Trong thể thao hiện đại, bên cạnh chiến thuật, thể lực thì yếu tố tâm lý có vai trò rất quan trọng tới kết quả thi đấu. Có thể thấy thất bại vì tâm lý kém đáng tiếc ở chỗ, nếu đấy là thất bại về mặt chuyên môn, người ta dễ thấy đối phương hơn mình và tìm cách san lấp khoảng cách về mặt trình độ.
Nhưng thất bại vì tâm lý không vững càng khiến cho người ta tiếc nuối ở chỗ đối phương không hơn mình nhưng họ vẫn thắng. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của công tác chuẩn bị tâm lý cho VĐV thể thao.
Khái quát về công tác chuẩn bị tâm lý cho VĐV thể thao
Giáo dục, huấn luyện phẩm chất, năng lực hoạt động tâm lý cho VĐV thể thao là tổ hợp của hệ thống tác động sư phạm về tâm lý- xã hôi, giáo dục- huấn luyện đối với nhân cách người VĐV nhằm mục đích chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết để hoạt động tập luyện thi đấu thể thao đạt thành tựu cao.
Hệ thống tác động sư phạm này không chỉ hướng tới mục tiêu thành tích và kỷ lục thể thao cao mà cũng để hoàn thành nhân cách của người tài trong lĩnh vực hoạt động thể thao.
Mục đích và nhiệm vụ của công tác chuẩn bị cho vận động viên thể thao
Mục đích chính của công tác giáo dục huấn luyện, đào tạo về mặt tâm lý cho VĐV là gúp phần nâng cao năng lực thi đấu thể thao trên cơ sở phát triển các phẩm chất và năng lực hoạt động tâm lý cần thiết cho VĐV giành thắng lợi trong các cuộc thi đấu quan trọng bằng phương tiện tâm lý và ảnh hưởng tâm lý.
Nhiệm vụ chung nhất của công tác chuẩn bị tâm lý cho VĐV thể thao là nâng cao trình độ tập luyện và năng lực thi đấu cho VĐV.
Chi tiết nhiệm vụ cụ thể:
– Trang bị cho VĐV hiểu biết và kỹ năng điều khiển của ý thức tất cả các chức năng tâm lý để hoàn thiện kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên môn cũng như chiến thuật sử dụng kỹ thuật thi đấu thể thao.
– Giáo dục cho VĐV những phẩm chất ý thức và nỗ lực ý chí như: kiên định, tích cực, quyết tâm, dũng cảm, quả cảm, khát vọng chiến thắng, tự tin và cầu tiến bộ …
– Làm phong phú thêm kiến thức khoa học có liên quan đến tập luyện, thi đấu thể thao và hiểu biết vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn hoạt động tập luyện thi đấu của mình.
– Nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội và nghĩa vụ trách nhiệm, qua đó hoàn thành nhân cách con người phát triển toàn diện cho VĐV thể thao.
Các nhiệm vụ trên được thực hiện dưới ba hình thức tác động sư phạm của định hướng đó là:
– Chuẩn bị tâm lý chung cho VĐV
– Chuẩn bị tâm lý chuyên môn
– Chuẩn bị tâm lý thi đấu.
Giáo dục huấn luyện đào tạo phẩm chất năng lực tâm lý cho vận động viên là một mắt xích quan trọng của quá trình huấn luyện đào tạo tài năng thể thao. Nó luôn luôn thống nhất và có liên quan cũng như tác động tương hỗ với các nhiệm vụ huấn luyện kỹ thuật thể lực và huấn luyện thi đấu.
Nguyên tắc tâm lý – sư phạm trong Giáo dục huấn luyện tâm lý cho VĐV thể thao
Huấn luyện đào tạo về phẩm chất năng lực tâm lý đảm bảo cho hoạt động tập luyện thi đấu thể thao có liên quan là bộ phận hữu cơ của công tác giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Vì vậy tuân thủ nguyên tắc chung cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc mang tính chuyên môn về tâm lý hoạt động thể thao như:
– Nguyên tắc tự giác tích cực: tức là bản thân VĐV phải nhận thức râ tầm quan trọng và ý nghĩa của phẩm chất và năng lực tâm lý đối với sự biểu hiện thành tích thể thao, để mình tích cực tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất và năng lực tâm lý chuyên môn của hoạt động thể thao.
– Nguyên tắc chuẩn bị tâm lý toàn diện: Chú trọng cả ba khía cạnh: năng lực tâm lý chung, chuyên môn và đặc biệt là năng lực thi đấu thể thao.
– Nguyên tắc hệ thống trong lựa chọn bài tập tâm lý và ảnh hưởng tâm lý để Giáo dục huấn luyện tâm lý, nhằm đạt mục đích cuối cùng là ổn định, tự tin quyết thắng trong hoạt động thi đấu thể thao.
Ngòai ra, công tác giáo dục huấn luyện tâm lý cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc khác như lặp lại, dễ hiểu, đối xử cơ biệt và chuyên biệt hóa.
Xem thêm >>> Dịch vụ tham vấn tâm lý thể thao tại nhà
Giáo dục, huấn luyện tâm lý chung cho vận động viên
Khái niệm về công tác chuẩn bị tâm lý chung cho vận động viên
Chuẩn bị tâm lý chung cho vận động viên thể thao là quá trình phát triển và hoàn thiện những biểu hiện tâm lý đặc thù có ý nghĩa đối với tâm lý hoạt động chuyên môn của vận động viên. Những đặc điểm đó là:
Có những biểu hiện tâm lý chung được phát triển và hoàn thiện do ảnh hưởng của toàn bộ vốn sống của vận động viên, trong đó bao gồm các điều kiện hoạt động vận động tích cực của họ như: hoạt tính của tư duy, sự sâu sắc về tri giác, cảm xúc… cũng như phẩm chất ý chí, tính sáng tạo…
Là yếu tố cơ sở để biểu hiện tâm lý chuyên môn của vận động viên trong điều kiện tập luyện một môn thể thao.
Chuẩn bị tâm lý chung cho vận động viên mang tính chất tổng hợp. Nó cần thiết cho VĐV có trình độ huấn luyện khác nhau. Đặc biệt chính là có ý nghĩa đối với VĐV có trình độ huấn luyện cao.
Phương pháp cơ bản để chuẩn bị tâm lý chung cho VĐV thể thao.
Dựng bài tập tâm lý: Các bài tập tâm lý là phương tiện chủ yếu để huấn luyện tâm lý chung cho VĐV. Các bài tập tâm lý là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần hành động vận động dưới dạng các nhiệm vụ khác nhau với mục đích nâng cao hoạt tính của các biểu hiện tâm lý cần thiết cho vận động viên.
Tạo ra một hệ thống các bài tập tâm lý để phát triển và củng cố các biểu hiện chuyên môn về hoạt động nhận thức của VĐV cho phự hợp với xu hướng mục đích của quá trình huấn luyện.
Huấn luyện tâm lý chuyên môn cho vận động viên thể thao
Khái niệm về huấn luyện tâm lý chuyên môn
Huấn luyện tâm lý chuyên môn là một hệ thống các biện pháp nhằm duy trì ở mức độ cao năng lực tâm lý của VĐV trong giai đoạn huấn luyện thi đấu chuẩn bị cho cuộc thi đấu quan trọng.
Huấn luyện tâm lý chuyên môn nhằm duy trì sự hưng phấn tâm lý thần kinh, duy trì năng lực hoạt động tâm lý ở mức độ cần thiết, đặc biệt là lượng dự trữ về mọi mặt để giành chiến thắng.
Phương pháp cơ bản để chuẩn bị tâm lý chuyên môn cho VĐV thể thao.
Huấn luyện tâm lý chuyên môn trong thể thao có cấu trúc riêng và được thực thi bằng nhiều loại công việc để thực hiện nó. Cấu trúc đó bao gồm các liệu pháp tâm lý dự phòng. Ngoài ra cũng có cả các biện pháp tự kỷ ám thị và nhiều phương pháp điều chỉnh tâm lý khác.
Công tác huấn luyện tâm lý chuyên môn nhằm nghiên cứu các yếu tố làm nảy sinh những căng thẳng tâm lý giới hạn và trên giới hạn của VĐV khi tập luyện môn thể thao đó.
+ Mỗi môn thể thao đều có những trở ngại và khó khăn khác nhau, khắc phục được những khó khăn đó đòi hỏi phải căng thẳng tâm lý lớn. Căng thẳng tâm lý có thể do tăng cường độ, lượng vận động tập luyện và mức độ phức tạp của các cuộc thi.
+ Phát hiện nguyên nhân làm giảm năng lực tâm lý của VĐV ở mỗi giai đoạn huấn luyện: tiến hành đánh giá thường kỳ năng lực tâm lý theo các chỉ số và độ nhạy cảm về các biểu hiện khác nhau của quá trình tâm lý, cũng như các thuộc tính tâm lý cá nhân của VĐV. Trên cơ sở đó xác định biện pháp thay đổi chúng.
+ Xác định các biện pháp duy trì độ ổn định tâm lý thần kinh và cảm xúc ý chí cho VĐV: để giải quyết nhiệm vụ này huấn luyện viên cần có một lượng dự trữ lớn kiến thức tâm lý chuyên môn và kinh nghiệm sử dụng những kiến thức đó trong quá trình thực hiện công tác huấn luyện tâm lý chuyên môn cho VĐV ở những giai đoạn huấn luyện khác nhau và trong điều kiện thi đấu cụ thể.
Huấn luyện, chuẩn bị tâm lý thi đấu cho vận động viên
Khái niệm và nhiệm vụ của huấn luyện tâm lý thi đấu
Huấn luyện tâm lý thi đấu là một quá trình hoàn thành các phẩm chất cá nhân tốt của VĐV và tạo ra trạng thái tự tin, sẵn sàng thi đấu nhằm giành được thành tích xuất sắc trong các cuộc thi đấu thể thao.
Huấn luyện tâm lý thi đấu có một mối quan hệ hữu cơ với quá trình huấn luyện tâm lý chung và huấn luyện tâm lý chuyên môn.
Nếu trong quá trình huấn luyện tâm lý chung những biểu hiện tâm lý chuyên môn có ý nghĩa của VĐV được phát triển và hoàn thiện thì trong quá trình huấn luyện tâm lý thi đấu thì những biểu hiện tâm lý đó được bổ sung thêm chức năng phấn đấu để giành thành tích thể thao cao nhất trong thi đấu.
Huấn luyện tâm lý thi đấu được tổ chức và thực hiện trong suốt quá trình tập luyện, đồng thời cả trong khi chuẩn bị trực tiếp cho một cuộc thi đấu cụ thể.
Huấn luyện thi đấu có cấu trúc tâm lý phức tạp và nội dung cấu trúc đó được xác định bằng bản chất của chính từng phần huấn luyện trong quá trình huấn luyện tâm lý thi đấu.
Xem thêm >>> Dịch vụ tham vấn tâm lý thể thao online
Các phương pháp huấn luyện tâm lý thi đấu
Sử dụng đúng biện pháp gây ảnh hưởng tâm lý chuyên môn và những tác động tâm lý sư phạm là những biện pháp huấn luyện tâm lý thi đấu có hiệu quả nhất. Dưới ảnh hưởng của tác động tâm lý, VĐV định hướng được ý chí, tư tưởng hành vi của mình cho thắng lợi.
Phương pháp sử dụng ảnh hưởng tác động tâm lý trong quá trình giải quyết nhiệm vụ huấn luyện tâm lý thi đấu có những điểm riêng và những đặc điểm này được quyết định bởi bản chất huấn luyện tâm lý thi đấu.
Những đặc điểm đó là:
– Toàn bộ công tác huấn luyện tâm lý thi đấu được thực hiện trên cơ sở nâng cao hoạt tính cá nhân biểu hiện tâm lý chuyên môn của VĐV.
– Lựa chọn các ảnh hưởng và tác động tâm lý tới trình độ thể thao của VĐV, tới phạm vi và tính chất của cuộc thi đấu sắp tới và đặc điểm cá nhân của VĐV.
– Có hệ thống kiểm tra trình độ huấn luyện tâm lý thi đấu của mỗi VĐV, của từng bộ phận hoặc từng đội một cách thực tế.
– Phân tích tâm lý sâu sắc kết quả từng cuộc thi đấu, điều này làm tích cực hóa các phương pháp và hoàn thiện các biện pháp huấn luyện tâm lý thi đấu.
-
Điều khiển hành vi và hoạt động của vận động viên khi chuẩn bị thi đấu và tham gia thi đấu
Hiệu quả và độ tin cậy về hoạt động thi đấu của vận động viên được xác định không chỉ bằng trình độ chuẩn bị tâm lý toàn diện của VĐV đó mà còn ở sự chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc thi đấu cụ thể.
Trình độ chuẩn bị tâm lý của vận động viên là mức độ phát triển của các hệ thống trạng thái chức năng của cơ thể, các chức năng điều của hệ thống thần kinh và tâm lý, các tố chất vận động thể lực đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.
Trình độ chuẩn bị tâm lý phát triển trong quá trình huấn luyện hoàn thiện thể thao lâu dài. Chuẩn bị sẵn sàng thi đấu là trạng thái của vận động viên trong một thời điểm nhất định tạo nên điều kiện thúc đẩy hay gây cản trở biểu hiện tối đa trình độ chuẩn bị của anh ta.
Nhiệm vụ của huấn luyện viên – không chỉ giúp vận động viên trong công tác huấn luyện tâm lý nhằm hình thành tâm lý sẵn sàng cho từng cuộc thi cụ thể, mà còn sẵn sàng sử dụng các biện pháp dự phòng và điều hoà trạng thái tâm lý xấu có thể nảy sinh trong các điều kiện phức tạp trước và trong thi đấu.
Các Test sư phạm, các trận đấu kiểm tra … được sử dụng với mục đích kiểm tra trình độ chuẩn bị và mức độ hình thành sự sẵn sàng thi đấu của VĐV là công việc không thể thiếu được trong công tác chuẩn bị thi đấu cho VĐV. Phân tích kết quả các lần thi đấu kiểm tra HLV có thể đánh giá chất lượng công việc đã được tiến hành và mức độ sẵn sàng mà VĐV sẽ đạt được trong thời gian tới.
Ngoài ra, HLV có thể giúp các VĐV tạo ra mô hình tình huống của các trận thi đấu sắp tới. Sự chỉ đạo trực tiếp của HLV trong quá trình thi đấu có một ý nghĩa đặc biệt để điều khiển hoạt động thi đấu của VĐV. Sự chỉ đạo thường được tiến hành dưới hai hình thức: Lời căn dặn trước trận đấu và nhắc nhở trong quá trình thi đấu.
Lời căn dặn thường được sử dụng với mục đích hình thành ở VĐV thái độ tốt đối với cuộc đấu, gây lòng ham muốn thi đấu, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, kích thích họ hoạt động tích cực.
Chỉ dẫn cụ thể của HLV về những đặc điểm nguy hiểm của đối phương giúp VĐV củng cố tinh thần, thái độ thi đấu. HLV cần phải tuyệt đối tin tưởng vào độ chính xác của thông tin mà mình đã thông báo cho vận động viên trước trận đấu. Và chỉ thông báo ngắn gọn và điểm chính nhất, chủ yếu nhất. Nhưng phải thông báo một cách thận trọng có tính tới các đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm của VĐV.
HLV phải thận trọng sử dụng sự chỉ đạo – nhắc nhở trong quá trình thi đấu. Hiệu quả xấu của sự chỉ đạo trước hết làm cho VĐV mất tập trung chú ý và phân tán tư tưởng. VĐV có thói quen tự giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thi đấu. Vì vậy, sự chỉ đạo của HLV có thể mâu thuẫn với chính kiến của VĐV.
Vì vậy, HLV cân nhắc thận trọng trong những ý và lời lúc tác động chỉ đạo thi đấu. Những HLV có kinh nghiệm thường đưa ra mệnh lệnh với mục đích nhanh chóng sửa chữa một sai lầm nào đó, hoặc huy động sức lực của VĐV.
Nhưng những lời đó chỉ có thể sử dụng trong điều kiện thông hiểu sâu sắc tình huống thi đấu, biết rõ trạng thái và khả năng của VĐV và việc điều khiển chỉ đạo từ bên ngoài không mâu thuẫn với việc tự điều chỉnh của VĐV.
Bồi dưỡng năng lực tư duy chiến thuật thi đấu cho VĐV và đội thể thao
Hoạt động chiến thuật trong thi đấu thể thao thuộc loại hình hoạt động tư duy sáng tạo trong khi sử dụng kỹ thuật, thể lực và xử lý tình huống thi đấu của người VĐV. Hoạt động chiến thuật đòi hỏi người VĐV những yếu tố như khả năng tư duy trạng thái thi đấu nhanh nhạy, quá trình tâm lý vận động phát triển tối ưu, hiểu và biết điều khiển vận động kỹ thuật phù hợp trạng huống, biết cách đánh lừa đối thủ và biết lợi dụng các yếu tố luật lệ thi đấu cho phép để tạo thuận lợi cho hoạt động của mình.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của ThanhBinhPsy sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công tác chuẩn bị cho các vận động viên trước khi thi đấu sao cho ổn định và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.