Bệnh Huntington gây ra tình trạng thoái hóa tiến triển các tế bào thần kinh bên trong não. Vì vậy, bệnh gây ra các rối loạn vận động, cử động mất kiểm soát. Hơn thế nữa. căn bệnh cũng gây tác động nguy hiểm tới các vấn đề về cảm xúc cũng như mất khả năng tư duy và nhận thức. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh trong bài viết ngay sau đây.
Bệnh Huntington được hiểu là căn bệnh gì?
Bệnh Huntington hay còn được gọi là căn bệnh múa giật. Bệnh được xét thuộc dạng di truyền hiếm gặp. Khi đó, các tế bào thần kinh bên trong não bị thoái hóa và chết dần. Người mắc bệnh sẽ chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Trong đó, chủ yếu dẫn tới tình trạng rối loạn vận động, tâm thần cũng như nhận thức.
Dấu hiệu mắc bệnh có thể khởi phát bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thường xuất hiện lần đầu ở lứa tuổi từ 30-40 tuổi. Cũng có những trường hợp bệnh phát triển sớm trước 20 tuổi. Khi đó, các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển một cách nhanh chóng hơn.
Huntington bao gồm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: Triệu chứng bắt đầu nhẹ, người bệnh vẫn có thể làm việc một cách bình thường.
- Giai đoạn giữa: Triệu chứng bắt đầu đã có những tác động nhiều hơn tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
- Giai đoạn cuối: Người bệnh sẽ cần phụ thuộc vào hoạt động chăm sóc của người khác không thể đi lại cũng như nói năng được.
Xem thêm:
- Dịch vụ đánh giá tâm lý học đường
- Dịch vụ tư vấn tâm lý tại nhà
Nguyên nhân gây ra chứng Huntington
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng Huntington chủ yếu do tình trạng khiếm khuyết 1 gen trong cơ thể. Trong y khoa đó chính là rối loạn trội nhiễm sắc thể thường. Có thể hiểu là một bản sao của gen bất thường đủ để gây ra bệnh. Trường hợp có bố/mẹ mắc khiếm khuyết này thế hệ con có 50% nguy cơ mắc bệnh.
Đột biến gen gây bệnh Huntington khác hoàn toàn với nhiều các đột biến gen khác. Đây là một lỗi sao chép, không phải thay thế hay thiếu đi một phần ở trong gen. Nhìn chung, Huntington xuất hiện sớm ở người bệnh có lượng lớn đoạn gen lặp đi lặp lại. Bệnh cũng sẽ tiến triển khiển khi càng có nhiều đoạn gen được lặp lại.
Triệu chứng đặc thù của chứng Huntington
Bệnh Huntington chủ yếu gây ra tình trạng rối loạn vận động, nhận thức cũng như tâm thần cùng với một số các triệu chứng phổ biến khác. Các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở mỗi người có sự khác nhau. Rối loạn sau có tính chất nghiêm trọng hơn hay tác động lớn hơn tới khả năng hoạt động.
- Chuyển động bị rối loạn: Các rối loạn vận động bao gồm cả các vấn đề không chủ ý và khiếm khuyết có chủ ý.
- Rối loạn về nhận thức: Thiếu linh hoạt trong suy nghĩ, hành vi hay hành động. Thiếu kiểm soát các vấn đề xung đột dễ dẫn tới bộc phát không thể kiểm soát. Chậm chạp trong xử lý suy nghĩ và gặp nhiều khó khăn khi học theo các thông tin mới.
- Rối loạn liên quan tới tâm thần: Phổ biến nhất là trầm cảm. Trầm cảm xuất hiện do các tổn thương tại não. Đồng thời, đó là các thay đổi sau đó bên trong chức năng của não.
Cách điều trị chứng Huntington
Những giải pháp điều trị bệnh hiện tại không thể thay đổi được tiến trình mắc Huntington. Tuy nhiên, phần nào đó có thể kiểm soát được triệu chứng rối loạn vận động, tâm thần. Những can thiệp trên từ nhiều mặt có thể giúp cho người bệnh thích nghi với những thay đổi khả năng của bản thân trong thời gian cụ thể.
Sử dụng thuốc điều trị Huntington
Các loại thuốc được chỉ định điều trị rối loạn vận động bao gồm:
- Tetrabenazine giúp tăng khả năng ức chế tình trạng múa giật, co giật không chủ ý.
- Thuốc giúp chống loạn thần: Giảm bớt các triệu chứng múa giật.
- Thuốc ức chế co giật như: Levetiracetam, Amantadine, Clonezepam,..
Giải pháp tâm lý
Các chuyên gia tâm lý sẽ dùng liệu pháp trò chuyện giúp kiểm soát được hành vi, lên kế hoạch ứng phó, kiểm soát được kỳ vọng trong hành trình điều trị. Bên cạnh đó, hỗ trợ giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong gia đình.
Xem thêm: Trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3 – bạn cần làm gì?
Ngôn ngữ trị liệu
Huntington có thể gây khiếm khuyết đáng kể trong việc điều khiển các cơ miệng, hầu họng. Vì thế việc ăn và nói không thể bình thường như những người khác. Lúc này, bệnh nhân cần được can thiệp ngôn ngữ trị liệu. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ cải thiện kỹ năng nói,dạy người bệnh sử dụng các thiết bị giao tiếp.
Vật lý trị liệu
Các bác sĩ trị liệu sẽ giúp cho các bạn có được bài tập thể dục hiệu quả, hợp lý nhằm nâng cao sức mạnh, độ dẻo dai, thăng bằng cũng như phối hợp nhiều động tác. Bài tập giúp bệnh nhân duy trì được mức độ linh hoạt, giảm tối đa nguy cơ bị ngã khi di chuyển.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn người bệnh, người chăm sóc sử dụng các thiết bị hỗ trợ giúp bệnh nhân cải thiện được các chức năng hoạt động mỗi ngày. Các phương pháp này có thể bao gồm: Tay vịn trong nhà, thiết bị hỗ trợ các hoạt động cá nhân.
Tìm hiểu: Khủng hoảng tuổi trung niên nên ứng phó thế nào?
Bệnh Huntington là căn bệnh di truyền hiếm gặp và hiện chưa có biện pháp nào điều trị cũng như làm chậm lại tiến trình của bệnh. Sự hỗ trợ từ người thân là vô cùng cần thiết giúp bệnh nhân có động lực và niềm tin trong điều trị, cải thiện. Hy vọng những thông tin trên đây của Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết về phương án điều trị khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này!