Tâm lý học phát triển là gì? Thông tin tổng quan cần biết

Ngành tâm lý học ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Trong đó, tâm lý học phát triển được xem là một trong những phân ngành đặc biệt quan trọng. Bộ môn khoa học này tập trung nghiên cứu quá trình phát triển tâm lý theo từng giai đoạn đời người. Đồng thời, nó cho thấy sự nhất quán trong quá trình tâm lý dù tuổi đời con người thay đổi theo thời gian. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng Thanh Bình PSY theo dõi những nội dung dưới đây.

Tâm lý học phát triển là gì?

Tâm lý học phát triển có tên tiếng Anh là Developmental Psychology. Đây là một bộ môn khoa học, dùng phương pháp nghiên cứu tâm lý con người, lý giải vì sao con người lại có xu hướng thay đổi trong suốt quá trình phát triển của họ.

Những nhà khoa học chuyên lĩnh vực này sẽ tập trung tìm hiểu và khai thác những thay đổi thể chất trong quá trình lớn lên, già đi của con người. Song song đó, họ cũng sẽ đề cao sự phát triển xã hội cũng như nhận thức xảy ra trong suốt cuộc đời của con người. Có nghĩa là, sẽ có 4 vấn đề được nghiên cứu:

  • Nhận thức
  • Xã hội
  • Trí tuệ
  • Nhân cách
Xem thêm:  Tìm Hiểu Về Nhà Tâm Lý Học Virginia Axline

Người cung cấp nền tảng cho tâm lý học phát triển chính là Jean-Jacques Rousseau và John B. Watson. Sau đó, rất nhiều nhà khoa học đã phát triển các học thuyết ban đầu lên. Trong đó, nổi bật nhất chính là Erik Erikson đã phát triển thành công mô hình 8 giai đoạn phát triển tâm lý và nó trở thành cơ sở quan trọng cho rất nhiều những nghiên cứu sau này. 

Thông tin tổng quan về tâm lý học phát triển
Thông tin tổng quan về tâm lý học phát triển

Thông tin thêm: Tâm lý học xã hội là gì?

Các lý thuyết của tâm lý học phát triển

Có 7 lý thuyết quan trọng của tâm lý học phát triển. Mỗi lý thuyết sẽ tập trung phân tích và mô tả một khía cạnh riêng của trường phái tâm lý này. Cụ thể:

Lý thuyết về mặt phát triển tâm lý và sinh lý

Lý thuyết này cho rằng, mỗi con người đều sẽ có mức độ nhận thức riêng. Trong đó, tồn tại 2 phần là nhận thức và vô ý thức. Nhận thức là những gì mà còn người có tiềm thức thông qua thông tin. Còn vô thức chính là những quá trình tinh thần mà con người không cảm nhận và phân tích được. 

Lý thuyết về phát triển trí tuệ và nhận thức

Lý thuyết này tin rằng sự phát triển trí tuệ của con người diễn ra theo các giai đoạn nhất định. Nó diễn ra theo một quá trình xuyên suốt và giai đoạn sau có tính kế thừa từ giai đoạn trước đó. 

  • Cảm biến
  • Trước khi vận hành
  • Vận hành cụ thể
  • Vận hành chính thức
Xem thêm:  Điểm tựa tinh thần là gì? Ý nghĩa của điểm tựa với con người
Lý thuyết về phát triển trí tuệ và nhận thức
Lý thuyết về phát triển trí tuệ và nhận thức

Lý thuyết từng giai đoạn phát triển đạo đức

Lý thuyết này được khai sáng bởi nhà tâm lý học Piaget. Ông cho rằng đạo đức con người cũng phát triển qua các giai đoạn xây dựng và nó liên tục phát triển trong cuộc đời mỗi cá nhân. Trong đó, lý trí đạo đức sẽ xuất hiện trong giai đoạn cuối thời thơ ấu, con người bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên.

Lý thuyết từng giai đoạn phát triển tâm lý xã hội

Từ khi nhỏ đến khi trưởng thành, con người sẽ phát triển qua 8 giai đoạn. Từng giai đoạn sẽ có những thách thức cũng như các trường hợp khó xử hiện sinh. Thông qua đó, tâm lý con người cũng sẽ có sự thay đổi nhất định tương ứng.

Trong từng giai đoạn con người sẽ có những sự thay đổi tương ứng
Trong từng giai đoạn con người sẽ có những sự thay đổi tương ứng

Lý thuyết về sự phân cấp phát triển tâm lý

Lý thuyết này chứng minh rằng, tâm lý con người có sự phân cấp nhất định theo thời gian. Mỗi con người sẽ đối mặt với nhiều nhiệm vụ trong cuộc đời. Trong đó, não bộ và tâm lý sẽ bắt đầu phân tích để sắp xếp mức độ quan trọng của nhiệm vụ và thực hiện nó.

Lý thuyết thiên về hệ thống sinh thái

Trong tâm lý học phát triển, môi trường sinh thái đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tâm lý con người. 

Có hệ thống môi trường sinh thái vi mô, ví dụ như gia đình, trường học. Có hệ thống lưới, chính là kết nối của những hệ thống vi mô. Và tất nhiên có cả hệ sinh thái xã hội lớn hơn. Song hành đó chính là hệ thống vĩ mô với những văn hóa, phong tục hay những quy luật của xã hội. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý con người trong các giai đoạn phát triển của cuộc đời. 

Xem thêm:  Resilience Là Gì? Làm Sao Để Rèn Luyện Resilience?

Tin hữu ích: Ngành tâm lý học thi khối nào?

Lý thuyết về các khu vực phát triển gần

Một nhà lý thuyết tâm lý người Nga, Lev Vygotsky đã mở đầu cho lý thuyết này. Ông cho rằng, trẻ em sẽ học tập và phát triển dựa trên những kinh nghiệm và thực hành thông qua tương tác xã hội với những thành viên trong nền văn hóa gần của chúng.

Có nghĩa là, ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ đã phát triển tâm lý và quá trình này tiếp tục phát triển đến khi già đi. Trẻ sẽ tự vận động và phát triển tâm lý trong môi trường mà chúng tiếp xúc gần. Trong đó, người lớn đóng vai trò định hướng và từ đó sẽ tạo nên quá trình hiểu biết đầy đủ của ý thức con người theo thời gian. 

Hệ thống sinh thái gây ảnh hưởng ít nhiều sự phát triển của tâm lý
Hệ thống sinh thái gây ảnh hưởng ít nhiều sự phát triển của tâm lý

Ngày nay, tâm lý học phát triển đã trở thành một phân ngành khoa học quan trọng. Nó liên quan mật thiết đến tâm lý học trẻ em, tâm lý học nhận thức, tâm lý học sinh thái và nhiều phân ngành khác. Đây là một bộ môn khoa học quan trọng và có thể giúp chúng ta soi chiếu tâm lý của chính mình theo cách đơn giản và dễ nắm bắt nhất.