Phân biệt giữa tham vấn và tư vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý là một thuật ngữ tương đối mới mẻ ở nước ta, song lại đang được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây. Đồng thời hoạt động tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý ở Việt Nam còn khá mới mẻ và vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.

Chính vì vậy mà nhiều người vẫn còn lạ lẫm, thậm chí không hiểu được bản chất và mục đích của hoạt động này là như thế nào? Đặc biệt là nhiều người vẫn còn chưa phân biệt được rõ ràng hai thuật ngữ Tư Vấn Tâm Lý và Tham Vấn Tâm Lý. Hay đánh đồng nó là một nhưng thực ra giữa chúng có sự khác biệt lớn.

Bài viết này phân tích sự khác nhau giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý, từ đó giúp bạn xác định chính xác đâu mới thực sự là dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bạn.

Tư vấn tâm lý là gì?

Tư vấn là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu về tư vấn tâm lý chúng ta hãy cùng trả lời câu hỏi Tư vấn là gì? trước nhé. Vậy tư vấn là gì? Tư vấn gồm những lĩnh vực nào và tác động của nó ra sao?

Tư vấn có tên tiếng anh là Consulting là hình thức mà một người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó sẽ giảng giải, cắt nghĩa hay đưa ra lời khuyên cho bạn trong một vấn đề hay một khía cạnh của cuộc sống. Tư vấn thường mang tính chất quan hệ một chiều. Ví dụ: tư vấn bảo hiểm, tư vấn mua nhà, tư vấn xây dựng, tư vấn pháp luật và cả tư vấn tâm lý…

Về cơ bản người tư vấn không có quyền quyết định sự việc hay các vấn đề. Tuy nhiên, người tư vấn được xem giống như người dẫn dắt và chỉ đường khi bạn đang gặp khó khăn. Vì vậy, nếu ban gặp được một nhà tư vấn tốt, có đầy đủ kỹ năng và năng lực để giúp ích thì điều đó có thể tốt, tuy nhiên ngược lại nếu bạn gặp phải một nhà tư vấn thiếu chuyên nghiệp thì vấn đề của bạn có thể sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tư vấn tâm lý là gì?

Tư vấn tâm lý là một hoạt động mà nhà chuyên môn (nhà tư vấn tâm lý) sẽ đóng góp ý kiến, cho lời khuyên của mình đến người bệnh (người có vấn đề về tâm lý) dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Mặc dù nhà tư vấn tâm lý không được quyền quyết định nhưng vẫn đóng vai trò chủ động, tích cực còn thân chủ thì thụ động nghe theo sự khuyên bảo của nhà tư vấn.

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng bản chất của những nhà tư vấn tâm lý là những chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin cho một người hoặc cùng lúc nhiều người có chung nhu cầu cần được giúp đỡ. Dựa vào những kiến thức uyên bác của nhà tư vấn và người được tư vấn chỉ việc nghe theo chỉ dẫn nếu như họ tin tưởng.

Hoạt động này chỉ là hoạt động một chiều mà chiều tác động chủ yếu là phía nhà tư vấn tâm lý. Chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thậm chí chỉ cần một buổi gặp gỡ, trao đổi với nhau.

nhà tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý hiểu một cách đơn giản là việc các nhà chuyên môn đóng góp ý kiến và cho lời khuyên đến người bệnh (người gặp vấn đề tâm lý)

Tư vấn tâm lý là thuật ngữ được đại đa số người Việt sử dụng khi muốn tìm đến nhà tâm lý. Tuy nhiên, đây là cách gọi chưa thực sự chính xác đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học. Tư vấn được hiểu rộng hơn là một kiểu của cho lời khuyên hay cho ý kiến từ một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Thuật ngữ tư vấn này phù hợp hơn với các ngành nghề liên quan đến bán hàng, bảo hiểm, bất động sản…

Trong lĩnh vực tâm lý thì khái niệm tư vấn còn khá hạn hẹp so với nhu cầu và mong muốn của các thân chủ. Những giá trị mà một nhà tâm lý cần mang lại cho thân chủ của mình không đơn thuần chỉ là cho ý kiến chuyên môn mà còn là sự sẻ chia, thấu cảm và  giúp đỡ họ tự vượt qua, tự điều chỉnh và tự định hướng dưới sự hỗ trợ của nhà tâm lý như một người đồng hành.

Tham vấn tâm lý là gì?

Tham vấn là gì?

Tham vấn là gì? Tham vấn tâm lý là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều thân chủ và khách hàng của ThanhBinhPsy hỏi khi họ lần đầu tìm đến dịch vụ của chúng tôi. Vậy tham vấn là gì? Tham vấn có đặc điểm gì? bản chất của tham vấn là gì? và những tác động của nó lên thân chủ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trước tiên, chúng ta đi làm rõ khái niệm tham vấn là gì? Tham vấn hay tham vấn tâm lý có tên tiếng anh là Couselling, là một hình thức trợ giúp tâm lý phổ biến và có lịch sử lâu đời tại châu Âu (khoảng những năm 40 của thế kỷ XX). Tại Việt Nam khái niệm tham vấn vẫn còn khá mới mẻ và ít được sử dụng, đại đa số người Việt quen với việc gọi tham vấn là tư vấn tâm lý hơn. Tuy nhiên, về cơ bản tham vấn và tư vấn là 2 hình thức khác nhau từ vai trò đến cách thức.

Xem thêm:  Rối Loạn Đa Nhân Cách Là Gì?

Tham vấn giúp kiến tạo một mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ của mình. Đó là một quá trình tương tác nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ, thông qua hệ thống chat của trang web hoặc trò chuyện trực tiếp qua điện thoại mà không cần phải gặp trực tiếp.

Thuật ngữ tham vấn hay tham vấn tâm lý được sử dụng nhiều trên thế giới vì sự thông dụng cũng như tính cần thiết của loại hình tâm lý này. Cho nên nó cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và nền văn hóa.

Theo Unicef: “Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện. Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ. Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ”.

Khái niệm tham vấn này cũng được nhiều nhà tâm lý làm ngắn gọn lại bằng “tham vấn và xây dựng mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong đó, nhà tham vấn đóng vai trò là người lắng nghe, sẻ chia, thông cảm và hỗ trợ thân chủ trong việc kiểm soát cảm xúc và tự định hướng cho các vấn đề của mình”.

Một số nhà tham vấn tại Mỹ cho rằng tham vấn là một Tiến Trình có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Một tiến trình tham vấn cần có sự Tương Tác (chia sẻ – giúp đỡ) một cách tích cực, và mang tính động lực. Trong tiến trình tham vấn, nhà tham vấn phải luôn Tìm Tiềm Năng trong thân chủ của mình bằng cách khơi gợi cảm xúc và hành động tích cực nơi thân chủ.

Để từ đó, thân chủ có thể nhìn nhận rõ hơn về vấn đề của mình và mong muốn của họ để giải quyết các vấn đề đó. Cuối cùng, sau khi thân chủ có thể nhìn thấy tiềm năng của bản thân thì nhà tham vấn cần tôn trọng quyền Tự Quyết của họ. Tự quyết ở đây có nghĩa là thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình, tự chịu trách nhiệm với vấn đề mà họ đã lựa chọn.

Một số chủ đề chính mà các nhà tham vấn tâm lý thường tập trung vào bao gồm vấn đề về tài chính và sức khỏe, môi trường tương giao cá nhân, giáo dục và phát triển hướng nghiệp, các tương giao ngắn hạn và tập trung vào tính toàn thể của nhân cách. Ở Hoa Kỳ, một trong các tạp chí chuyên ngành học thuật hàng đầu là Tạp chí tâm lý học tham vấn và Tạp chí các nhà tâm lý tham vấn.

Còn tại châu Âu, có các tạp chí học thuật chuyên ngành như Tạp chí tâm lý tham vấn châu Âu (dưới sự bảo trợ của Hiệp hội tâm lý học tham vấn châu Âu, tên tiếng Anh: European Journal of Counselling Psychology), Điểm báo Tâm lý học tham vấn (dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Tâm lý học Liên hiệp Anh, tên tiếng Anh: Counselling Psychology Review), và một tạp chí liên ngành quốc tế: Tam cá nguyệt san Tâm lý học tham vấn (tạp chí 3 tháng/kỳ, tên tiếng Anh: Counselling Psychology Quarterly) là một xuất bản phẩm của nhà Routledge (thuộc hội Taylor & Francis).

Bản chất của tham vấn tâm lý là gì?

Tham vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kỹ năng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) và thân chủ (người gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà cụ thể đó là vấn đề tâm lý cần sự giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa trên nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa một nhà tham vấn tâm lý với một nhà tư vấn tâm lý.

Bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý (hay còn gọi là ca tham vấn tâm lý): là một tiến trình kéo dài có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tiến trình ấy không chỉ đơn giản là một hay hai buổi gặp mặt, làm việc. Đó cũng không phải đơn thuần chỉ ở trong khoảng thời gian và không gian thân chủ và nhà tham vấn gặp gỡ mà nó là cả một quá trình có sự tác động từ cả hai phía nhằm tạo nên sự thay đổi và phát triển của chính thân chủ.

ca tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ họ tự tìm thấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

Nếu như trước đây thân chủ cảm thấy bế tắc với những suy nghĩ tiêu cực và không thể tìm ra lối thoát. Ca tham vấn tâm lý sẽ giúp cho thân chủ nhận thấy được rõ hơn vấn đề mà mình đang gặp phải, mặc dù trước kia họ không thể nào tự mình nhận thấy được.

Xem thêm:  Phân loại chậm phát triển tâm thần và cách điều trị hiệu quả

Từ đó, thân chủ có thể nhìn thấu vấn đề của mình để có thể tự đưa ra sự lựa chọn và quyết định dưới sự hỗ trợ và định hướng của nhà tham vấn. Nhiều thân chủ sau quá trình tham vấn cảm thấy bản thân có sự tiến bộ về cảm xúc, trưởng thành hơn về mặt kiến thức, suy nghĩ, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh…

Tham vấn tâm lý là một sự tương tác

Bạn cần phải hiểu rõ một vấn đề rằng một ca tham vấn tâm lý không phải là nhà chuyên môn làm một cái gì đó cho một ai đó mà nó là một quá trình có sự tương tác giữa đôi bên, cùng nhau nhận thức vấn đề và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Trong đó quyết định vẫn là chính bản thân bạn còn nhà tham vấn tâm lý chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn mà thôi.

Xem thêm >>> Tham Vấn Tâm Lý Tận Nhà

Ca tham vấn tâm lý được tiến hành bằng những cuộc trò chuyện giữa nhà tham vấn và thân chủ. Tất nhiên quá trình đó không phải là quá trình làm việc đơn phương của nhà tư vấn mà tất nhiên phải có sự hợp tác tích cực từ phía người cần được tham vấn.

Hiệu quả của hoạt động tham vấn hay ca tham vấn tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và sự hợp tác của thân chủ đối với nhà tham vấn để tìm ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình.

tư vấn là gì
Nhà tham vấn tâm lý đang thực hiện phương pháp trị liệu lâm sàng để tương tác với thân chủ

Chính vì thế mối quan hệ tương tác giữa thân chủ và nhà tham vấn tâm lý cực kì quan trọng. Chỉ khi nào mối quan hệ này thật sự tốt đẹp thì thân chủ mới có thể dễ dàng, thoải mái bộc lộ bản chất của mình, nói thật nhất về vấn đề của mình. Tất nhiên sự trung thực phải đến từ hai phía và đối với nhà tham vấn thì điều này là một quy định trong nguyên tắc đạo đức hành nghề.

Tham vấn tâm lý là một quá trình tìm kiếm tiềm năng

Bất kể ai trong chúng ta cũng đều sở hữu những tiềm năng mà nó chưa có điều kiện để bộc lộ hoặc không được nhận ra để bộc lộ. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các nhà tham vấn tâm lý là bằng một cách nào đó có thể giúp bạn nhận ra được tiềm năng của mình và vận dụng nó để giải quyết khó khăn của mình một cách tốt nhất. Để làm được điều này thì tất nhiên nhà tham vấn tâm lý phải sử dụng rất nhiều những kỹ thuật mà mình rèn luyện đươc như khai thác, tìm hiểu, nhận diện….

Sau đó nhà tham vấn tâm lý lại phải dùng vốn hiểu biết sâu rộng của mình giúp cho thân chủ tự nhận ra được đó là điểm mạnh của mình để từ đó có thể phát huy điểm mạnh giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Không nên chỉ cho thân chủ thấy vì điều đó có thể làm thân chủ không tin vì vậy mà nhà tham vấn phải tìm cách để thân chủ tự nhận ra là điều tốt nhất.

tham vấn là gì
Tham vấn tâm lý là một quá trình tìm kiếm tiềm năng

THAM VẤN TÂM LÝ CẦN PHẢI TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA THÂN CHỦ

Một nguyên tắc trong một ca tham vấn tâm lý đó chính là nhà tham vấn phải tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ. Không làm thay, làm thế mà chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ quyết định và thực hiện. Nhà tham vấn phải biết giới hạn của mình nên dừng lại ở đâu và thân chủ cũng cần phải nhận thức được rằng chính mình mới có quyền quyết định, chịu tránh nhiệm trước vấn đề của mình.

Ý nghĩa của việc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ còn giúp cho thân chủ trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn và dày dặn kinh nghiệm hơn. Họ có thể tự mình đương đầu với những thử thác tiếp theo mà không cần phải có sự trợ giúp của nhà tham vấn. Còn nếu như nhà tham vấn làm hộ, làm thay cho họ thì việc này chắc chắn sẽ hình thành những con người thụ động, ỷ lại và mãi mãi thất bại trên con đường đi của mình.

tư vấn là gì
Bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý là mang lại sự tiến bộ về cảm xúc, suy nghĩ cho thân chủ

THAM VẤN TÂM LÝ LÀ MỘT DỊCH VỤ CÓ TÍNH CHẤT NGHỀ NGHIỆP

Một điều cần phải hết sức lưu ý trong mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ đó là mối quan hệ nghề nghiệp. Khi tiến trình tư vấn kết thúc có nghĩa là mối quan hệ kết thúc. Tuyệt đối không chấp nhận những vấn đề tình cảm cá nhân nảy sinh trong quá trình này.

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì khi một người đứng trước những khó khăn tâm lý không thể tìm ra được lối thoát thì bỗng dung lại thấy được ánh sáng khi nhận được sự giúp đỡ của nhà tham vấn thì khó có thể tránh khỏi những tình cảm đặc biệt. Tuy nhiên điều này sẽ phải dừng lại ngay lập tức và đây cũng là một nguyên tắc hành nghề mà nhà tham vấn tâm lý cần phải chú ý.

Xem thêm:  Những chứng bệnh tâm lý ở người trẻ đang ngày càng phổ biến

Xem thêm >>> Tham Vấn Tâm Lý Qua Điện Thoại

Sự khác biệt giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý

 TIÊU CHÍ

THAM VẤN TÂM LÝ

TƯ VẤN TÂM LÝ

Về mục tiêu

Tham vấn tâm lý là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn.

Hướng tới mục tiêu lâu dài đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề tâm lý của mình sau khi được tham vấn.

Tư vấn tâm lý là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó, chủ yếu hướng đến giải quyết vấn đề hiện tại.
Về tiến trình

Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau. Do đó, tham vấn tâm lý là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoản thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết chúng).

 

Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Nhà tư vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ. Do vậy nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời. Kết quả tư vấn không lâu bền; vấn đề sẽ lập lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết.
Về mối quan hệ

Tham vấn tâm lý lại có mối quan hệ ngang bằng, bình đẳng và dòi hỏi sự tương tác rất chặt chẽ và tích cực ở cả đôi bên.

Nhà tham vấn thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ, từ đó thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện: Nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi.

Trong tư vấn tâm lý thì mối quan hệ có thể là trên-dưới, giữa một người được xem là uyên bác với những thông tin chuyên môn để đưa ra những lời khuyên mà không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ. Còn bên kia là người gặp phải vấn đề tâm lý nào đó mà không biết cách giải quyết thế nào cần đến lời khuyên từ nhà tư vấn tâm lý.

Mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác tích cực từ phía người được tư vấn. Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà tư vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên

Về sự tương tác

Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét.

Sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để giúp đối tượng có thể nhận ra được vấn đề của mình, hiểu mình để từ đó tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.

Trong tư vấn tâm lý thì mối quan hệ giữa nhà tư vấn và thân chủ không quyết định kết quả tư vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà tư vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần tư vấn.

Hình thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên nên sự thành công phụ thuộc vào những kiến thức chuyên sâu của nhà tư vấn tâm lý.

Về cách thức

Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ.

Đồng thời, thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ; vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho các thân chủ đến những hướng lành mạnh nhất. Giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ

Nhà tư vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó.

Họ với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng của thân chủ.

Việc tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của tư vấn

Như vậy rõ ràng là hai hình thức tư vấn tâm lý và tham vấn tâm lý có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên thực tế thì vẫn có những người đánh đồng hai thuật ngữ này và phổ biến nhất là dùng tư vấn tâm lý chứ không hề nhắc gì đến tham vấn tâm lý. Vậy nên mọi người cần hiểu rõ tư vấn tâm lý và tham vấn tâm lý là gì, vai trò chức năng của mỗi loại hình ra sao để có thể tìm kiếm dịch vụ phù hợp nhất với vấn đề của mình.