Tâm lý học tội phạm bao hàm một phạm vi rất rộng gồm nhiều chủ đề hấp dẫn. Suốt nhiều thế kỷ qua, con người đã luôn hứng thú với tội ác, và càng ngày tâm lý học đã được công nhận là có mối liên hệ bậc nhất với nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt với những tội phạm, tù nhân, cảnh sát, nhân chứng và tòa án.
Cùng Thanhbinhpsy tìm hiểu về tâm lý học tội phạm cũng như ngành tâm lý học tội phạm tại Việt Nam hiện nay trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Khái quát về tâm lý học tội phạm
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đoán bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt.
Mặt khác, tội phạm thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề và lứa tuổi,…do đó khả năng, mức độ phạm tội sẽ khác nhau. Vậy tại sao lại cần có ngành tâm lý học tội phạm, tâm lý học tội phạm là gì? cùng tìm hiểu nhé!
Tâm lý học tội phạm là gì?
Từng có hai chuyên gia tâm lý học tội phạm hàng đầu ở Anh Quốc định nghĩa rằng “Tâm lý tội phạm như là một chuyên ngành ứng dụng tâm lý vào các mối quan tâm về sưu tập, kiểm tra và trình bày chứng cứ nhằm mục đích xét xử”.
Lý giải này cho rằng ngành tâm lý học tội phạm có mối quan tâm đặc biệt tới điều tra (khi họ làm việc với cảnh sát) và quá trình xét xử. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của việc đánh giá và điều trị người phạm tội dựa vào bản án của họ, cũng không ngạc nhiên nếu có một vài bất đồng với khái niệm mà nhóm chuyên gia tâm lý tội phạm đưa ra.
Do đó cần có một định nghĩa rộng hơn, chính xác hơn dành cho khái niệm này. Một nhà tâm lý học tội phạm hàng đầu người Mỹ mô tả tâm lý tội phạm như là ‘ứng dụng kiến thức tâm lý hay các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ khi đối mặt với hệ thống pháp luật’.
Định nghĩa này bao hàm toàn bộ hệ thống pháp luật, các nhà tâm lý tội phạm tiến hành nhiều bước của quá trình kết án (bao gồm cả sau khi công bố bản án) và thực sự cần một khái niệm không giới hạn để chứa đựng toàn bộ công việc.
Vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm
Vào năm 1981, Giáo sư Lionel Haward, mô tả bốn vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm như sau:
Lâm sàng: nghĩa là chuyên gia tâm lý tội phạm đánh giá từng cá nhân để đưa ra một chuẩn đoán lâm sàng, có thể dùng phương pháp phỏng vấn, công cụ đánh giá hoặc các bài kiểm tra tâm lý (như bảng câu hỏi đặc biệt). Những đánh giá này sẽ được khai báo cho cảnh sát, quan tòa, cơ quan quản lý nhà tù và giám sát phạm nhân.
Thực nghiệm: trình bày nghiên cứu để cung cấp tài liệu, tin tức cho một vụ án cụ thể. Gồm tiến hành các bài kiểm tra thực nghiệm để làm sáng tỏ một quan điểm hoặc cung cấp thông tin thêm cho tòa án.
Thống kê bảo hiểm:Chuyên gia ngành tâm lý tội phạm có thể được yêu cầu để cung cấp tài liệu bản báo cáo tiền án, tiền sự của phạm nhân cho quan tòa.
Tư vấn: nhà tâm lý học có thể cung cấp lời khuyên cho cảnh sát về cách tiếp tục vụ điều tra.
Nhà tâm lý học có thể dùng rất nhiều viễn cảnh khác nhau với nhiều lý do khác nhau trong phạm vi hệ thống tư pháp hình sự, cho nên đóng vai trò của mình thông qua nhiều cách.
Các thuyết tâm lý học tội phạm
Thuyết phân tâm học (Sigmund Freud)
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng sự tồn tại của năng lực tình dục và tác động của nó có thể ảnh hưởng đến hành vi con người. Năng lực tình dục gọi là libido, được xem là sức mạnh động lực thúc đẩy hành vi con người. Trong libido lại có hai yếu tố đối đầu với nhau, là Eros – lực lượng sống và Thanatos – lực lượng chết. Các yếu tố này lại chịu tác động bởi ba thành tố: bản năng, bản ngã và siêu bản ngã.
- Bản năng (id) – Được hình thành từ khi bạn sinh ra. Mỗi hành động của chúng ta đều bắt nguồn từ sự khoái lạc vô thức và sự chống đối xã hội.
- Bản ngã (ego) – Thể hiện cá tính tâm lý của từng người thông qua các hoạt động của tri giác, ngôn ngữ và trí tuệ. Bản ngã có khả năng kiểm soát và kiềm chế hành vi cá nhân đối với con người và môi trường xung quanh. Nó có thể đè nén xung đột và kiềm chế sự khoái lạc, giúp ta đạt được sự tự chủ. Bản ngã đại diện cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.
- Siêu bàn ngã (superego) – Có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Siêu bản ngã giúp định hình đạo đức và tư tưởng để đưa ra các hành vi hoàn thiện dựa trên giá trị đúng sai trong từng hành động. Nó tượng trưng cho phần giá trị văn hoá, giúp con người đi đúng hướng.
Thuyết bắt chước (Gabriel Tarde)
Gabriel Tarde đã xây dựng lý thuyết của mình dựa theo “luật bắt chước”. Theo ông, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước hành vi phạm tội của người khác thông qua việc quan sát, chứ không phải do di truyền hoặc do môi trường xung quanh.
Ông phân loại các trường hợp bắt chước thành 3 loại khác nhau:
- Loại thứ nhất là khi cá nhân bắt chước hành vi của người khác ở mức độ và tần suất tiếp xúc của họ.
- Loại thứ hai là khi những cá nhân ở cấp thấp hơn bắt chước cá nhân ở cấp cao hơn.
- Loại thứ ba là khi hai loại hành vi mâu thuẫn với nhau, trong đó cái này có thể thay thế cho cái kia. Ví dụ súng có thể thay thế cho dao và ngược lại.
Ứng dụng của ngành tâm lý học tội phạm
Phân tích tâm lý tội phạm
Một trong những vai trò phổ biến nhất của các nhà phân tích tâm lý tội phạm kết nối vụ án. Quá trình kết nối vụ án này dựa trên những điểm tương đồng về cách cư xử, thái độ của phạm nhân theo lời tường thuật của nạn nhân hoặc suy luận từ hiện trường vụ án.
Nhà tâm lý học tội phạm có thể nhận thông tin từ cảnh sát điều tra, sau đó nghiên cứu và tìm lỗi sai từ những lời khai và báo cáo liên quan đến vụ án, sau đó sẽ chắt lọc thông tin về cách cư xử của nghi phạm. Kế tiếp sẽ so sánh những chỉ điểm tố giác hành vi với những vụ tương tự để tìm kiếm bất cứ chứng cứ buộc tội nghi phạm, liệu cùng một người có thừa nhận đã thực hiện hơn một vụ án hay không.
Nhà tâm lý sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho cảnh sát, tóm tắt toàn bộ dấu hiệu tố giác hành vi của những vụ án chưa khám phá ra xem có khả năng hung thủ sẽ thừa nhận bất cứ vụ án nào khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia hay không. Thông tin mà cảnh sát sử dụng nhằm tập trung điều tra các vụ án hoặc nếu vụ án trên cơ sở dữ liệu đã được xử lý thì cảnh sát sẽ dùng bản báo cáo để xây dựng giả thuyết rồi truy bắt thủ phạm.
Thiết lập hồ sơ tội phạm hoặc điều tra tâm lý tội phạm
Hồ sơ tội phạm và điều tra tâm lý tội phạm trong những năm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông đại chúng. Báo cáo truyền thông luôn tranh thủ thông tin do các nhà tâm lý học tội phạm nghiên cứu về những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, sau đó sẽ công bố với công chúng hồ sơ phạm tội của họ.
Việc truyền thông hành động như vậy một phần gia tăng giá trị tích cực của lĩnh vực này, nhưng vẫn có tranh cãi rằng (phần lớn) họ miêu tả giật gân hoặc sai sự thật so hồ sơ phạm tội gốc, điều này đã gây ra sự nhầm lẫn về hồ sơ thực tế.
Thông tin điều tra tâm lý tội phạm được lượm lặt từ nhiều nguồn như hiện trường vụ án hay cách hành xử, thái độ của nghi phạm trong suốt quá trình điều tra vụ án. Điều này có thể được gộp lại với các thông tin khác như báo cáo nạn nhân (nếu có) để rút ra kết luận về bản chất con người thật sự của thủ phạm vụ án.
Vậy vụ án được lên kế hoạch tỉ mỉ hay chỉ một phút bốc đồng? Hung thủ liệu có sống ở khu vực lận cận gần hiện trường vụ án hay không? Lứa tuổi nào có khả năng thực hiện vụ án? Giới tính của hung thủ là gì? Cảnh sát có thể sử dụng thông tin trên để phục vụ công tác điều tra và thiết kế tài nguyên mục tiêu.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tận Nhà
Phỏng vấn, phát hiện nói dối và nguyên cứu nhân chứng
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng người phụ trách chất vấn có thể kiểm soát được việc nhân chứng hồi tưởng lại sự kiện (cả vô ý hay cố ý – ví dụ như bởi dạng câu hỏi được đưa ra), rõ ràng là người chất vần cần phải được hướng dẫn lại cách tiến hành chất vấn một cách phù hợp.
Các nhà tâm lý học trở thành phương tiện để phát triển thông tin hướng dẫn và lời khuyên về cách tốt nhất để chất vấn nhân chứng và nghi phạm cũng như cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật này cho lực lượng cảnh sát. Cảnh sát cũng phối hợp với các nhà tâm lý để nhận lời khuyên về cách chất vất từng dạng nhân chứng hay nghi phạm nhất định.
Một số lĩnh vực hoạt động khác của nhà tâm lý tội phạm
Đánh giá và điều trị tội phạm
Các nhà tâm lý học tội phạm đặc biệt là ở Úc, Canada và Anh đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo và quản lý tội phạm ở trong cộng đồng cũng như khi bị giam giữ ở trại giam. Vai trò có thể liên quan đến làm việc với tội phạm để giảm bớt tỉ lệ tái phạm tội trong tương lai hay còn một vai trò nữa là chữa bệnh tâm lý nếu cần thiết.
Những vấn đề tâm lý này có thể có (hoặc không) là kết quả ảnh hưởng từ tội ác mà họ gây ra (ví dụ như sự phát triển của rối loạn sau sang chấn hay việc nhận thức về ảnh hưởng của hành động của họ đối với nạn nhân) hay cũng có thể là ảnh hưởng của nơi mà họ bị giam giữ (ví dụ như việc gia tăng trầm cảm khi phải sống xa gia đình hay sự lo lắng, sợ hãi khi liên tục bị áp bức từ những tù nhân khác. Công việc này có thê biến thể thành nhiều hình thức khác nhau và vô cùng thách thức trên thực tế.
Một trọng những khía cạnh đầu tiên của tâm lý học tội phạm khi làm việc với bị can sau khi đã bị tuyên án là thẩm định, đánh giá bị can. Điều này bao gồm đánh giá kỹ mức độ tái phạm tội, khả năng gây sát thương (cho người khác cũng như chính bản thân họ) và nhu cầu của họ (ví dụ như chỗ ở, khả năng tài chính, sức khỏe tâm thần).
Những đánh giá này có thể sử dụng trong việc quản lý tội phạm có mức độ liều lĩnh, nhu cầu cao, thiết lập kế hoạch về các hoạt động mà phạm nhân sẽ thực hiện trong thời gian thi hành án. Điều đó có thể bao gồm cung cấp các quá trình học kỹ năng cơ bản, cách đối xử, các kế hoạch của từng người trong từng trường hợp cụ thể và hơn thế.
Hơn nữa, nếu một tội phạm đang bị kết án và được xem là một mối nguy hiểm đối với cộng đồng, thì nó có thể là một trường hợp mà người phạm trở thành đối tượng bị giám sát để giảm thiểu mối nguy hiểm mà anh ta hoặc cô ta có thể gây ra. Các nhà tâm lý học lúc đầu có thể cung cấp giúp việc sắp xếp các hoạt động những họ còn có thể cung cấp cách quản lý và các lời khuyên theo gỡ các vấn đề như việc can thiệp.
Các nhà tâm lý học tội phạm còn được tham gia đóng góp phát triển việc thiết kế, phân phối và quản lý của chương trình nhằm xác định suy nghĩ, thái độ và hành vi của tội phạm góp phần tạo nên tội ác cũng như ngăn ngừa các tội ác sau này.
Các nhà tâm lý học còn liên quan đến việc quản lý các chương trình đó để đảm bảo chắc chắn rằng các phạm nhân được tham gia vào đúng chương trình phù hợp và các chương trình được thực hiện đúng như mục đích của người thiết kế tạo ra. Nghiên cứu cho thấy các chương trình không được thực hiện đúng có thể làm việc thực hiện trở thành vô nghĩa không hiệu quả thậm chí là gây ra thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, vai trò của tù nhân hay thách thức của nhà tâm lý học không giới hạn trong mối quan hệ giữa việc cải tạo và công việc. Các nhà tâm lý tội phạm trong những trường hợp đấy thì có thể liên quan đến việc đảm nhận nghiên cứu, giám sát việc huấn luyện cho tù nhân hay nhân viên học việc, chuẩn bị báo cáo cho các chi tiết của các phiên tòa về mức độ nguy hiểm, nhu cầu và các thông tin khác liên quan đến cá nhân tội phạm, những người tham dự phiên tòa, nơi tổ chức họp hay những cơ quan chủ quản bắt buộc.
Học viện/nghiên cứu tâm lý tội phạm
Với sự phát triển của mối quan tâm về tâm lý tội phạm và khoa học hành vi vài năm gần đây, nhu cầu về những khóa học dạy về các thuyết và cách áp dụng của tâm lý tội phạm ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng về các khóa học về ngành tâm lý học tội phạm thì cũng có sự gia tăng tương ứng về số lượng các nhà tâm lý học làm việc ở trong các học viện.
Nhà tâm lý học dạy học viên về tâm lý học và khoa học hành vi: hành vi phạm tội, trong phòng xử án, tâm lý học và điều tra, việc đánh giá và điều trị cho tội phạm và còn cả về cách thực hiện các nghiên cứu về ngành tâm lý học tội phạm. Các khóa học này có thể dành cho cả sinh viên chưa tốt nghiệp lẫn đã tốt nghiệp và có thể chuyển tải ở rất nhiều cách đa dạng khác nhau.
Dù thế nào, vai trò của các nhà tâm lý học tội phạm và khoa học hành vi không chỉ giới hạn trong việc giảng dạy. Một vai trò chính quan trọng khác của các học giả là làm các nghiên cứu về khía cạnh mà họ quan tâm. Hầu hết các học giả đều có nghiên cứu riêng và phát triển nó theo thời gian. Họ thường khuyến khích các nghiên cứu sinh mở rộng hiểu biết chuyên môn từ nghiên cứu của mình.
Khả năng làm được điều này phụ thuộc vào rất nhiều tác động bên ngoài như khả năng tài chính và việc tiếp cận với các dữ liệu đặc biệt hay các cá nhân đang bị giam giữ. Từ cái nhìn của cá nhân, công việc này có thể vô cũng mệt mỏi, buồn tẻ và mất nhiều thời gian nhưng cũng vô cùng thú vị và cái nhận được là vô cùng to lớn. Hầu hết các nhà tâm lý tội phạm làm việc ở trường đại học có thể được yêu cầu làm việc liên quan đến chuyên môn như đưa ra các lời khuyên, gợi ý bằng nhiều cách.
Xem thêm:
Tâm lý học tội phạm học trường nào?
Tâm lý học tội phạm là một trong những lĩnh vực tâm lý được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bên cạnh quan tâm đến điều tra tâm lý tội phạm, phân tích tội phạm hay chuyên gia tâm lý tội phạm thông thường thì nhiều người còn muốn theo học ngành tâm lý tội học tội phạm này.
Vậy tâm lý học tội phạm học trường nào tại Việt Nam thì tốt. câu trả lời là các trường chuyên ngành như Học viện An ninh nhân dân; Đại học An ninh nhân dân; Đại học Cảnh sát nhân dân… Tâm lý tội phạm là một ngành đặc thù cho nên với chế độ của nước ta thì bạn chỉ có thể học tập một cách chuyên sâu về ngành này ở những trường đặc thù mà thôi.
Xem thêm:
Kết luận
Công việc của các nhà tâm lý học tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự có thể gồm nhiều vai trò tùy thuộc vào chuyên môn của từng nhà tâm lý học. Từ việc hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra, tư vấn trong việc lựa chọn nhân viên cảnh sát, cung cấp chuyên gia nhân chứng đến tòa án, làm việc với người phạm tội để thực hiện các đánh giá và can thiệp, đến việc tiến hành nghiên cứu hoặc truyền đạt kiến thức của mình cho các nhà tâm lý tội phạm trong tương lai. Công việc của họ rất đa dạng và đầy thử thách. Ngành tâm lý học tội phạm sẽ tiếp tục phát triển và các nhà tâm lý học sẽ càng ngày càng đóng nhiều vai trò ở các khía cạnh của tội phạm.