất bản và phát hành bởi Current vào tháng 10 năm 2013.
Não Bộ Của Kẻ Thái Nhân Cách
Trong Bên trong kẻ thái nhân cách, James Fallon không ngần ngại nói về thân thế của mình rằng ông là nhà thần kinh học nổi tiếng đạt được nhiều giải thưởng cho công trình nghiên cứu của ông tại trường đại học California ở thành phố Irvine. Công ty Neuro Reapair do ông thành lập được bầu chọn là công ty kỹ thuận sinh học hàng đầu của năm bởi những người cùng trong ngành nghề và công ty đã có những bước đột phá lớn trong quá trình nghiên cứu tế bào gốc (stem cell).
Khi còn nhỏ, James là một cậu bé ngoan và sung đạo. Thậm chí cậu bé còn được giải “Cậu trai Tin Lành của năm”, tuy nhiên hình ảnh thiên thần đó hoàn toàn vỡ nát khi James bước vào độ tuổi dậy thì và đi lên đại học. James trở thành một cậu bé thích ăn chơi. Có một dạo ông tham gia một buổi tiệc football (bóng đá Mỹ) với một nhà vật lý học bạn ông. Sau buổi tiệc, hai người rủ nhau ghé qua hội học sinh nam, và ông dụ những sinh viên say khướt đó lôi hết nội thất trong nhà ra, đổ xăng lên và đốt chúng vì ông nghĩ như vậy rất vui.
Ngay cả khi sau này James đã trở thành một nhà nghiên cứu nổi tiếng thì phần bốc đồng, hoang dã trong ông vẫn không thay đổi. Khi vợ ông mang thai và sinh con, James vẫn bù khú với các buổi tiệc tùng ăn chơi. Ông sẵn sàng làm việc tới 11h đêm, rồi đi tiệc và về nhà lúc 5 giờ sáng. Bản thân James thừa nhận mình không cảm thấy có mối liên kết nào với con cái cho đến khi bọn chúng đã đủ lớn để hiểu và trả lời lại như những con người. Lúc ấy, khi có thể hiểu được những đứa trẻ, ông mới tìm thấy niềm vui trong chúng và yêu thương chúng theo cách của riêng ông.
Ngay cả với vợ mình, James nói ông chưa bao giờ cảm nhận được mối liên kết cảm xúc giữa hai người. Ông chưa bao giờ hiểu được bà, và vì thế, bà vẫn luôn thú vị đối với ông, mặc dù giữa họ có rất nhiều điểm chung. Giữa hai người chưa từng có sự thấu cảm, hay ít nhất là đối với ông.
James từng thừa nhận rằng ông sẽ không tham dự đám tang của dì mình, hay đi lễ cùng gia đình, nếu có chỗ nào vui hơn để đi. Thậm chí James còn từng quên mất cháu mình trong khi đã hứa là sẽ chở nó ra nhà hàng ăn cơm với mọi người. Ông từng dắt em mình đi cắm trại qua đêm ở vùng hoang dã, nơi có có hàng trăm động vật săn thịt chực chờ.
Trong lúc đốt lửa trại, ông không hề ngại ngần đôi co với em mình rằng vì ông có vợ và con thế nên ông cần phải ở bên trong trại để ở sát đám lửa nhất vì lỡ có con sư tử hay linh cẩu săn thịt nào vồ tới thì em ông sẽ là người chịu trước tiên. Cũng may, cả hai qua đêm an toàn và tiếp tục cuộc thám hiểm dưới sự yêu cầu của ông.
Tuy nhiên, James đã giấu tịt đi sự nguy hiểm của hang động mà hai người sắp tới thăm. Ở hang động ấy có ẩn chứa loại virus chết người Marbrug, một họ hàng gần với Ebola có tác hại không thua kém gì với bà con của nó. Cách đó mới vài tuần, đã có du khách chết sau khi viếng thăm hang động. Thế nhưng điều này chẳng làm James chùn bước, ông thậm chí còn kéo theo người thân mình đi thăm nơi nguy hiểm đó chỉ vì James thích và muốn được tham quan hang động.
Em ông, đồng nghiệp trong ngành và cả những người bạn thân nhất của ông đều nhận xét rằng James là kẻ thái nhân cách, lạnh lùng, giả dối, sẵn sàng đưa người khác vào vòng nguy hiểm chỉ vì lợi ích nhỏ nhặt của mình. Mặc dù có nhiều người nói với ông như thế nhưng ông vẫn không tin.
Ông là nhà thần kinh học nổi tiếng, nhiều luật sư nổi danh đã phải nhờ cậy ông để biện luận cho thân chủ của họ, ông có gia đình khá là êm ấm, vợ đẹp con ngoan, đứa nào cũng thành công, ông còn thành lập một công ty kỹ thuật sinh học đầy hứa hẹn. Có chỗ nào nhìn James giống như những kẻ cuồng sát đó?
Ông vẫn cho những lời nhận xét của bạn bè và đồng nghiệp là những lời nói đùa, chỉ vì họ ganh tỵ với những gì ông đạt được. Ông vẫn giữ vững niềm tin đó, cho đến một ngày ông tình cờ nhìn bản scan não của mình và ông phát hiện ra mình có bộ não của kẻ thái nhân cách. Điều này cộng thêm một số lý do khác thúc đẩy James bước vào hành trình khám phá mặt đen tối của não bộ mình.
Trong phần cận rìa của vỏ não thùy trước (prefrontal cortex) có hai nơi quan trọng đưa ra những quyết định khác nhau. Quyết định dựa theo cảm xúc (quyết định nóng – Hot decision, màu đỏ) – những quyết định bị ảnh hưởng bởi trạng thái cảm xúc và làm chủ bởi cảm xúc điều khiển bởi vỏ trán hốc mắt (orbitalfrontal cortex), và quyết định dựa trên suy nghĩ, nhận thức, kế hoạch và luật lệ, ví dụ như khi nào bạn nên mua cổ phiếu và khi nào không (quyết định lạnh – Cold decision, màu xanh), chịu trách nhiệm bởi não trán trước bên.
Trước độ tuổi dậy thì thì phần vỏ trán hốc mắt (quyết định nóng) trưởng thành nhanh hơn và hoạt động nhiều hơn so với phần não trán trước bên (quyết định lạnh). Nhưng khi bước vào độ tuổi dậy thì phần não trán trước bên bắt đầu trưởng thành và có sự chuyển đổi trong hoạt động ở cận rìa thùy não trước.
Phần não trán trước bên bắt đầu trưởng thành và hoạt động nhiều hơn (Quyết định nóng -> quyết định lạnh, suy nghĩ từ việc dựa trên cảm xúc dần chuyển thành suy nghĩ dựa trên lý trí). Sự chuyển đổi này cân bằng suy nghĩ dựa trên cảm xúc và suy nghĩ lý trí của một người. Suy nghĩ càng trở nên trưởng thành và logic hơn ở cuối độ tuổi thanh thiếu niên. Vào khoảng năm hai mươi lăm tuổi, cho chênh lệch khoảng vài năm, thì sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí này mới trưởng thành.
Tuy nhiên, đối với những người thái nhân cách, như James, vào độ tuổi thanh niên khi sự chuyển đổi hướng dần lên trên này xảy ra (như hình bên dưới – phần đậm là phần hoạt động nhiều hơn, bắt đầu vào độ tuổi thiếu niên thì sự hoạt động này chuyển dần lên trên và cân bằng ở hai nơi) thì đồng thời phần cảm xúc, tức vỏ trán hốc mắt ngừng hoạt động cho đến suốt cuộc đời còn lại của họ. Điều này đồng nghĩa với việc rằng họ có thể suy nghĩ rất lý trí, lạnh lùng, nhưng lại không thể cảm nhận được cảm xúc của người khác và gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân, các giá trị đạo đức.
Hình chụp Pet Scan của James cũng cho thấy sự hoạt động bất thường của vùng cận rìa thùy não trước với phần bên lưng thùy não trước hoạt động (sáng) nhiều hơn so với phần bên dưới, tức, hốc mắt thùy não trước.
Thường thì thái nhân cách thể hiện rất rõ ở độ tuổi dậy thì, tuy nhiên đôi lúc ngay ở trẻ con 3, 4 tuổi cũng thấy được thái nhân cách ở chúng. Có lẽ bởi vì hệ thống bụng não (ventral system), bao gồm vỏ hốc mắt (orbital cortex) và hạch hạnh nhân (amygdala), chịu trách nhiệm cho sự sợ hãi trưởng thành sớm so với lưng não (dorsal system), cho nên nếu có sự khuyết thiếu hoạt động ở hai bộ phận này xảy ra thì những xu hướng liên quan đến thái nhân cách sẽ hiện ra sớm hơn.
Đó là lý do vì sao những kẻ thái nhân cách rất lạnh lùng và chẳng hề sợ hãi gì vì hạch hạnh nhân của chúng không hề hoạt động, hoặc hoạt động quá ít. Mặc dù rất khó để có thể chỉ rõ những hành vi nào là thái nhân cách ở trẻ nhỏ nhưng ba mẹ và các nhà tâm lý học lâm sàng nói họ có thể thấy được. Đứa trẻ ấy sẽ nhìn thẳng vào bạn, hoặc đi ngang qua bạn, hành xử cứ như bạn không ở nơi đó, những đứa trẻ ấy biểu hiện nỗi sợ rất ít và khá là dũng cảm. Và chúng sẽ bắt đầu lừa bạn, điều khiển bạn từ sớm.
Vậy Thái Nhân Cách Là Gì? Có nhiều cách giải thích, nhưng nói tóm gọn lại là những người thái nhân cách thường máu lạnh. Họ không có khái niệm về “tốt cho cộng đồng”, không có quan điểm về đạo đức. Những người thái nhân cách khá là nguy hiểm, họ có thể nói dối không đổi sắc mặt, thản nhiên giết người, và coi đó là chuyện bình thường, đưa người khác vào vòng nguy hiểm để trục lợi cho bản thân mình, hoặc làm thế chỉ vì họ thích. Nhiều kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng là thái nhân cách như John Gacy, giết và chôn xác hàng chục cậu bé trai quanh nhà, hay Ted Bundy, cưỡng bức và giết chết hơn mấy chục cô gái.
James H kẻ thái nhân cách ủng hộ xã hội
Trên thực tế những khái niệm đi liền với Thái nhân cách sẽ là chống đối xã hội, Tuy nhiên, Jame H lại tự nhận mình là kẻ thái nhân cách ủng hộ xã hội. Vì sao lại như vậy, cùng xem xét yếu tố gen và môi trường phát triển của nhà khoa học này để xem nhận định của ông có đúng không nhé.
Đi sâu vào lịch sử gia đình của James, ông phát hiện rằng mình có họ hàng xa với những kẻ giết người nổi danh trong lịch sử như Lizzy Borden (giết cha và mẹ kế của mình – xem trong box những vụ án kỳ lạ), Thomas Cornell (giết mẹ mình), còn có cả một nhánh trong dòng họ mà có đến bảy người, hai trong số đó là nữ, đều là kẻ sát nhân.
Ngoài ra trong người James còn chảy dòng máu của vua John Lackland, ông cố tằng, cố tổ xa đời. John được biết đến như một vị vua tàn ác bậc nhất và bị căm ghét nhiều nhất trong dòng tộc hoàng gia Anh. Ông chẳng hề thận trọng, lại dối trá, ác độc, tham lam. Ông bên họ nội của John, vua Henry II, rất giống John ở chỗ ông rất bạo lực, và bị giết bởi chính con của mình. Tóm lại, trong người James đã có sẵn gen của sự dối trá, bất cẩn và tàn nhẫn.
Tất cả những kẻ sát nhân và giết người hàng loạt, đều có phần vỏ não ở ổ mắt bị tổn thương. Phần ngay trên mắt, ổ mắt,và cả phần trong của thùy thái dương. Đây là điểm chung của họ, song mỗi người lại có đôi chút khác nhau. Họ còn có những tổn thương khác về não. Một điều quan trọng là tác động của các gen bạo lực.
Được một số người bạn thuyết phục, James quyết định tiến hành kiểm tra di truyền của cả gia đình. Trong suốt một tháng, những người thực hiện kiểm tra đã phải nhìn hàng ngàn mảnh DNA nhỏ của các gen mà họ muốn tìm hiểu, bao gồm gen có liên quan tới sự hung hăng, gây hấn, có tên là gen bạo lực (warrior gene). Gen bạo lực là một dạng khác của gen MAOA, chịu trách nhiệm sản xuất chất dẫn enzyme phân hủy chất truyền thần kinh Serotonin.
Có một biến thể của gen này trong những người bình thường. Một vài người trong số các bạn có nó. Gen này liên quan đến giới tính. Nó nằm trên nhiễm sắc thể X. Và vì thế bạn chỉ có thể nhận nó từ mẹ mình. Điều này có thể giải thích tại sao hầu hết các sát nhân tâm thần là đàn ông, hoặc rất hung bạo. Con gái có thể lấy một nhiễm sắc thể X từ bố, một nhiễm sắc thể X từ mẹ, chúng gần như trung hòa lẫn nhau. Nhưng con trai chỉ có thể lấy nhiễm sắc thể X từ mẹ.
Đó là cách nó được truyền từ mẹ sang con trai. Nó liên quan đến nồng độ serotonin quá cao ở não trong giai đoạn phát triển. Điều này đáng chú ý bởi serotonin là chất giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Nhưng nếu có gen này, trong tử cung, não bộ đã bị ngập trong đó, và trở nên không còn nhạy với serotonin nữa. Vì thế serotonin không hoạt động nữa sau khi trẻ được sinh ra.
Ngoài ra, sự đột biến gen MAOA dẫn tới sự hình thành gen bạo lực và lượng enzyme MAO-A được sản xuất thấp hơn mức cần thiết. Hệ quả là có quá nhiều chất Serotonin ở não bộ và não bộ cố gắng cân bằng nó bằng cách sản xuất ít cổng tiếp nhận lại, làm cho Serotonin cứ loanh quanh mãi ở khe giữa hai nơ ron mà không thể tiến vào trong được. Không có Serotonin, chất làm dịu lại các cảm xúc mãnh liệt, thì các cơn giận dữ và cuồng loạn kéo dài lâu hơn, con người dễ bốc đồng hơn.
Một nghiên cứu ở vào những năm 1990 cho thấy chuột được nuôi cấy thiếu gen sản xuất enzyme MAO-A trở nên hung dữ hơn. Một nhà nghiên cứu người Hà Lan và đồng nghiệp của ông đã tìm thấy một vài thế hệ đàn ông trong một gia đình ở Hà Lan có đột biến gen dạng hiếm và sản xuất rất ít enzyme MAO-A, và những người đàn ông này làm ra những hành vi gây bất lợi cho cộng đồng và phạm tội như phóng hỏa, phô dâm, có ý định cưỡng bức.
Phân tích thống kê một số lượng lớn trẻ em nam với gen sản xuất ít enzyme MAO-A cho thấy những đứa trẻ đó dễ mắc những bệnh tâm lý khác như ADHD và rối loạn nhân cách phản xã hội (một loại bệnh nhân cách có nhiều triệu chứng giống như thái nhân cách) hơn những đứa trẻ khác. Và những người đàn ông có gen bạo lực thường thích đầu nhập vào các băng đảng.
Xem thêm:
Tôi đã có dịp phát biểu về việc này ở Israel. năm ngoái. Và nó có một số hệ quả. Trên lý thuyết để bộc lộ gen này, theo chiều hướng bạo lực, từ khi còn rất nhỏ, trước tuổi thiếu niên, người đó phải trải qua một biến cố kinh hoàng, không phải là loại căng thẳng nhẹ, không phải là bị đánh vào mông hay tương tự mà phải thực sự chứng kiến bạo lực, hoặc dính dáng vào đó, như phim 3D vậy. Đúng không? Đó là nguyên lý thần kinh phản chiếu.
Vì vậy, nếu bạn có gen đó, và bạn chứng kiến rất nhiều bạo lực trong một tình huống cụ thể đó chính là các yếu tố dẫn đến thảm họa. Tôi cho rằng tại những nơi xảy ra bạo lực liên tiếp. chúng ta sẽ có nhiều thế hệ trẻ em chứng kiến tất cả những Và nếu tôi là một cô bé, sống đâu đó trong một vùng bất ổn, bạn biết đấy, một đứa bé 14 tuổi, tôi muốn tìm bạn trai, một anh chàng cứng cỏi, phải không, để bảo vệ tôi. Vấn đề là việc này có xu hướng tập trung những gen này lại. Khi đó các cô bé cậu bé sẽ lại mang chúng. Sau vài thế hệ, khu đó sẽ giống như một ổ phát lửa.
Sau khi kết quả kiểm tra gen của gia đình James có, ông phát hiện ra gần như toàn bộ thành viên trong gia đình có gen bạo lực. Những người khác thì có khoảng nửa bộ gen, hoặc ít hơn, trong khi ông có gần như cả bộ. Nhưng điều này chẳng làm ông ngạc nhiên tý nào cả, ông biết, mình còn thiếu một yếu tố nữa để có thể trở thành kẻ thái nhân cách.
Vậy yếu tố đó là gì? James có một bộ não giống hệt kẻ thái nhân cách, có lịch sử tổ tiên khá là rùng rợn, trong người ông đã có sự dối trá, bất cẩn, tàn nhẫn và bạo lực, vậy yếu tố khuyết thiếu kia là gì để khiến một người thái nhân cách như ông trở thành một nhà thần kinh học giỏi hàng đầu với một cuộc sống khá là như ý mà không phải là một kẻ sát nhân máu lạnh nào đó?
Yếu tố khuyết thiếu ấy là môi trường. Dựa trên những gì ông nghiên cứu về những kẻ thái nhân cách khác và những khám phá về bản thân, ông đã tạo ra thuyết “Ghế đẩu ba chân” (Three legged stool”. Chiếu theo thuyết này thì để trở thành một kẻ thái nhân cách, thì người đó phải có đủ ba yếu tố: 1) sự hoạt động dưới mức bình thường của vỏ trán hốc mắt, thùy thái dương trước (anterior temporal lobe) bao gồm hạch hạnh nhân, 2) có nhiều loại gen có khả năng trội cao, quan trọng nhất là gen bạo lực, và 3) bị bạo hành tâm lý, thể xác và tình dục khi còn nhỏ.
Rất nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy sự phụ thuộc cao giữa tuổi thơ bị bạo hành về thể xác, tinh thần và tình dục với các kẻ thái nhân cách đang ngồi tù. Một cuộc thống kê nhỏ với 35 người thái nhân cách trong trại cải tạo giáo dục cho thanh thiếu niên đã báo cáo khoảng 70% trong số họ đã từng bị bạo hành nghiêm trọng xuyên suốt tuổi thơ.
Nếu cho rằng trẻ có thể nhớ những sự kiện xảy ra sau ba tuổi thì điều này nhấn mạnh rằng có khả năng những kẻ thái nhân cách trưởng thành bị bạo hành còn trước đó nữa. Như thế thì có đến 90% những kẻ mắc thái nhân cách từng bị bạo hành khi còn nhỏ. Nếu bao gồm những kẻ thái nhân cách bảo vệ người bạo hành mình thì con số này có thể lên 99%. Đó là điều khác biệt giữa những kẻ thái nhân cách giết người và James, một kẻ thái nhân cách nhưng lại là nhà thần kinh học nổi tiếng. Họ bị bạo hành lúc nhỏ, còn ông thì không. Ông lớn lên trong một gia đình thương yêu, ba mẹ hiểu và yêu ông vô điều kiện.
Thái nhân cách rất khó “chữa trị” (hard to fight) và những phương pháp hiện tại chỉ cải thiện được một phần rất nhỏ. Các loại thuốc hiện tại có ảnh hưởng tới hệ thống chất dẫn truyền thần kinh chỉ có thể làm giảm bớt phần nào sự xung động, bạo lực và những phương thức can thiệp từ sớm thông qua các chế độ ăn uống, trầm tư mặc tưởng có thể hạn chế vấn đề hành vi. Tuy nhiên những tổn thương căn nguyên ở thần kinh dẫn tối sự khuyết thiếu thấu cảm và hối hận thì vẫn còn đó. Không có một loại thuốc nhiệm màu nào cả.
Xem thêm:
Tại Sao Thái Nhân Cách Tồn Tại?
“Chúng ta có cần người thái nhân cách hay không? Đây có thể là câu hỏi dẫn dắt. Chúng ta có cần thánh, hay ngôi sao nhạc rock, hay người chẳng làm điều tốt mà cũng không làm điều xấu? Khoa học thường không hỏi như vậy, cũng như họ chẳng bận tâm hỏi vì sao tiến hóa lại tạo ra và điêu khắc nên những loài sinh vật khác.
Mặc dù nó nghe có vẻ có lý nhưng đây là kiểu suy nghĩ ngược có thể có hiệu quả vào lúc nào đó nhưng không dành cho các nhà khoa học. Thay vào đó, họ hỏi những câu như – Điều kiện nào cho phép một số tình trạng xảy ra, một số gene nhất định liên kết với một số tính cách nhất định để tồn tại và sinh sống?
Thái nhân cách tồn tại trong mọi xã hội nhân loại, chiếm khoảng 2% dân số. Điều này cho thấy bằng cách này hay cách khác, nhân loại “mong muốn” có những người thái nhân cách. Nếu không, họ đã bị sự tiến hóa quét sạch từ lâu. Bạn có thể cho rằng sự tổn thương về mặt não bộ và bạo hành tuổi thơ góp phần tạo nên thái nhân cách và đó chỉ là một hậu quả không may mà thôi. Nhưng những hệ quả đó tồn tại xuyên suốt sự tiến hóa – thời đại nào cũng có cha mẹ hành hạ con cái và bỏ rơi chúng, và gene có ảnh hưởng lên thái nhân cách luôn tồn tại trong các điều kiện thực tế, cho nên có lẽ những người nọ và những tính cách có liên quan đến thái nhân cách của họ có thể đóng góp cho tỷ lệ tồn vong.
Về cá nhân, những người thái nhân cách ít khi nào cảm thấy lo lắng. Hóc môn stress cortisol, di chuyển trong toàn bộ cơ thể thúc đẩy các phản ứng hóa học nhằm đối phó với căng thẳng bao gồm thúc đẩy sự chuyển hóa đường, mỡ và chất đạm, hạn chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những người ít bị căng thẳng, như thái nhân cách, thường hiếm khi nào mắc bệnh vì hệ miễn dịch của họ luôn hoạt động với hiệu quả cao nhất.
Về cá nhân là vậy, còn về mặt xã hội, những người thái nhân cách có thể làm gì đóng góp cho xã hội?
Đã từng có nhiều cuộc tranh cãi về tính bản năng loài người của các nhà khoa học hành vi. Trong khi một số người có vẻ rất nhân từ thánh thiện, thì phần lớn lịch sử loài người đều là những cuộc chiến tranh đẫm máu lặp đi lặp lại với sự ích kỷ, lòng tham và tàn nhẫn. Vì thế cho nên các nhà khoa học thần kinh ủng hộ khái niệm, bản chất loài người cơ bản là ích kỷ, tham lam, và bạo lực, ngay cả khi nhìn bề ngoài họ có vẻ ngọt ngào, thân thiện và hòa đồng.
Trong các cuộc chiến tranh, những người thái nhân cách là những người bạo lực mạnh mẽ. Loài người thích chiến tranh, hay ít nhất, họ quy chụp đó là điều cần thiết. Chúng ta không ngừng giết lẫn nhau dưới danh nghĩa tồn tại kể từ khi tiến hóa. Chối bỏ điều này chỉ tổ vô nghĩa dù cho bạn có suy nghĩ khác về chiến tranh như thế nào. Ủng hộ chiến tranh không khiến một người thành thái nhân cách, con người sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ bản thân, dù đó là phá luật, giết người nếu họ cần. Đó là hành vi bình thường. Trong xã hội phương Tây không cho đó là điều xấu xa.
Những chiến binh giỏi nhất thường là những người cách ly cảm xúc của mình với hành động. Trong một cuộc chiến, người lính giết kẻ địch theo phương pháp được huấn luyện sẵn, mà không cảm thấy sợ hãi khi phải bóp cò và không cảm thấy sung sướng khi làm điều đó. Một người lính phải biết xác định mục tiêu của mình và hành động với sự vô cảm và không hề có bất cứ thành kiến nào. Trong một xã hội bình thường họ có thể coi những điều này là hành vi của thái nhân cách, tuy nhiên ở trong chiến tranh nó lại rất hữu dụng, nơi mà sự sống và cái chết chỉ khác biệt nhau 50 giây.
Ngoài ra những người thái nhân cách có tỷ lệ sống sót sau trận chiến cao hơn, ít mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Những người có thể tách ly cảm xúc của mình thường ít bị chấn thương tâm lý khi giải ngũ và thường có tỷ lệ tự sát thấp.
Tuy nhiên, một vấn đề với việc tuyển mộ người thái nhân cách đi lính là vì quân đội muốn có những người lính hoạt động theo đội, có thể liên kết với đơn vị của anh ta, và chiến đấu không phải chỉ với kẻ địch mà còn chiến đấu cho mình và đồng đội của mình.
Những người thái nhân cách còn có thể là những nhà lãnh đạo tài ba. Một trong những nghiên cứu gần đây ở Caltech tìm thấy những người có gene bạo lực có thể đưa ra những quyết định về mặt tài chính dưới các tình huống nguy hiểm tốt hơn. Khi nhiều người thường đứng hình trong những tình huống căng thẳng thì những nhà lãnh đạo thật sự dám mạo hiểm, như những người thái nhân cách.
Khi ở trong địa vị quyền lực họ sẽ vươn ra thị trường mới trong lúc thời điểm còn chưa rõ ràng, hoặc khởi động quân đội, hoặc thôn tính bộ lạc ở núi kề bên. Điều này có thể có hiệu quả với nhóm người mà họ lãnh đạo hoặc có thể không. Nhìn rộng ra, nó có thể có lợi cho cả nền văn minh, thúc đẩy nó tiến về phía trước như thể sự tiến hóa về mặt sinh học bắt nguồn từ đột biến gene mặc dù nhiều sự đột biến gây chết người.
Ngay cả những kẻ được biết là thái nhân cách cũng chẳng gặp trắc trở gì trong việc tìm kiếm bạn tình. Bạn luôn thấy có những người phụ nữ sắp hàng trước cổng nhà tù chờ những kẻ sát nhân đi ra. Kẻ thái nhân cách rất giỏi trong việc biểu hiện tình cảm mến thương với bạn tình của mình, những người muốn bị lừa dối. Rất nhiều người tìm kiếm tình yêu vô điều kiện và sự hiến dâng mà kẻ thái nhân cách có thể giả vờ cho họ được, những thứ mà ở một lúc nào đó, người bình thường sẽ nói “Nghe này em yêu, anh chịu hết nổi mấy trò mèo của em rồi đấy.” Sự quan tâm này giống như liều thuốc phiện đối với phụ nữ, và họ có thể chịu đựng một số đau đớn nhất định để có thể có được nó.
Những người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ và vợ, họ có thể chịu đựng những người thái nhân cách vì họ tin rằng vẫn còn sự đồng cảm đâu đó trong những kẻ đó và nghĩ rằng họ có thể thay đổi anh ta. Dĩ nhiên rằng hắn ta sẽ chẳng bao giờ thay đổi cả. Giống như việc một thằng đàn ông gặp cưới một cô gái ở một buổi tiệc trụy lạc và hai năm sau đó thì lại tá hỏa vì ả ta ngủ với kẻ khác.
Ngay cả những người thông minh cũng có thể mắc phải sai lầm này. Ai cũng nghĩ rằng mình có thể điều khiển hành vi và số phận của người khác, “Tôi có một mối quan hệ đặc biệt với anh ta và tôi có thể nhìn thấy những điều tốt đẹp ở ảnh. Tôi biết ảnh là người tốt.”
Kẻ thái nhân cách có thể khiến cho bạn cảm thấy mình rất đặc biệt. Hắn quyến rũ bạn, giữ bạn lại, và trong một số trường hợp, bạo hành và sỉ nhục bắt đầu theo sau ba từ , “Anh yêu em”. Sau đó thân nhân sẽ lại ca bài, “ Anh ta không thể điều khiển được bản thân. Tôi biết có phần con ở trong người anh ta, nhưng tôi có thể ứng phó được.” Vậy là mẹ và vợ sẽ bảo vệ hắn. Còn lại anh em và những người thân khác thì là ý nghĩa của lòng trung thành, sự đồng cảm với nhóm người của mình. Tóm lại là dù cho người thái nhân cách có tạo kẻ thù nhiều đến đâu đi chăng nữa thì người thân của anh ta vẫn sẽ bảo vệ anh ta.
Vậy thì bạn nên hành xử ra sao khi ở gần kẻ thái nhân cách? Bằng bất cứ giá nào, đừng cho họ biết bạn dễ bị điều khiển. Nếu chỉ là gặp thoáng qua thì đừng cố gắng nói chuyện. Chỉ mỉm cười và tránh ra xa. Tại bất kỳ buổi tiệc nào với khoảng trăm người thì có thể có một kẻ thái nhân cách ở đó và hắn đang tìm kiếm con mồi.
Nếu đó là một cuộc nói chuyện tiếp diễn thì coi chừng hắn ta thật kỹ, để ý những hành vi kỳ lạ của hắn. Người thái nhân cách luôn định hướng đi của mình thông qua nhóm bạn bè, văn phòng, luôn luôn tìm kiếm đồng minh. Hắn có thể biết bạn không dễ lừa, nhưng có thể dùng những thông tin nhỏ về bạn để bẫy những người khác.
Nó giống như một ván cờ. Hắn sẽ chơi cho cả một nhóm, tìm kiếm một hay hai người dễ lừa để hắn có thể lấy được thứ mà hắn muốn như tiền, tình dục hay quyền lực. Vì thế nên hắn sẽ quan sát cách con mồi giao tiếp và chuẩn bị để đối phó với bạn bè, gia đình hay quản lý văn phòng của đối tượng. Sau đó, hắn sẽ cố gắng tiếp xúc với họ và vô hiệu hóa họ bằng cái vẻ tốt bụng của mình. Có rất nhiều nhân vật thứ hai và thứ ba để lợi dụng, dù chỉ là chút ích. Vậy thì phải làm sao để bảo vệ bản thân? Nói cho những người khác biết rằng hắn ta đang cố gắng lừa bạn. Nhưng phải cẩn thận, đừng làm to chuyện nếu không hắn sẽ trả thù bạn. Và bạn sẽ không biết hắn đã làm điều đó như thế nào.”
Nhận diện Kẻ Thái nhân cách như thế nào?
Kẻ Thái nhân cách cực kỳ lý trí
Người Thái nhân cách có thể tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp nhanh chóng, mà không quan tâm đến yếu tố cảm xúc. Họ có thể bình tĩnh và tự chủ trong các trường hợp khẩn cấp hoặc rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Trở thành con người khác trong nhiều hoàn cảnh
Người Thái nhân cách có thể điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Với khả năng bắt chước cảm xúc và nhập vai gần như tức thời, người Thái nhân cách rất giỏi chiếm được lòng tin và sự khen ngợi của người khác.
Có xu hướng hành động bốc đồng
Thái nhân cách rất thích hành động theo ý muốn, thường bỏ qua các suy nghĩ và hậu quả trước khi hành động.
Thường xuyên nói dối không tự chủ
Người Thái nhân cách thường xuyên trả lời câu hỏi bằng những lời nói dối. Dù có thể nói thật, nhưng trong suy nghĩ của họ, nói dối chính là một dạng tài năng, họ cần làm như thế để thể hiện bản thân và thu hút sự chú ý của người khác.
Có thói quen đổ lỗi
Đổ lỗi cho người khác là một cách đơn giản để trốn tránh trách nhiệm. Dù gặp vấn đề hay hoàn cảnh gì, người Thái nhân cách luôn có lý do để biện minh và chối bỏ trách nhiệm. Họ không bao giờ cảm thấy có lỗi hay ăn năn hối hận.
Hi vọng với bài tóm lược đơn giản của Thanhbinhpsy sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tâm lý của những kẻ thái nhân cách. Nếu bạn là một fan của tâm lý học tội phạm thì đừng bỏ qua bài viết hấp dẫn này nhé.