Khủng hoảng tuổi lên 3 – Cha mẹ cần phải làm gì để vượt qua

Khủng hoảng tuổi lên 3 chính là biểu hiện của sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi sang giai đoạn mẫu giáo. Tại thời điểm này trẻ sẽ thường có sự thay đổi tâm lý. Cách cư xử sẽ có phần tiêu cực có đôi khi đã khiến cho bố mẹ phải “ bó tay”. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng https://thanhbinhpsy.com/ sẽ giúp cha mẹ có giải pháp hữu hiệu mà có thể áp dụng dễ dàng. Hãy cùng theo dõi và đừng bỏ qua những chia sẻ sau nhé!

Khủng hoảng tuổi lên 3 được hiểu như thế nào?

Chúng ta có thể hiểu khủng hoảng tuổi lên 3 chính là biểu hiện của sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi sang giai đoạn mẫu giáo. Ở tại thời điểm này tâm lý của trẻ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ và sau đó sẽ kéo theo những cách cư xử có phần tiêu cực. Điều này đã khiến cho bố mẹ nhiều khi phải điên đầu, stress.

khủng hoảng tuổi lên 3
Hình 1: Khủng hoảng tuổi lên 3 được hiểu như thế nào?

Khủng hoảng tuổi lên 3 đã được các nhà tâm lý học dùng để chỉ giai đoạn tử khoảng 3 tuổi hơn đến 4 tuổi. Đó là những biểu hiện về tâm lý, sự biến đổi rõ rệt biểu hiện về hành động của trẻ nhỏ. Có thể trẻ sẽ trở nên lém lỉnh hơn, tò mò nhiều hơn với mọi thứ xung quanh. 

Tuy nhiên bên cạnh đó trẻ cũng bộc lộ ra những biểu hiện khác lạ như: không nghe lời, quậy phá và thậm chí có những hành vi vượt quá về kiểm soát của bố mẹ. Đôi khi còn là sự vô lễ với người lớn, người chăm sóc mình.

Xem thêm:  Bật mí cho bạn cách để dễ ngủ và ngủ ngon giấc

Đọc thêm: Làm Thế Nào Vượt Qua Khủng Hoảng Tuổi Lên 2 Thật Nhẹ Nhàng

Khủng hoảng tuổi lên 3 được bắt đầu từ khi nào?

Đúng như theo tên gọi của nó giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi bé bước sang tuổi này. Tại giai đoạn này bé sẽ học hỏi được thêm nhiều kỹ năng hơn và có sự thay đổi rõ rệt về hành vi. 

khủng hoảng tuổi lên 3
Hình 2: Khủng hoảng tuổi lên 3 được bắt đầu từ khi nào?

Giai đoạn khủng hoảng này sẽ kéo dài từ khi bé 3 tuổi – 4 tuổi rưỡi. Đối với mức độ và cường độ khác nhau phụ thuộc vào tương tác của người lớn ở trong môi trường. Nếu như các bé không có sự hỗ trợ hay hành trang để vượt qua thì có thể bé sẽ sống mãi ở trong sự khủng hoảng đó. 

Nếu như không có hành trang vượt qua giai đoạn này sẽ khiến bé dễ bị lệch lạc, sang chấn. Đặc biệt là khiến cho cánh cửa của sự khám phá về đời sống của bé đóng lại. Thậm chí là khiến cho trẻ trở nên sống khép kín hơn, nội tâm, xây dựng nên vỏ bọc của riêng mình. Nếu như vậy thì sẽ cực kỳ tiêu cực giống như ta cứ sống mãi ở trong cuộc khủng hoảng mà không lớn lên được. 

Đọc thêm: Dấu Hiệu Khủng Hoảng Tâm Lý Khi Con Đi Nhà Trẻ?

Làm thế nào để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Con rơi vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Để cùng con có thể vượt qua được giai đoạn này, cha mẹ có thể tham khảo với một số gợi ý sau:

Xem thêm:  Đọc vị tâm lý của người song tính
khủng hoảng tuổi lên 3
Hình 3: Làm thế nào để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3

Không nên la hét với con

Cách đối phó với con khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Sự la hét hay quát nạt con có phải là cách giải quyết hiệu quả. 

Theo đó la hét là một có chế phòng thủ mà người lớn sẽ thường đem ra để sử dụng với con. Nhưng hành động này lại gây ra rất nhiều sự tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Thậm chí sự la hét này sẽ khiến con trở nên sự sệt và không làm cho con nghe lời bạn ngay lập tức. 

Thay vì việc la con lớn tiếng thì bố mẹ hãy biết cố gắng kiềm chế và tìm ra được hình thức cảnh cáo một cách nhẹ nhàng hơn. Nguyên nhân chính là do trẻ nhỏ cần được nuôi dạy trong môi trường tích cực để giúp trẻ có thể phát triển trí não khỏe mạnh. 

Cha mẹ nên học cách lắng nghe trẻ

Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi biết được người lớn đang lắng nghe những gì mà bé đang bày tỏ. Nếu như con tỏ vẻ khó chịu vì bạn không chịu lắng nghe hay mua món đồ chơi mà bé thích thì hãy nói với con một điều gì đó. Cha mẹ có thể giải thích với con bằng cách như: “ Mẹ biết con rất thích món đồ chơi đó, nhưng bác chủ cửa hàng tuần sau sẽ có nhiều món đồ chơi hay hơn. Chúng ta hãy cố gắng đợi thử lần sau nhé!”

Xem thêm:  Alfred Adler Là Ai? Thành Tựu Của Alfred Adler?

Mặc dù điều này không thể thỏa mãn được sự thôi thúc của trẻ về món đồ chơi. Nhưng cũng sẽ giúp cho trẻ làm giảm đi sự tức giận và xoa dịu bé được phần nào.

Cố gắng giải thích cho bé hiểu

Một em bé đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ hiếm khi có thể hiểu được vì sao mình lại phải ngừng làm những hành động mà mình cảm thấy vui. Những hành động đó là thể là: cắn, đánh hay tranh giành đồ chơi của bạn.

khủng hoảng tuổi lên 3
Hình 4: Cha mẹ hãy cố gắng giải thích cho con hiểu

Ở trong trường hợp này cha mẹ hãy là người giải thích cho con về sự đồng cảm. Nếu như con làm các bạn đau thì bạn sẽ khóc và rất buồn. Với biện pháp này sẽ giúp cho bé hiểu được những hành vi của mình là có ảnh hưởng trực tiếp đến người khác và chúng không hề tốt một chút nào. 

Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về khủng hoảng tuổi lên 3. Đặc biệt là giải pháp hữu hiệu dành cho cha mẹ để cùng con vượt qua được giai đoạn này. Trẻ em như một trang giấy trắng, chính vì thế chúng ta cần có một sự chỉ dạy tận tình và nhẹ nhàng thì con mới thấu hiểu được. Hy vọng với những chia sẻ này của Thanh Bình PSY đã giúp bạn đọc có thêm thật nhiều thông tin hữu ích.