Rối loạn cư xử được chẩn đoán là 1 dạng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở những người dưới 18 tuổi. Bệnh lý có đặc điểm khiến cho bệnh nhân thực hiện những hành vi, cách cư xử vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Thậm chí, họ còn tiến hành xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người khác cần được phát hiện và điều trị ngay.
Bài viết hôm nay, Thanh Bình PSY mời bạn cùng khám phá về căn bệnh này để có cái nhìn chi tiết, chính xác hơn nhé!
Khái niệm về chứng rối loạn cư xử là gì?
Rối loạn cư xử đề cập đến 1 chứng bệnh về rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ, nhất là người dưới 18 tuổi. Bệnh nhân khi mắc dạng bệnh này sẽ có cách cư xử và hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người khác.
Các hành vi đó có tính chất lặp đi lặp lại, kéo dài và dai dẳng trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng. Rối loạn cư xử còn được biết đến với tên gọi khác nữa là chứng rối loạn về hành vi, tỷ lệ trẻ trên thế giới mắc chiếm đến 6 – 10%.
Đa phần các triệu chứng của bệnh đều bắt nguồn từ thời thơ ấu hoặc giai đoạn đầu của trẻ vị thành niên khoảng 10 – 12 tuổi. Tương tự như chứng rối loạn thách thức chống đối, rối loạn cư xử thường gặp nhiều hơn ở nam giới.
Thông tin thêm: Chứng khó đọc ở trẻ là gì?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bệnh rối loạn cư xử
Rối loạn cư xử bắt nguồn từ những nguyên nhân như tương tác phức tạp giữa yếu tố môi trường và di truyền/ sinh học – thần kinh. Trong đó, nguy cơ của các trẻ sinh sống tại khu vực có an ninh bất ổn, thường xuyên xảy ra bạo lực, tệ nạn xã hội, đời sống nghèo đói và dân trí thấp cao hơn hẳn.
Ngoài ra, các yếu tố này cũng được xác định là có liên quan đến cơ chế bệnh rối loạn cư xử, cụ thể như sau:
- Yếu tố gen di truyền từ bố mẹ sang con cái.
- Yếu tố tác động từ gia đình như môi trường sống, cách giáo dục của phụ huynh.
- Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè, nhất là các bé ở độ tuổi vị thành niên từ 10 – 12 tuổi.
- Các trẻ bị tổn thương não bộ cũng có thể mắc chứng bệnh nguy hiểm này.
- Nhiều yếu tố nguy cơ khác như: Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý nặng, bệnh tự kỷ, trẻ trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, từng bị ngược đãi/ lạm dụng tình dục, thể chất hoặc bị bỏ rơi khi còn nhỏ,…
Tìm hiểu ngay: Các bài test chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ
Những dấu hiệu dễ nhận biết của chứng rối loạn cư xử
Dưới đây là những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của chứng rối loạn cư xử:
- Bệnh nhân có hành vi không ổn định, thường thiếu lương tâm, hung hăng, tàn bạo, xâm phạm người khác để thỏa mãn bản thân.
- Trẻ có cảm xúc bất ổn, lúc vui lúc buồn, lúc nóng giận, cáu gắt vô cơ.
- Trẻ thiếu sự nhạy cảm, không thể hiện cảm xúc quá nhiều với người đối diện, lời nói mang tính chất đe dọa.
- Người bệnh có thể nảy sinh một số hành vi cưỡng ép người khác phải thực hiện hành động vô lý như hoạt động tình dục với bản thân với bản thân mình.
- Trẻ thường xuyên nói dối để đùa giỡn, bỡn cợt người khác, khước từ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ để đạt được mục đích.
- Một số trẻ còn có hành vi hung hăng, ngược đãi, đánh đập động vật, phá hoại tài sản.
- Trẻ thường xuyên vi phạm các quy tắc được người lớn đặt ra ở nhà hay ở trường, trung tâm giáo dục.
Ảnh hưởng của rối loạn cư xử đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân
Trẻ bị rối loạn cư xử thường có quá trình phát triển nhân cách rất méo mó, đôi khi còn có thể mắc phải dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội khi lớn lên, làm người trường thành. Chính vì vậy, những ảnh hưởng của nó là vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phần lớn người bệnh cũng sẽ gặp trở ngại trong khi học tập, chỉ số IQ thấp, thiếu kỹ năng sống và kinh nghiệm thực tiễn. Nếu không xâm phạm đến người khác, bệnh nhân có thể sẽ tự hành hạ bản thân mình, dẫn đến tự tử tử vong.
Các biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh rối loạn cư xử
Để điều trị căn bệnh rối loạn cư xử này, các chuyên gia nhận định bạn cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo từng tình trạng và mức độ bệnh mà lộ trình chữa trị cũng sẽ không giống nhau. Cụ thể, chúng ta có các biện pháp sau đây:
- Sử dụng thuốc để hạn chế, kìm hãm những hành vi hung hăng, tàn bạo đe dọa đến sự an toàn của bản thân người bệnh và những người xung quanh. Chúng bao gồm: Thuốc ổn định khí sắc, thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc, thuốc chống loạn thần kinh không điển hình, thuốc bổ sung về trí não và hệ thần kinh,…
- Tham gia các liệu trình tâm lý trị liệu về ngôn ngữ hoặc cử chỉ, ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, cơ thể,…
- Thay đổi môi trường giáo dục và đào tạo đặc biệt cho trẻ có biểu hiện bệnh rối loạn cư xử.
Tin mới: Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Thanh Bình Psy – Địa chỉ điều trị tâm lý uy tín
Hiện nay, vấn đề điều trị tâm lý tại nước ta chưa được chú trọng. Nhiều người chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của tâm lý với nhân cách và cuộc sống. Vì thế những cơ sở hỗ trợ cải thiện tâm lý không quá nhiều. Thanh Bình Psy được đánh giá là một trong những điểm tựa tinh thần uy tín đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng trên cả nước vượt qua những bất ổn tinh thần và hòa nhập với cuộc sống.
Thanh Bình Psy được thành lập với mong muốn cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý chuyên nghiệp. Đội ngũ bác sĩ tư vấn là những chuyên gia đã được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực tâm lý. Chúng tôi sẽ tư vấn bằng tâm và áp dụng những kinh nghiệm, khoa học đã được học để xử lý các vấn đề của khách hàng thuộc mọi lứa tuổi.
Khi đăng ký dịch vụ tại Thanh Bình Psy, các bạn sẽ được bảo mật thông tin hoàn toàn. Chúng tôi hoạt động theo mô hình hộp đen một cửa”. Các chuyên gia sẽ tư vấn giúp khách hàng giải quyết và toàn bộ thông tin đều được giữ kín, không để lộ ra ngoài.
Kết luận
Rối loạn cư xử là một trong những vấn đề về thần kinh và tâm lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần phải chú ý. Bởi, đây được xem là nguồn cơn tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Nguy cơ phạm tội, tham gia tệ nạn xã hội của trẻ là rất cao trong tương lai. Hy vọng rằng, bài viết của Thanh Bình PSY đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và ý nghĩa về chứng bệnh tâm lý này nhé!