Khám phá bộ não của Albert Einstein có điểm gì đặc biệt?

Bộ não của Albert Einstein luôn là một ẩn số khiến người đời tò mò. Sau khi kết thúc cuộc đời đầy vinh quang của mình, bộ não của Einstein cũng trải qua một hành trình dài đầy khó khăn. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn về bí mật ẩn chứa trong bộ não đặc biệt nhất thế giới này. 

Đôi nét về Albert Einstein 

Albert Einstein vốn được biết tới là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông chính là chủ nhân của thuyết tương đối. Đồng thời, cũng là người sở hữu IQ cao nhất thế giới. IQ của ông được xem là quy chuẩn trong việc xác định trí thông minh của con người. 

Albert Einstein sinh năm 1879 tại đất nước Đức. Thuở nhỏ, ông đã từng khiến gia đình vô cùng lo lắng vì được nhận định là chậm phát triển. Do khả năng nói của ông bị hạn chế. Albert Einstein khá bướng bỉnh, không theo khuôn khổ tất cả đã được bộc lộ rõ nét từ khi Einstein còn là một cậu  bé 5 tuổi. 

Do những khó khăn của gia đình mà việc học tập của Einstein gặp gián đoạn. Năm 17 tuổi, Albert Einstein đỗ vào trường Đại học Bách khoa Zurich để trở thành giáo viên toán và vật lý. Niềm đam mê nghiên cứu của Albert Einstein được thể hiện rất rõ. Toàn bộ thời gian của mình ông dành cho nghiên cứu và đã tạo nên được những thành tựu làm thay đổi cả nhân loại. Thậm chí còn góp phần hình thành nên một thế giới mà con người đang sinh sống ngày nay:

  • Sự tương quan đặc biệt giữa thời gian và không gian
  • E = mc ^ 2
  • Tia laser
  • Hố đen, lỗ giun vũ trụ
  • Sự giãn nở của vũ trụ
  • Bom nguyên tử
  • Sóng hấp dẫn
Xem thêm:  Hé lộ cách nhận biết 9 dấu hiệu trẻ nghiện game

Xem ngay: Tâm lý học phát triển là gì?

Sự khác biệt giữa bộ não người bình thường và Albert Einstein
Sự khác biệt giữa bộ não người bình thường và Albert Einstein

Tìm hiểu bộ não của Albert Einstein có gì khác biệt?

Theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố rộng rãi trên khắp thế giới, Albert Einstein có bộ não khác biệt so với những bộ óc thông thường. Não của Albert Einstein có số lượng tế bào thần kinh đệm đạt trên mức trung bình. Đặc biệt, não trái có tế bào thần kinh đệm nhiều hơn tới 73% so với não bình thường. Tế bào thần kinh đệm cố định nơron thần kinh. Nhờ vậy, cung cấp oxy và dinh dưỡng hơn. 

Theo Đại học Alabama tại Birmingham thì trong não của Albert Einstein có những tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ hơn mức bình thường. Do vậy, nó có thể xử lý thông tin nhanh và mạnh hơn. Phần não phụ trách khả năng nhận thức, tính toán rộng hơn. Đồng thời, tích hợp tốt hơn so với mức bình thường. 

Mới đây vào năm 2012, đã có một nghiên cứu cho thấy trong não của Albert Einstein có rãnh ở thùy giữa trán. Đây là một khu vực có liên quan mật thiết tới khả năng lập kế hoạch cũng như trí nhớ. Thông thường mọi người có 3 vạch thì Albert Einstein có tới 4 vạch. Thùy đỉnh não bất đối xứng rõ rệt. Cùng với đó có 1 phần nhô lên trên dải nếp nhăn. 

Bộ não Albert Einstein bị đánh cắp khi mất

Vốn là một thiên tài thế giới nên bộ óc của ông trở thành vật mà nhiều người thèm muốn. Trước khi mất, Albert Einstein dường như đã dự đoán được cái chết của mình. Ông thậm chí còn để lại văn bản hướng dẫn về cách sử dụng thi hài của mình. Ông mong muốn gia đình sẽ hỏa táng toàn bộ. Đồng thời, rải tro xuống địa điểm bí mật. Như vậy sẽ ngăn cản việc bị thu giữ bởi những kẻ sùng bái quá mức. 

Xem thêm:  Tổng hợp cách sắp xếp công việc hàng ngày hợp lý hiệu quả nhất

Kẻ đánh cắp bộ não Albert Einstein 

Sau khi nhà vật lý lỗi lạc trút hơi thở cuối cùng vào 18/4/1955 thì một cuộc khám nghiệm tử thi đã được tiến hành. Người bác sĩ chịu trách nhiệm chính Thomas Harvey đã bí mật tách riêng não của Albert Einstein khỏi cơ thể. Ông đã mang về nhà mình mà chưa có sự cho phép từ phía gia đình nhà thiên tài. 

Cuộc giải phẫu bí mật này đã được Harvey tiến hành tại bệnh viện Princeton. Ông đã chia bộ não của nhà vật lý thành 240 phần. Các phần não được chia và đựng trong 2 lọ thủy tinh với dung dịch celloidin. Sau đó, cất chúng trong tầm hầm trong căn nhà riêng của mình. 

Theo một số những tài liệu cũng chỉ ra rằng, Harvey không chỉ lấy đi bộ não mà còn đánh cắp cả đôi mắt của nhà vật lý thiên tài. Tuy nhiên, sau đó, ông đã đưa cho bác sĩ nhãn khoa của Einstein. 

Ban đầu, khi biết được sự việc người con trai của Albert Einstein là Hans rất tức giận. Tuy nhiên, sau đó ông đã cho phép người bác sĩ là Thomas Harvey đưa bộ não cha mình để các nhà nghiên cứu khám phá. Từ đây, đã hé lộ những điểm khác biệt hoàn toàn của khối óc của nhà thiên tài vật lý so với người bình thường. 

Bác sĩ Thomas Harvey - Người đánh cắp bộ não của Einstein 
Bác sĩ Thomas Harvey – Người đánh cắp bộ não của Einstein

Thông tin thêm: Tâm lý học quản lý có ý nghĩa gì?

Xem thêm:  Nguyên nhân mắc dị tật ống thần kinh và cách phòng ngừa

Nghiên cứu liên quan tới bộ não Albert Einstein 

Theo các nghiên cứu tỉ mỉ đã xác định được não Albert Einstein nặng 1.230gr. So với những người đàn ông cùng độ tuổi với nhà vật lý thì não của ông nhẹ hơn mức trung bình. 

Dựa trên các nghiên cứu về corpus callosum (vùng kết nối bán cầu não trái, phải) thì corpus callosum dày hơn. Nhờ vậy, tạo ra được sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa 2 bán cầu não. 

Các nghiên cứu liên quan đến bộ não của ông được công bố trên nhiều tạp chí quốc tế
Các nghiên cứu liên quan đến bộ não của ông được công bố trên nhiều tạp chí quốc tế

Những nghiên cứu về bộ não của Albert Einstein cho thấy bộ não của thiên tài vật lý cũng sự khác biệt đáng kể so với não người. Đây cũng là lý giải cho một phần thành tựu phi thường mà ông đã cống hiến trong suốt cuộc đời của mình. Mong rằng qua đôi dòng bài viết của Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ông Albert Einstein nhé!