Hội chứng sợ không gian hẹp không chỉ gây ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu khi bước vào phòng kín mà còn khiến bạn trở nên hoảng loạn. Vấn đề này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh hoạt thường ngày và gây cản trở cho công việc. Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Hội chứng sợ không gian hẹp vốn là một dạng của chứng rối loạn lo âu, thường được gọi là Claustrophobia. Người mắc phải hội chứng này thường có xu hướng né tránh, thoát ra các khoảng không gian chật hẹp. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tìm cách để tránh phải đối mặt với các tình huống hoảng sợ, lo lắng.
Chứng sợ hãi này sẽ gây ra các cản trở nhất định với từng người bệnh. Trong đó, có nỗi sợ hãi vô cớ về các tình huống, sự việc không có lối thoát hay bị khép kín làm cho người bệnh xuất hiện các cơn hoảng loạn dữ dội.
Với từng người bệnh mức độ sợ hãi sẽ có sự khác nhau. Với một số trường hợp chứng sợ không gian hẹp sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, với một số những người khác cần phải dùng tới một số các phương pháp trị liệu để làm dịu các dấu hiệu.
Nguyên nhân mắc chứng sợ không gian hẹp
Theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa thể xác định được một cách chính xác các nguyên nhân gây ra hội chứng sợ không gian hẹp. Thường các chứng sợ hãi này bắt đầu từ những năm thơ ấu hay dậy thì.
Sợ không gian hẹp có thể có liên quan tới chức năng hạch hạnh nhân (Một phần của não bộ kiểm soát mức độ sợ hãi). Nỗi ám ảnh về không gian hẹp cũng có thể bắt nguồn từ một sự kiện gây chấn động trong cuộc đời.
- Người bệnh từng bị mắc kẹt tại một nơi chật hẹp hay tại nơi đông người trong một khoảng thời gian dài.
- Người bệnh từng gặp chấn động khi đi máy bay.
- Thuở nhỏ bị mắc kẹt trong phương tiện công cộng đông người.
- Người bệnh vô tình bị bỏ quên trong không gian hẹp.
Đối với những người bệnh sống trong cùng gia đình có bố, mẹ, người thân mắc phải chứng bệnh này. Nếu trẻ nhỏ thấy người thân sợ hãi trong không gian kín cũng sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng này khi gặp phải tình huống tương tự.
Biểu hiện nhận biết chứng sợ không gian khép kín
Thông thường, triệu chứng sợ không gian hẹp xuất hiện khi người bệnh gặp phải nguyên nhân gây kích thích. Sợ hãi là biểu hiện đặc trưng nhất của người bệnh. Bên cạnh nỗi sợ hãi, hoảng loạn thì người bệnh còn mắc phải một số các triệu chứng khác. Cụ thể:
- Hụt hơi
- Run sợ
- Người đổ nhiều mồ hôi
- Có cảm giác buồn nôn khi ở phòng kín
- Tim đập loạn nhịp trong phòng kín
- Người có cảm giác hoảng sợ tột độ
- Trong không gian kín cơ thể yếu ớt, người có cảm giác lâng lâng.
- Cơ thể có biểu hiện đau tức ngực.
- Cơ thể nóng ran.
- Người bị mất phương hướng, cảm thấy bối rối.
- Người cảm thấy thở gấp.
Với những người mắc chứng sợ không gian hẹp luôn có nhu cầu cố gắng tránh né việc ở trong không gian hẹp và chật chội. Thông thường, họ sẽ luôn muốn tìm kiếm lối ra khi mới vào trong một không gian nào đó. Bên cạnh đó cũng luôn có xu hướng muốn đứng gần lối ra vì lo sợ cửa sẽ đóng lại.
Thông tin thêm:
- Hội chứng Stockholm là gì?
- Nguyên nhân gây ra hội chứng X dễ gãy
Cách khắc phục hội chứng sợ không gian hẹp
Thông thường, hội chứng sợ hãi trong không gian hẹp sẽ được ưu tiên điều trị với liệu pháp trị liệu tâm lý. Thông qua các hình thức tư vấn khác nhau người bệnh sẽ có thể sớm vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Hơn thế nữa, họ cũng sẽ biết cách quản lý được các tác nhân gây ra tình trạng hoảng loạn.
Trong quá trình điều trị tâm lý các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng một số các biện pháp như:
Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp này giúp người bệnh có thể bước đầu kiểm soát cũng như điều chỉnh tốt các suy nghĩ tiêu cực cũng như sai lệch của mình khi đối diện với các vấn đề gây ra sự sợ hãi. Nếu có thể kiểm soát được các suy nghĩ này sẽ giúp bạn điều chỉnh hành vi. Qua đó, khắc phục được một cách tốt nhất chứng sợ hãi trong không gian kín.
Liệu pháp điều chỉnh hành vi cảm xúc
Đây là dạng nhận thức hành vi mục tiêu chính là tìm ra các hành vi, thái độ, cảm xúc không lành mạnh. Nhà trị liệu sẽ chủ động sử dụng kỹ thuật thách thức các niềm tin đang sai lệch và tạo cho người bệnh những niềm tin hợp lý và tích cực.
Bài tập thư giãn và hình dung
Trong trường hợp người bệnh ở trong tình huống ngột ngạt chật hẹp nhà trị liệu sẽ đưa ra các kỹ thuật để thư giãn và hình dung riêng. Các bài tập này giúp người bệnh dần xoa dịu thần kinh cũng như giảm được các cơn hoảng sợ.
Phương pháp tiếp xúc
Kỹ thuật này được áp dụng rất phổ biến trong trường hợp mắc rối loạn ám ảnh, hay lo âu. Khi áp dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ được áp dụng trong tình huống không nguy hiểm nhưng khiến họ sợ hãi.
Khi đối mặt với sự sợ hãi bạn sẽ phải trực tiếp đối mặt và vượt qua chúng. Chỉ khi trực tiếp phải đối mặt với cảm giác sợ hãi người bệnh mới có thể tự mình cố gắng và vượt qua chúng.
Hội chứng sợ không gian hẹp có thể khắc phục được nếu kiên trì điều trị. Thanh Bình PSY đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều trường hợp mắc hội chứng này. Hãy liên hệ với đội ngũ các chuyên gia tư vấn đề có được những đánh giá và tư vấn các phương án điều trị phù hợp.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý