Ứng phó với khủng hoảng tuổi trung niên thế nào?

Khủng hoảng tuổi trung niên là giai đoạn khủng hoảng xảy ra ở khoảng 40 – 60 tuổi. Giai đoạn này bất cứ ai cũng phải trải qua để có thể bước vào giai đoạn tận hưởng cuộc sống an nhiên, tự tại. Đa phần những người gặp phải khủng hoảng trong giai đoạn này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như bệnh tật, ly hôn, mất việc, mất người thân,… Bất kể là phụ nữ hay đàn ông đều phải trải qua giai đoạn này. Cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu về giai đoạn khủng hoảng này ngay dưới đây,

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

Theo Thanh Bình Psy tìm hiểu, khủng hoảng tuổi trung niên là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi đáng kể về mặt cảm xúc của những đối tượng đang trong độ tuổi này. Những người mắc phải khủng hoảng đều sẽ cảm thấy chán nản, đau khổ và mất mát. Đôi khi họ có cảm giác như mình sắp bước đến điểm cuối của cuộc đời.

Hội chứng khủng hoảng tuổi trung niên thường sẽ bắt nguồn từ việc mất đi sự tự tin, sự sáng tạo trong công việc. Dần dần họ sẽ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng, trở thành gánh nặng của người thân xung quanh.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy là gì và cách vẽ chuẩn bạn nên học

Đôi khi họ cảm thấy không hài lòng đối với các mối quan hệ xung quanh. Có vẻ như những mối quan hệ này khiến cho họ cảm thấy xuất hiện khá nhiều cảm xúc tiêu cực.

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

>>> Xem ngay: Ý thức là gì? Các thuộc tính và cấu trúc của ý thức.

Làm thế nào để ứng phó với khủng hoảng tuổi trung niên?

Vậy làm thế nào để ứng phó với khủng hoảng tuổi trung niên? Đây chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Cách ứng phó cụ thể như sau:

Chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần

Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên chính là bạn luôn cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh, không còn quan tâm đến cuộc sống, thường xuyên nghĩ đến cái chết. Triệu chứng này khá giống với triệu chứng của bệnh trậm cảm. Chính vì vậy, để chấm dứt khủng hoảng tuổi trung niên bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn.

Theo các chuyên gia sức khỏe tâm thần chia sẻ bất kỳ triệu chứng nào về cảm xúc hoặc tâm thần tồn tại kéo dài 1 – 2 tuần sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới bạn và các mối quan hệ xung quanh. Từ đó, những cảm xúc này sẽ làm cản trở thói quen hàng ngày của bạn.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần rất quan trọng

Chăm sóc sức khỏe tinh thần rất quan trọng

>>> Xem ngay: Nhận biết và đối phó với người nói dối.

Xem thêm:  Rối loạn cư xử - Khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu

Thay vì để cảm xúc của bản thân bị thả trôi bạn hãy luyện tập giữ cho mình một tinh thần tốt. Tập thiền là sự lựa chọn giúp bạn bình tâm hơn rất nhiều. Thậm chí, thiền sẽ giúp tâm trí bạn sáng suốt hơn để làm việc hay áp dụng vào cuộc sống.

Cuộc sống luôn mở rộng chứ không phải thu hẹp lại

Cho dù bạn đang trong độ tuổi trung niên, bạn đang già đi nhưng điều này không có nghĩa là cuộc sống của bạn sắp kết thúc. Đôi khi những lựa chọn bạn đưa ra không cần phải phù hợp với quan niệm của xã hội về tuổi trung niên. Bạn cũng cần phải có cách nghĩ riêng của chính bản thân mình.

Rất nhiều người tự thoát ra khỏi khủng hoảng tuổi trung niên không phải bằng cách cam chịu. Ngược lại, họ đã tự nhận ra có rất nhiều khả năng và cơ hội đang đến với bạn. Hãy bắt đầu những sở thích mới và không ngừng sáng tạo để có được trải nghiệm tốt hơn.

Yêu thương bản thân là cách giúp bạn vượt qua khủng hoảng nhanh chóng 

Yêu thương bản thân là cách giúp bạn vượt qua khủng hoảng nhanh chóng 

>>> Xem ngay: Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý.

Trên đây, bạn đã biết những cách ứng phó khủng hoảng tuổi trung niên. Thay vì luôn tiêu cực, bạn hãy suy nghĩ tích cực hơn. Hãy cứ nghĩ rằng khi có một cánh cửa đóng lại sẽ luôn có những cánh cửa mới được mở ra.