Vô thức là một khái niệm độc đáo trong ngành tâm lý học. Trong bài viết này, Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn tìm hiểu vô thức là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm độc đáo trong ngành tâm lý học này nhé.
Thông tin chung
Nhắc đến vô thức, rất khó để có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng. Dưới đây, cùng tìm hiểu về chúng nhé.
Khái niệm: Vô thức là gì?
Tâm trí vô thức hay vô thức là khái niệm bao hàm các quá trình trong tâm trí chúng ta diễn ra một cách tự động. Nó không có sẵn để hướng nội.
Trong thực tế, nó bao gồm những quá trình sau:
- Ký ức;
- Suy nghĩ;
- Sở thích;
- Động lực;
Mặc dù quá trình này tổn tại tốt dưới bề mặt nhận thức có ý thức, chúng được lý thuyết hóa để nói về những tác động đến hành vi của con người. Từ đó, giúp chúng ta nhìn nhận mọi việc theo cách khác, đặc biệt hơn trong ngành tâm lý học.
CÓ PHẢI BẠN ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ tham vấn tâm lý tuổi học đường uy tín hiện nay
Tìm hiểu về Freud và lịch sử phát triển khái niệm vô thức trong ngành tâm lý
Vô thức là cách gọi các hoạt động tinh thần bên trong diễn ra mà bản thân con người đó không thể nhận thức được. Sigmund Freud – người sáng lập ngành phân tâm học đã tuyên bố rằng những quá trình vô thức này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của một con người.
Trong thực tế, Freud và những cộng sự của ông cảm thấy rằng những giấc mơ thực sự là ví dụ bị che giấu về nội dung vô thức. Do quá sợ hãi mà không dám đối diện với thực tại đang xảy ra.
Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học khác lại phủ nhận những vai trò quan trọng của quá trình vô thức. Họ định nghĩa rằng tâm lý học chính là ngành nghiên cứu các trạng thái có ý thức.
Trong cuộc sống, sự tồn tại của các hoạt động tâm thần vô thức dường như đã được công nhận. Nó vẫn đang là một trong những khái niệm quan trọng đối với ngành tâm thần học hiện đại.
Những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về điều này, những khái niệm liên quan đã được thực hiện. Nó mở ra nhiều mảng mới trong ngành nghiên cứu độc đáo này.
XEM NGAY: Dịch vụ tư vấn tâm lý trực tuyến toàn quốc
Khái niệm vô thức và bằng chứng thực nghiệm
Bằng chứng thực nghiệm của chúng ta cho thấy, những hiện tượng vô thức bao gồm cả cảm giác bị kìm nén, kỹ năng tự động, nhận thức tâm linh và phản ứng tự động của con người trong những trường hợp đặc biệt. Và đôi khi, nó cũng có thể là một phức cảm, một nỗi ám ảnh hay đơn giản chỉ là ham muốn mà thôi.
Theo các nhà nghiên cứu, tâm trí vô thức có thể được coi là nguồn gốc của những giấc mơ và những suy nghĩ tự động. Đó chính là những thứ xuất hiện mà không có bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào.
Trong lý thuyết của ngành phân tâm học, vô thức, các quá trình vô thức được hiểu là được thể hiện trực tiếp trong giấc mơ, trong những lần lỡ mồm hay những câu chuyện cười vẫn được con người kể ra.
Chính vì vậy, nó được coi là nguồn gốc của giấc mơ, những suy nghĩ tự động của con người. Hay nó chính là nguồn gốc của những thứ xuất hiện trong tâm trí chúng ta mà không có nguyên nhân rõ ràng nào.
Các nhà khoa học đã có nhiều cuộc tranh luận về ý thức bị ảnh hưởng bởi những phần khác nhau của tâm trí. Chúng bao gồm vô thức như một thói quen cá nhân, không nhận thức và trực giác. Hiện tượng liên quan đến bán ý thức bao gồm trí nhớ ngầm, thăng hoa, thay đổi, thôi miên…
Đến thời điểm hiện tại, một số nhà tâm thần học vẫn có những tranh cãi về sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, nó vẫn là một trong những khái niệm quan trọng đối với ngành tâm thần học.
Đặc điểm của vô thức là gì?
Trong quá trình nghiên cứu của mình, Freud còn xác định được một số điểm đặc biệt của vô thức. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật mà bạn nên biết:
- Nó cho phép các khái niệm, ý tưởng trái ngược nhau tồn tại cùng lúc.
- Nó không có được sự chắc chắn như những hoạt động có ý thức của con người.
- Những ý tưởng vô thức của chúng ta không được sắp xếp theo một trình tự thời gian, không gian nào.
- Chúng không phải là một mớ hỗn độn vô lý, xoay vần. Thực chất, chúng là một hệ thống phức tạp với tính tổ chức cao, hoạt động theo những luật nhất định.
Trong trạng thái vô thức của chúng ta, một ý tưởng này có thể thúc đẩy một ý tưởng khác theo cách hoàn toàn riêng biệt. Đặc biệt, nó có thể chuyển năng lượng của nó sang một ý tưởng liên quan thông qua sự dịch chuyển đặc biệt.
Freud gọi các cơ chế ngưng tụ, dịch chuyển này là những quá trình sơ cấp. Các quá trình này cho phép những xung động mơ ước vô thức có thể trải qua sự biến dạng, tìm ra những đầu ra không hề có liên hệ thực tế, rõ ràng với các ý tưởng đã, đang bị kìm nén.
Vô thức tồn tại ở đâu?
Freud đã chắp nối lý thuyết của mình bằng cách chú ý đến những khoảnh khắc dường như không hề quan trọng, không đáng chú ý trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể tìm thấy sự vô thức trong những khoảnh khắc, tình trạng sau:
- Những giấc mơ.
- Khi nói lỡ lời.
- Khi phạm những sai lầm nhỏ.
- Mơ mộng.
- Những suy nghĩ xảy ra với chúng ta theo một cách bất ngờ nào đó.
Một trong những ví dụ rõ ràng mọi người có thể thấy về vô thức chính là trong những giấc mơ. Freud đã nêu và đưa ra hàng trăm ví dụ, minh chứng về điều thường thấy trong cuộc sống của chúng ta.
Theo Freud, chính những ước muốn đó đã trải qua sự biến dạng. Điều này được thực hiện thông qua những quá trình ngưng tụ, dịch chuyển bất thường mà chúng ta có thể chú ý đến.
Vô thức được ứng dụng như thế nào?
Freud tin rằng, việc đưa nội dung nghiên cứu vô thức vào nhận thức là điều cực kỳ quan trọng. Nó nhằm mục đích để giải tỏa tâm lý đau khổ trong lòng của mỗi người.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu khoa học đã khám phá ra được những kỹ thuật khác nhau để giúp xem ảnh hưởng của vô thức có thể tác động đến hành vi thực tiễn như thế nào.
Có một số cách khác nhau mà thông tin từ vô thức có thể được đưa vào nhận thức có ý thức, hoặc chúng được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
Vô thức tập thể là gì?
Khi nhắc tới vô thức là gì, chúng ta cũng cần nói đến khái niệm vô thức tập thể. Đây là thuật ngữ được nhắc đến lần đầu tiên và được đặt ra bởi Carl Jung – một trong những sinh viên được Freud hướng dẫn.
Theo Jung, nó có hai tầng:
- Cá nhân;
- Tập thể;
Jung coi vô thức tập thể nằm ngoài trải nghiệm của cá nhân chúng ta. Và nó được liên kết với một mô típ tập thể được gọi là nguyên mẫu trong ngành tâm lý học. Chính điều này đã trở thành tiền đề để phát triển nhiều lý thuyết khác nhau trong ngành tâm lý hiện đại sau này.
Jung đã tuyên bố trong những bài báo cáo của mình rằng: Các nguyên mẫu đặc biệt rõ ràng trong thần thoại và tôn giáo. Nhưng ông cũng nghĩ rằng chúng có thể tự biểu hiện ra ngoài một cách chủ quan trong các trường hợp của cuộc sống.
Tham khảo thêm:
Lời kết
Trong khi Sigmund Freud không phát minh ra khái niệm tâm trí vô thức, thì ông cũng đã phổ biến nó đến mức bây giờ phần lớn gắn liền với lý thuyết phân tâm học của ông. Ý niệm về vô thức vẫn tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong ngành tâm lý học hiện đại. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu về cách thức hoạt động của tâm trí bên ngoài nhận thức có ý thức của con người.
Hy vọng qua bài viết trên trong chuyên mục “Kiến thức tâm lý học” của Thanh Bình Psy , có thể giúp mọi người giải được thắc mắc về vô thức là gì. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, hay cần tham vấn tâm lý, đánh giá tâm lý, hãy liên hệ ngay cho Thanh Bình PSY qua thông tin dưới đây
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 551 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM
- Hotline/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/thamvantamlythanhbinhpsy/
- Địa chỉ Website: https://thanhbinhpsy.com/