Hội chứng quên gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, hiệu quả công việc. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp kịp thời điều trị hiệu quả chứng bệnh là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn về chứng bệnh này trong bài viết ngay sau đây.
Hội chứng quên có phải là bệnh?
Hội chứng quên xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau không chỉ riêng người già. Đặc điểm triệu chứng cùng các dấu hiệu ở các đối tượng lại có sự khác nhau.
Đối với người già
Người cao tuổi thường xuất hiện chứng hay quên hay còn gọi là Alzheimer. Tình trạng hay quên này ngày càng nặng dần. Đây cũng là một biểu hiện rất bình thường của tình trạng lão hóa não bộ. Tuy nhiên, chứng Alzheimer này không quá nghiêm trọng. Người già vẫn có thể nhớ lại vào một thời điểm cụ thể nào đó. Họ sẽ chỉ mất nhiều thời gian hơn cho việc ghi nhớ. Hơn nữa cũng thường quên những việc họ làm.
Đối với người trẻ
Nếu người trẻ tuổi mắc chứng hay quên thường là biểu hiện của bệnh nguy hiểm và phức tạp hơn. Bệnh nhân cần tìm hiểu cụ thể và chính xác các nguyên nhân gây bệnh để được khắc phục sớm. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng tới não bộ đặc biệt là khi lớn tuổi hơn.
Lý giải nguyên nhân của chứng hay quên
Nguyên nhân gây ra chứng hay quên rất đa dạng còn phụ thuộc vào nhiều lứa tuổi khác nhau. Cụ thể như sau:
Lão hóa tự nhiên
Đây là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Càng lớn tuổi thì cơ quan trong cơ thể sẽ phải đối mặt với quá trình lão hóa. Trong đó, bao gồm cả não bộ. Đây cũng là lý do vì sao người cao tuổi thường mất nhiều thời gian mới có thể nhớ lại những việc họ đã làm.
Trong một số các trường hợp, bệnh có thể tiến triển nhanh, dẫn tới vấn đề suy giảm trí nhớ. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển âm thầm và có thể dẫn tới vấn đề sa sút về trí tuệ. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh.
Làm việc quá căng thẳng
Đây là vấn đề thường gặp lớn nhất dẫn tới chứng hay quên của người trẻ. Khi phải làm việc quá căng thẳng trong thời gian dài người bệnh sẽ phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ. Các bạn ngủ không đủ giấc không thể tập trung và giảm sút trí nhớ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh trầm cảm.
Bệnh lý mãn tính
Người bệnh mắc phải các bệnh lý mãn tính như: Gan, thận, phổi dẫn tới cơ thể thiếu oxy lên não. Vì thế, người bệnh dễ đối mặt với tình trạng nhớ nhớ, quên quên các vấn đề liên quan tới công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Não và chấn thương não
Một trong số các chứng hay quên thường gặp đó là các tổn thương ở não do bệnh (viêm não, viêm màng não,…) Hoặc các chấn thương (sau quá trình đột quỵ). Ngoài ra, một số các trường hợp bị teo vỏ não, hay mắc phải các căn bệnh di truyền ở não, thoái hóa não cũng có thể dẫn tới hội chứng này.
Thuốc và chất gây nghiện
Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu Vitamin B1, thói quen dùng chất gây nghiện cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn tới vấn đề suy giảm trí nhớ.
Có thể bạn cần biết:
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tuyến cùng chuyên gia hàng đầu hiện nay
- Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý với kết quả chính xác 99%
Điều trị chứng bệnh hay quên như thế nào?
Đối với phương pháp điều trị hội chứng hay quên người ta thường sử dụng thuốc kết hợp cùng với các bài tập để đảm bảo nâng cao hiệu quả cải thiện, chữa trị bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Chứng bệnh hay quên bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp cùng liều nhỏ thuốc bình thần:
- Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng nhiều hơn cả đó là: sertralin và paroxetin. Do hai loại thuốc này có hiệu quả điều trị tốt với cả trầm cảm và lo âu mà ít gây ra tác dụng phụ.
- Thuốc bình thần được khuyên sử dụng kèm theo đó là clonazepam hay bromazepam. Cả hai loại thuốc này có khả năng giảm lo âu nhanh ngay cả khi sử dụng liều thuốc thấp. Vì thế, hạn chế tối đa tình trạng người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Hơn nữa, bệnh nhân cũng dung nạp thuốc tốt hơn.
- Thuốc cải thiện tuần hoàn não như: ginkgo biloba hay Piracetam với liều trung bình. Tuy vậy, các loại thuốc này chỉ có tác dụng nếu như được kết hợp cùng với thuốc chống trầm cảm.
Tin hữu ích: Não Cố Tình Quên, Để Ghi Nhớ bạn đã biết chưa?
Bài tập sức khỏe
Bên cạnh việc dùng thuốc, các bạn nên kết hợp cùng với một số các bài tập cụ thể để rèn luyện sức khỏe như:
- Đi bộ: Đi bộ trước hoặc sau ăn khoảng 2h, di trong khoảng từ 30 tới 60 phút. Đi bộ sẽ giúp các bạn có được tinh thần thoải mái, nâng cao mức hấp thụ oxy của các tế bào não. Từ đó, giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ hiệu quả.
- Vận động bàn tay: Vận động 10 ngón tay để vẽ tranh, cắt hình và nặn tượng,…. Đây là bài tập giúp lưu thông máu, kích thích tuần hoàn máu não. Từ đó, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây suy não, teo não.
- Tập tay cùng với bi: Chuẩn bị viên bi đá hoặc viên bi sắt. Sau đó, dùng lòng bàn tay tập bóp, xoay viên bi. Mở và nắm tay, co duỗi khi cầm bi.
- Tập cổ: Gập và xoay cổ để chống thoái hóa đốt sống cổ. Qua đó, ngăn ngừa thiếu máu não, cải thiện suy giảm trí nhớ.
Xem thêm: Sa sút trí tuệ thùy trán – thái dương (FTD) là gì?
Hội chứng quên kéo dài ảnh hưởng tới công việc và hoạt động sinh hoạt. Người bệnh nên tới chuyên khoa thần kinh để được thăm khám lâm sàng cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Hy vọng với những thông tin trên Thanh Bình Psy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này để sớm phát hiện và điều trị.