Bất cứ âm thanh dù to, nhỏ thế nào đều khiến các bạn cảm thấy khó chịu. Nếu như đang gặp phải vấn đề này có nguy cơ các bạn đang mắc phải chứng dị ứng với âm thanh. Vậy hội chứng sợ tiếng ồn được hiểu là gì? Cách hỗ trợ khắc phục như thế nào? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây.
Tìm hiểu hội chứng sợ tiếng ồn là gì?
Hội chứng sợ tiếng ồn hay còn được gọi là Misophonia hay hội chứng nhạy cảm với âm thanh có chọn lọc. Điều này có nghĩa là người mắc hội chứng này chỉ nhạy cảm với một số âm thanh. Trong đó, thường gặp nhất là âm thanh nhai thức ăn, thở mạnh, tiếng bấm bút, tiếng gõ bàn phím,….
Khi nghe âm thanh này, người bệnh sẽ thấy bức bối, khó chịu, lo lắng hay hoảng sợ. Cùng với đó là việc đi kèm với các triệu chứng thể chất như: Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, khó thở, hay choáng váng,…Thậm chí có những người còn trở nên giận dữ với âm thanh khiến họ khó chịu.
Xem thêm: Hội chứng sợ ngủ một mình là gì?
Nguyên nhân mắc chứng sợ tiếng ồn
Hiện tại, chứng sợ tiếng ồn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, chuyên gia nhận thấy hội chứng này sẽ khởi phát chủ yếu trong giai đoạn 9-13 tuổi. Hiện tại, có 1 số yếu tố được xác định có liên quan tới chứng sợ tiếng ồn gồm:
Cấu trúc não bộ bất thường
Phần lớn não bộ của người mắc chứng sợ tiếng ồn có vùng não trước trán hoạt động quá mức. Cơ quan có vai trò xử lý cảm xúc, cảm nhận âm thanh. Hơn thế nữa, vũng não trước trán quá nhạy cảm cũng khiến cơ thể khó chịu, tức giận, thậm chí hoảng loạn khi nghe thấy 1 số các âm thanh.
Cơ thể di truyền
Tương tự như một số các vấn đề tâm lý khác thì chứng sợ tiếng ồn cũng có khả năng di truyền. Với những trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh này thì có nguy cơ cao con cái sẽ mắc phải chứng bệnh này.
Ảnh hưởng tâm lý
Chứng sợ tiếng ồn thường xảy ra với những người mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Trong đó, cũng có hội chứng Tourette, rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn lo âu.
Chứng ù tai
Những người mắc bệnh ù tai thường khá nhạy cảm với âm thanh. Đặc biệt là các âm thanh có cường độ không quá lớn. Tuy nhiên, các âm thanh này lặp lại đều và thường xuyên.
Chứng sợ tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới cả nam và nữ. Tuy nhiên, với nữ giới tình trạng này thường nghiêm trọng hơn. Nếu như không được điều trị, người bệnh thường sẽ phải đối mặt với nhiều cản trở trong cuộc sống. Đôi khi phải sống cô lập vì không chịu được âm thanh phát ra từ người khác.
Tin hữu ích: Các lý thuyết của tâm lý học phát triển bạn cần biết
Chứng sợ tiếng ồn có nguy hiểm hay không?
Thực tế chứng sợ tiếng ồn thường không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hay can thiệp sớm sẽ khiến cho người bệnh phát triển tình trạng rối loạn tâm lý, tâm thần. Cùng với đó là các vấn đề về sức khỏe thể chất khác.
Cảm giác khó chịu, bực bội, hoảng loạn khi nghe các âm thanh “nhạy cảm” sẽ khiến người bệnh luôn ở trạng thái khó chịu và căng thẳng. Hầu hết âm thanh mà họ cảm thấy khó chịu lại là những âm thanh thường gặp hàng ngày như: Tiếng hơi thở, tiếng chép miệng, tiếng gõ bàn phím,…. Vì thế họ thường phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực trong một ngày.
Những người mắc chứng bệnh này thường dẫn tới tình trạng cao huyết áp, gia tăng vấn đề tim mạch, đau đầu, rối loạn tiền đình,…. Thậm chí có những người có thể lên cơn đau tim mỗi khi nghe thấy âm thanh này.
Hội chứng sợ hãi tiếng ồn rất khó hòa nhập với cuộc sống. Vì quá nhạy cảm với âm thanh nên họ thường có xu hướng chọn cách khép kín, né tránh việc gặp gỡ những người khác, tránh những nơi công cộng.
Chứng sợ tiếng ồn có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, chứng bệnh này cũng gia tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, lo âu xã hội. Không những vậy, người bệnh còn phải đối mặt với các mâu thuẫn trong các mối quan hệ do các phản ứng gay gắt khi người khác tạo ra tiếng ồn.
Phương án điều trị chứng sợ tiếng ồn hiệu quả
Hiện tại, không có phương án nào có thể điều trị hiệu quả được chứng sợ tiếng ồn. Tuy nhiên, hội chứng này có thể sẽ được cải thiện sau khi can thiệp một số các phương pháp. Ngoài việc giảm “nhạy cảm” với âm thanh, việc điều trị còn được thực hiện giúp cho người bệnh có thể kiểm soát được cảm xúc. Đồng thời, giải tỏa căng thẳng và lo lắng.
Trị liệu tâm lý: Phương pháp được áp dụng cho các trường hợp sợ tiếng ồn. Phương pháp này có sử dụng thiết bị hỗ trợ để tạo ra âm thanh dễ chịu. Lâu dài, người bệnh sẽ giảm bớt tình trạng khó chịu, nhạy cảm với âm thanh.
Dùng thuốc hỗ trợ điều trị: Chứng sợ âm thanh có thể gây ra trạng thái căng thẳng, trầm cảm cũng như rối loạn lo âu. Do vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trong 1 số các trường hợp cần thiết.
Biện pháp hỗ trợ khác: Chứng sợ tiếng ồn ngoài việc hỗ trợ tâm lý, thuốc điều trị còn có thể áp dụng thêm một số các giải pháp khác. Cụ thể là:
- Chuẩn bị nút tai sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
- Đeo tai nghe khi ra ngoài để tránh các âm thanh gây ra tình trạng khó chịu.
- Xây dựng một lối sống lành mạnh góp phần trong việc kiểm soát chứng Misophonia. Vì vậy, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế tình trạng căng thẳng, tập thể dục điều độ để cải thiện bệnh lý.
Hội chứng sợ tiếng ồn là một vấn đề tâm lý có liên quan tới vấn đề rối loạn thần kinh trung ương. Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn nhưng tình trạng này có thể được kiểm soát thông qua một số các liệu pháp cũng như lối sống khoa học. Thanh Bình PSY với sự góp mặt của các bác sĩ tâm lý giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giúp người bệnh khắc phục được các chứng bệnh tâm lý hiệu quả.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý