Nỗi sợ hãi giới hạn hoạt động và cuộc sống của một người. Nhiều người mắc hội chứng này thậm chí không muốn ra đường để tránh những điều mà bản thân họ sợ. Vậy rối loạn ám ảnh sợ là gì? Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Rối loạn ám ảnh sợ được hiểu là gì?
Rối loạn ám ảnh sợ là một loại rối loạn lo âu đặc trưng bởi nỗi sợ hãi cực độ với một đối tượng hay tình huống nào đó mà bình thường trước đó không hề gây nguy hiểm. Người mắc hội chứng ám ảnh sợ nhìn chung không cảm thấy lo lắng. Họ chỉ hoảng loạn khi phải đối mặt với các đối tượng cụ thể khiến họ sợ hãi.
Tình trạng rối loạn là rối loạn mãn tính, kéo dài hay những lo âu ngắn hạn. Chính vì vậy, vấn đề này tác động tới thể chất, tâm lý cũng như cuộc sống của người bệnh. Rối loạn làm giảm sút kết quả học tập, phá hoại các mối quan hệ xã hội cũng như căng thẳng về tâm lý.
Dấu hiệu thường gặp của chứng rối loạn ám ảnh sợ
Rối loạn ám ảnh là tình trạng rối loạn tâm thần nhưng có nhiều triệu chứng dễ dàng có thể nhận thấy như:
- Triệu chứng về tâm lý, hành vi hay thần kinh như: Hoảng sợ, bồn chồn,…. Những đối tượng này thường có sự sợ hãi mãnh liệt trước các nguyên nhân gây sợ. Họ thường né tránh các tình huống gây nỗi ám ảnh.
- Người bệnh luôn có cảm giác căng thẳng khi phải đối mặt với mọi đối tượng, hoạt động, hay bất cứ một tình huống cụ thể. Thậm chí chỉ cần suy nghĩ về vấn đề khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái không có lối thoát.
- Thông thường, khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan tới chứng bệnh sợ hãi, các biểu hiện sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Từ đó, khiến người bệnh lo lắng nghiêm trọng. Từ đó, dẫn tới các cơn hoảng loạn mà bệnh nhân không thể kiểm soát được hành động của bản thân.
ĐỌC THÊM:
- Overthinking là gì?
- Hội chứng sợ đám đông là bệnh gì?
Lý do gây rối loạn ám ảnh sợ
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi. Theo các nhà tâm lý học, hội chứng này thường khởi phát từ tuổi dậy thì do các lý do sau:
Sang chấn tâm lý
Bệnh nhân trải qua các sự kiện tâm lý trong quá khứ khiến họ ám ảnh sợ hãi tới thời điểm hiện tại. Khi có một sự việc, tình huống nào xảy ra có liên quan tới sự kiện đó cơ thể sẽ có các biểu hiện cụ thể như: Người run rẩy, tim đập nhanh, dễ cảm thấy kích động,….
Do di truyền
Theo các nguyên cứu khoa học, gia đình có bố mẹ mắc chứng rối loạn lo âu thì khả năng con cái cũng mắc bệnh là rất lớn. Di truyền cũng được cho là một trong những nguyên nhân cơ bản của chứng bệnh này.
Cơ chế bên trong của cơ thể
Cơ chế sinh học phía trong cơ thể gây ra những hoảng sợ quá mức. Đây là sự kích thích sinh lý ở mức độ cao. Phản ứng hoảng sợ xuất hiện do sự sụt giảm hormone serotonin và norepinephrine bên trong não bộ. Đây chính là hormone góp phần tạo nên sự phấn khích. Vì thế, khi thiếu hụt loại hormone này sẽ gây ra rối loạn tâm lý chủ yếu là ám ảnh sợ hãi.
Do tác động tâm lý, xã hội
Nhiều người bệnh do trải qua biến cố xã hội, tâm lý dễ bị ảnh hưởng dẫn tới ám ảnh cưỡng chế nhiều hơn bình thường. Một số những biến cố gây ảnh sốc tâm lý lớn như: Thất nghiệp, chia tay, mất người thân,…
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có liên quan tới chứng ám ảnh sợ đó là biến cố sau phẫu thuật thần kinh. Ngoài ra, những đối tượng có tâm lý yếu, ít trải qua biến cố sẽ khó có thể chống lại khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, khi gặp vấn đề tâm lý sẽ rất dễ bị hoảng loạn.
Phương pháp trị liệu chứng rối loạn ám ảnh sợ
Tương tự như chứng rối loạn lo âu đơn thuần, rối loạn ám ảnh tập trung vào hoạt động trị liệu bằng tâm lý trị liệu hành vi và điều trị bằng thuốc. Mỗi mức độ của bệnh sẽ có kỹ thuật điều trị phù hợp. Việc áp dụng phải tuân thủ tuyệt đối dưới sự hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ tâm lý.
Trị liệu tâm lý
Liệu pháp tâm lý được coi là kỹ thuật hàng đầu giúp điều trị tâm bệnh của chứng rối loạn tâm thần. Trong đó, ám ảnh sợ cũng được điều trị thông qua liệu pháp này. Chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn giúp người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Qua đó, giúp họ hiểu được nguyên nhân của vấn đề. Từ đó, giúp bệnh nhân dần dần tháo gỡ các vấn đề đó, bình tĩnh hơn lấy lại tinh thần chiến đấu với bệnh tật.
Dùng thuốc điều trị
Đối với chứng ám ảnh sợ ở mức độ nặng hay có đi kèm triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng rối loạn lo âu thông qua ức chế tái thu nạp hormone hạnh phúc như GABA hay Serotonin.
Việc dùng thuốc thường được kết hợp với tâm lý liệu pháp hành vi. Việc uống thuốc phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ.
XEM THÊM:
- Tham vấn tâm lý tại nhà ở đâu uy tín?
- Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý chính xác tại Hồ Chí Minh
Rối loạn ám ảnh sợ đang ngày càng phổ biến. Trên đây là các kiến thức chung liên quan tới bệnh. Hy vọng đây sẽ là hành trang giúp bệnh nhân hiểu và kịp thời đưa ra hướng giải quyết đúng đắn cho bản thân, gia đình và xã hội. Hãy liên hệ tới Thanh Bình Psy để cập nhật các phương án điều trị tâm lý hiệu quả.