Flower of evil – Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một rối loạn tâm lý cho thấy một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội bắt đầu có những dấu hiệu khởi phát từ 15 tuổi và tỉ lệ ở nam cao hơn so với nữ với tỉ lệ 3%:1%. Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một rối loạn tâm lý vô cùng nguy hiểm và chúng xuất hiện ở 75% tù nhân.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được khai thác nhiều trong các dự án phim tâm lý hành động trên thế giới. Trong bài viết dưới đây, Thanhbinhpsy sẽ giới thiệu đến bạn đọc đôi nét về rối loạn nhân cách chống đối xã hội qua góc nhìn của bộ phim Flow of Evil.

Tóm tắt sơ lược về nội dung phim

Gần đây, một bộ phim Hàn Quốc mới được công chiếu vào 29/7 của đài TVN, tác phẩm Hoa Của Quỷ (Flower Of Evil) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và theo dõi của đông đảo khán giả. Một bộ phim gây sức hút bởi sự gay cấn, hồi hộp và đầy kịch tính, đưa khán giả đi từ tình tiết này đến tình tiết khác để vén “bức màn” bí ẩn về nhân vật chính.

Nhân vật chính ở đây là Baek Hee Sung (do Lee Jun Ki thủ vai) – anh là một người chồng, người cha mẫu mực, tốt bụng và rất tình cảm. Nhân vật này được xây dựng khiến bao người thổn thức và ngưỡng mộ. Không chỉ có vẻ ngoài điển trai, anh còn là mẫu người đàn ông lý tưởng cho mọi gia đình. Baek Hee Sung là một thợ hoàn kim và hiện anh đang có một gia đình nhỏ vô cùng êm ấm.

Vợ anh, Ji Won (Moon Chae Won thủ vai) là một nữ cảnh sát tài giỏi và nhạy bén. Cô luôn được đồng nghiệp yêu quý và được sếp tín nhiệm giao cho những vụ án nghiêm trọng. Hai vợ chồng anh còn có một cô con gái nhỏ tên là Eun Ha. Cô bé khá thông minh, dễ thương, lanh lợi và cô nhóc luôn coi Hee Sung là “người bố tuyệt vời nhất trên thế giới”.

Nhân vật Baek Hee Sung luôn đảm nhận là một người chu đáo, ấm áp, trên môi luôn nở nụ cười, khiến gia đình mình hạnh phúc. Không những vậy, người đàn ông này còn luôn hành xử tử tế và điềm tĩnh với tất cả mọi người xung quanh. Chưa hết, Baek Hee Sung luôn dành tình yêu thương hết mực cho vợ con dù cô phải chịu sự ghẻ lạnh từ phía nhà chồng. Mẹ chồng khó chịu, bố chồng không thoải mái, anh vẫn ra sức động viên vợ mình rằng mọi chuyện sẽ ổn.

Thậm chí, anh cũng không ngại nhắc nhở với bố mẹ mình không nên khiến Ji Won và Eun Ha cảm thấy không tự nhiên. Anh luôn đặt mình ở trạng thái bảo vệ và bênh vực vợ con. Ngoài ra, anh còn là một người chồng cực kì đảm đang. Không chỉ nấu ăn giỏi mà Hee Sung còn rất khéo léo trong việc chăm sóc con. Vợ của anh chỉ việc cố hết sức hoàn toàn tốt công việc ở đồn cảnh sát, còn thế giới nhỏ tại gia, chỉ cần một mình tay Hee Sung là có thể quán xuyến.

Không ai có thể tưởng tượng đằng sau khuôn mặt hạnh phúc như thiên thần của người đàn ông là một “ác quỷ”

Không chỉ khéo léo, Hee Sung cũng rất chững chạc và trách nhiệm. Khi con gái anh vướng phải một cuộc tranh cãi với bạn cùng lớp, anh liền đến ngay lập tức để xử lí mọi chuyện. Biết được lỗi lầm bắt nguồn từ con gái mình, anh đã nhẹ nhàng khuyên Eun Ha hãy nhận lỗi. Không bênh vực, không chút cưng chiều, anh vẫn giúp con mình nhận ra khuyết điểm và sửa sai.  Bố của Eun Ha còn là một người đàn ông vô cùng nhạy bén, tinh tế. Anh dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của vợ mình, biết cách làm cho vợ mình thật hạnh phúc và vui sướng qua từng lời nói, cử chỉ, hành động.

 Tuy nhiên, đằng sau bộ mặt luôn tươi cười đó, đâu ai biết rằng quá khứ của hắn chính là con của một kẻ giết người hàng loạt, năm 18 tuổi hắn bị cảnh sát truy nã vì nghi ngờ là kẻ giết trưởng làng bởi vì sự dồn nén lên cao khi bị chính trưởng làng xúi những đứa trẻ trong làng cột lại ném đá và liên tục làm những buổi trừ tà ghê rợn.

Sau khi bỏ làng đi, hắn đã sống với một thân phận khác rồi lấy vợ sinh con. Đằng sâu bên trong hắn là một người không thể cảm nhận được xúc cảm của mình hay của người khác, hay nói đúng hơn hắn là một người không có cảm xúc, nghe nói trên thế giới chỉ có 3% người mắc bệnh này. Nhưng tất tần tật công việc trong cuộc sống thường ngày hắn làm lại một cách hoàn hảo, phải nói đúng hơn là bắt chước một cách hoàn hảo. Hắn không cảm xúc, tất cả chỉ là hắn học và bắt chước từ những video hướng dẫn mà thôi, chính vì vậy hắn có khả năng đọc cảm xúc của người khác một cách tuyệt vời.

Và Nhà tâm lý nhận định rằng hắn mắc bệnh Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Vì muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nên mình đã quyết định tìm hiểu kỹ hơn về nó.

Vậy rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Psychopath) là gì?

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder, hay viết tắt là ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm B (Cảm xúc và bốc đồng) rối loạn nhân cách. Trong đó:

  • Cá nhân luôn tỏ ra không quan tâm đến đúng sai.
  • Bỏ qua, xâm phạm các quyền và cảm xúc của người khác.
  • Có xu hướng đối kháng, thao túng hoặc đối xử khắc nghiệt với người khác
  • Thái độ thờ ơ, không có cảm giác tội lỗi hay hối hận về hành vi của mình.
rối loạn nhân cách chống đối
Hiểu rõ hơn về chứng rối loạn nhân cách chống đối qua triệu chứng cụ thể

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay còn được gọi là Psychopath là một rối loạn sức khỏe tâm thần khó phát hiện nhất. Thực tế có khá ít người biết được Psychopath là gì, các triệu chứng của psychopath.

Nếu xét về vẻ ngoài, người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường không có biểu hiện thậm chí là một người hấp dẫn và quyến rũ. Tuy nhiên bên trong họ thiếu sự thấu cảm, tính cách tự cao tự đại và có những hành vi chống đối xã hội.

Mặc dù không phải người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội nào cũng vi phạm pháp luật hay trở thành tội phạm, song một số lớn tội phạm sát nhân đều là người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Thông thường những người mắc phải chứng này có xu hướng nói dối, cư xử thô bạo hoặc lạm dụng ma túy và rượu. Trong lịch sử tội phạm đã có nhiều cái tên nổi danh mắc chứng Psychopath như Ted Bundy, John Wayne, Gacy hay Dennis Rader.

Lịch sử

Trong suốt thế kỷ trước các nhà nghiên cứu và các bác sĩ lâm sàng đã sử dụng các nhiều thuật ngữ đa dạng để miêu tả ASPD chẳng hạn như bệnh xã hội (sociopathy), đạo đức suy đồi (moral insanity). Kraepelin và Schneider thì dùng từ bệnh nhân cách (psychopath) để chỉ loại rối loạn này, tuy nhiên về sau thuật ngữ trên bị áp dụng một cách quá rộng rãi để chỉ tất cả các loại rối loạn nhân cách. Chính DSM (phiên bản II và III) đã biệt định tên như hiện nay: Rối loạn nhân cách chống xã hội. Các triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh cũng thay đổi từ việc chú trọng đến sự suy giảm cảm xúc trong các mối quan hệ với mọi người đến việc tập trung vào các hành vi bên ngoài đặc biệt là các hành vi gây hấn và bốc đồng.

Xem thêm:  Phân loại chậm phát triển tâm thần và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách chống đối xã hội cần phải bao gồm 4 yếu tố sau:

+ Từ 15 trở lên, coi thường và xâm phạm đến quyền của người khác với những đặc điểm sau:

  • Không tuân theo luật pháp hay chuẩn mực xã hội, tham gia vào các hoạt động phạm pháp.
  • Nói dối, lừa gạt, thao túng người khác để được lợi cho bản thân.
  • Hành vi bốc đồng
  • Khó chịu và gây hấn, biểu hiện bởi thường xuyên tấn công người khác hay tham gia đánh nhau.
  • Không quan tâm đến an toàn của bản thân và người khác.
  • Thiếu trách nhiệm, và không có sự hối hận về những hành vi đã làm.

+ Người được chẩn đoán phải ít nhất 18 tuổi. Do trong độ tuổi dạy thì nhân cách có thể biến động.

  • Có triệu chứng rối loạn hành vi đạo đức (một rối loạn sức khỏe tâm thần khác còn gọi là Conduct Disorder) trước tuổi 16. Bao gồm các vấn đề hành vi nghiêm trọng và dai dẳng, như:
  • Sự xâm lược đối với người và động vật
  • Phá hủy tài sản
  • Sự gian dối
  • Trộm cắp
  • Vi phạm nghiêm trọng các quy tắc

Những triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội phải xuất hiện riêng biệt. Không kèm theo tâm thần phân liệt hay các rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

rối loạn nhân cách chống đối
Hiểu rõ chứng bệnh chống đối xã hội để áp dụng phương pháp điều trị nhanh chóng

Dấu hiệu của bệnh này thường bắt đầu sớm ở thời thơ ấu, hoặc những giai đoạn đầu tuổi thiếu niên và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Bởi vì lừa dối và giả tạo là hai đặc điểm chính của bệnh này nên khi chuẩn đoán, sự liên kết giữa các nguồn thông tin về bệnh lý ở nơi điều trị và các nguồn thông tin lân cận từ các mối quan hệ xung quanh là đặc biệt cần thiết.

Một người được coi là mắc chứng bệnh “rối loạn nhân cách phản xã hội” phải từ 18t trở lên, và phải có một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đạo đức, hành xử, và kiềm chế bản thân trước độ tuổi 15. Ví dụ về những dấu hiệu đó bao gồm hành vi hung hăng gây gổ với mọi người, hành hạ thú vật, hăm dọa người khác, đánh nhau, hoặc dùng vũ khí có thể gây thương tích nghiêm trọng cho người khác như súng, dao, ná, chai bể… Có hành động gây thưởng tổn cho người và động vật (về mặt thể xác). Có hành vi trộm cắp và khống chế nạn nhân. Có hành vi bắt buộc người khác quan hệ với mình. Phá hoại Tài sản của dân chúng như phóng hoả gây thiệt hại lớn. Dùng những lời nói dối ngon ngọt để mang lợi về mình. Những dấu hiệu này phải được lặp đi lặp lại và xâm hại đến quyền lợi của người khác, tiếp tục cho đến khi trưởng thành.

Tất cả những điểm đó khiến cho bệnh nhân của chứng bệnh này cực kỳ khó chữa. Ngay cả những người làm việc trong phòng khám tâm lý đều phải thừa nhận rằng, họ rất là xui hoặc đen đủi lắm khi phải tiếp nhận bệnh nhân với bệnh chứng này. Người mắc chứng bệnh rối loạn phản xã hội thường có vẻ ngoài mà theo người khác nhận xét là “có duyên”, “hiền lành”, “đáng tin tưởng”, nhưng họ không hề biết rằng, vẻ ngoài đó chỉ là ngụy tạo để lấy thiện cảm của kẻ đó. Hắn thường dùng những lý do rất chi là có lý như, “cuộc sống không công bằng”, “anh ta biết rằng nó sẽ tới mà”…để đổ tội cho nạn nhân vì “hắn/ả ngu ngốc để cho bị lừa, số của nó đáng bị như vậy”. Không bao giờ chấp nhận mình sai, hay có cảm xúc thông cảm, đồng tình hoặc hối lỗi với nạn nhân. Và những người mắc bệnh này đa số là nam giới hơn là nữ giới.

DSM-5 có tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bằng tổ hợp các triệu chứng. Phương thức chẩn đoán dựa trên danh mục các triệu chứng (chẩn đoán dựa trên việc bệnh nhân có hay không có triệu chứng này hơn là bệnh nhân có triệu chứng nặng hay nhẹ) giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dành hơn. DSM-5 có tất cả 7 triệu chứng làm tiêu chuẩn nhưng chỉ có ba triệu chứng là đủ để xác định bệnh lý.

 Dù DSM-5 được viết dưới dạng danh mục triệu chứng, nhưng đồng thời các bệnh về rối loạn nhân cách cũng được định nghĩa dựa trên chiều hướng các triệu chứng. Phần về bệnh ASPD thì được nhấn mạnh vào tính cách giả dối lừa người trục lợi. Hệ thống chẩn đoán dựa trên chiều hướng nặng nhẹ của bệnh này vẫn giữ lại một số phần nối tiếp với hệ thống danh mục bệnh, cung cấp cho các chuyên viên, bác sĩ một mô tả tốt hơn về từng người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người ấy mắc phải.

Tuy nhiên, một điểm khiếm khuyết của DSM-5 là nó xóa mờ đi ranh giới giữa tội phạm và bệnh lý. Tiêu chuẩn này rất khó áp dụng lên một người không có quá khứ phạm tội. Ví dụ như người này mắc ASPD nhưng rất giỏi trong việc che dấu hành vi của mình, và chưa bao giờ bị bắt thì rất khó để chính thức chẩn đoán người này mắc ASPD nếu dựa trên DSM. Và nếu theo tiêu chẩn này thì có đến hơn 80% tội phạm trong tù mắc bệnh này.

Xem thêm >> Rối loạn tác động định hình – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Nguyên nhân hình thành chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì tới giờ vẫn còn là câu hỏi bí ẩn đối với nhiều nhà tâm lý học. Nhân cách có thể nói là tổ hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mỗi người trở nên độc đáo giữa những người khác. Khi đó nhân cách tác động đến cách mà con người nhìn nhận thế giới bên ngoài, quyết định niềm tin của cá nhân với một tập thể.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhân cách và chống đối xã hội

Tuy nhiên theo phỏng đoán của các nhà khoa học, các trường hợp sau đây có thể là cơ sở cho sự xuất hiện chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội:

– Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố dễ dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một số tình huống trong cuộc sống cũng là tác nhân đánh thức sự phát triển của chứng rối loạn này.

– Gia đình không hoà thuận, trẻ thời thơ ấu, bị lạm dụng và bỏ bê khi còn nhỏ, cuộc sống gia đình không ổn định và bạo lực,… có nguy cơ dễ bị mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành. Nhưng nghiên cứu về việc nhận con nuôi cho thấy, dù trẻ có di truyền về chứng bệnh này nhưng môi trường sống của ba mẹ nuôi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh Rối loạn nhân cách phản xã hội theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt hơn.

– Ngoải yếu tố di truyền và trong cuộc sống, một số thay đổi trong não bộ cũng dẫn đến sự hình thành chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Xét về mặt sinh học, những người mắc chứng bệnh này có hệ thần kinh giao cảm hoạt động rất ít, hoặc hầu như không hoạt động. Về hệ thần kinh giao cảm, nó là một phần chính trong hệ thần kinh tự trị, phụ trách về các phản xạ không điều kiện. Ví dụ như bạn ở nhà một mình giữa đêm, bỗng nhiên bạn nghe tiếng gì đó Lạch cạch nơi cửa, cơ thể bạn không thể tự chủ được mà cảm thấy sợ hãi, tay đổ mồ hôi, cả người trong tình trạng căng thẳng. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho những phản ứng vô điều kiện đó.

– Một nghiên cứu khác vào năm 2009 so sánh hình ảnh MRI của não ở những người mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội và những người bình thường cho thấy trung bình thì những người mắc ASPD có thể tích não giảm 18% và 9% ở các bộ phận thuộc về thùy trán.

Xem thêm:  Sơ Lược Về Tâm Lý Học Lâm Sàng

– Tất cả những kẻ sát nhân và giết người hàng loạt, đều có phần vỏ não ở ổ mắt bị tổn thương. Phần ngay trên mắt, ổ mắt,và cả phần trong của thùy thái dương. Đây là điểm chung của họ, song mỗi người lại có đôi chút khác nhau. Họ còn có những tổn thương khác về não. Một điều quan trọng là tác động của các gen bạo lực.

– Theo nhiều nghiên cứu cho thấy đàn ông là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao hơn phụ nữ.

>> Liên hệ tham vấn tâm lý trực tuyến khi có nhu cầu nhé

Những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Không biết xấu hổ

Hầu hết, người mắc chứng bệnh này đều có những hành vi xấu nhưng lại không cảm thấy ăn năn hối lỗi. Những hành vi đó có thể bao gồm: xâm phạm thân thể hoặc xúc phạm người khác ở nơi công cộng. Nếu đúng là một người có nhân cách bệnh lý, anh ta hoặc cô ta sẽ không cảm thấy hối hận vì đã làm đau người khác, nói dối, thao túng hoặc những hành vi sai trái khác.

Khi làm một điều sai trái, họ sẽ không bao giờ nhận lỗi và sẽ đổ tội cho người khác. Họ sẵn sàng làm người khác tổn thương bất kì lúc nào, miễn là đạt dược mục đích của mình. Đó là lí do những người này thường là những người thành đạt.

Họ đối xử tàn bạo với động vật và hoàn toàn không cảm thấy ăn năn vì điều đó.

Thường xuyên nói dối

Những người mắc hội chứng này hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc nói dối về tất cả mọi thứ. Thực tế, họ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi phải nói ra sự thật. Nếu sự dối trá bị lật tẩy, họ vẫn sẽ tiếp tục nói dối quanh co. Dù vậy, nếu họ sắp sửa bị lật tẩy một chuyện tày đình, họ sẽ thú nhận toàn bộ mọi chuyện để duy trì niềm tin nơi bạn.

Ví dụ, họ có thể hứa sẽ nhờ người khác giúp đỡ nhưng rồi không làm theo lời hứa, hoặc họ chỉ thay đổi bản thân trong thời gian ngắn rồi đâu lại vào đó. Họ cũng rất thích nói dối về quá khứ của mình.

Một vài người có khả năng che giấu những lời dối trá của mình rất giỏi. Như họ có thể giả vờ ra khỏi nhà để đi làm hàng ngày trong khi đang thất nghiệp. Nhiều người bệnh còn hoang tưởng đến mức tin rằng: mọi điều dối trá mà họ nói đều là sự thật. Ví dụ, Charles Manson, một tên tội phạm giết người nguy hiểm đã từng tuyên bố: “Tôi chưa từng giết người! Tôi đâu có cần phải giết người!” (Hắn cho rằng tất cả là do đàn em của hắn gây ra chứ không phải bản thân hắn.)

Học cười nào…

Bình thản tới mức kỳ lạ trong mọi hoàn cảnh

Psychopath có thể trải qua một sự kiện chấn động mà không mảy may có chút cảm xúc gì, ngay cả nét mặt cũng không thay đổi. Họ thường đón nhận tin vui với vẻ lạnh lùng và trống rỗng. Họ không tiếp nhận các sự kiện như người bình thường. Họ có thể chỉ phản ứng tối thiểu trong tình huống nguy hiểm hoặc đáng sợ.

Nếu bạn nhận thấy mình đang bối rối hoặc sợ hãi mà người ở cạnh bạn lại không có phản ứng gì, có thể họ không đón nhận sự kiện đó giống như bạn. Đây là biểu hiện của người thiếu sự thấu cảm. Trong số đó có người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, những người không có lòng cảm thông với người khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một Psychopath sẽ không cảm thấy sợ hãi ngay cả khi được xem những hình ảnh kinh khủng hoặc khi bị điện giật nhẹ. Trong khi đó, những người bình thường sẽ cảm thấy khó chịu và sợ hãi trong những trường hợp đó.

Biết cách thu hút người khác

Họ giỏi trong cách thu hút người khác bởi vì họ biết cách đạt được thứ mình muốn. Những người hấp dẫn luôn có thể khiến cho người khác cảm thấy đặc biệt, họ biết hỏi đúng câu cần hỏi và được đánh giá là những người vui tính, dễ mến và thú vị. Những người thật sự quyến rũ có khả năng thu hút bất kì ai, từ trẻ nhỏ tới người già. Họ có thể thu hút bạn từ cái nhìn đầu tiên, nhưng sau này lại có những hành vi khiến bạn sợ hãi hoặc lo lắng.

Họ có thể hành động khác thường bằng cách giúp đỡ người lạ hoặc cực kỳ rộng lượng với những người hầu như không quen. Tuy nhiên họ đối xử với người thân và bạn bè theo cách ngược lại hoàn toàn.

Cũng có thể coi họ như những nghệ sỹ trong việc điều khiển người khác vì họ có những bí quyết riêng. Họ cần phải thu hút người khác để có được thứ mình cần. Để thực hiện được mục đích của mình, họ cần phải hòa nhập vào đám đông, nghĩa là họ phải biết cách cười nói, chào đón mọi người và khiến mọi người thấy thoải mái.

Khả năng thao túng người khác

Những người mắc chứng bệnh này đều có khả năng nắm bắt điểm yếu của người khác và khai thác nó tối đa. Khi đã quyết định, họ sẽ thao túng bất kỳ ai để làm bất kỳ việc gì. Họ thường nhắm tới những người yếu đuối và tránh xa những người mạnh mẽ hơn mình. Đối tượng họ tìm kiếm sẽ là những người đang buồn chán, bất an hoặc mất phương hướng. Đó là những đối tượng dễ tấn công nhất. Nói cách khác, người có những nhu cầu chưa được đáp ứng là người dễ bị thao túng nhất bằng chính những nhu cầu đó.

Những Psychopath thật sự sẽ dần mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và điều khiển được người khác mà không bị ai nhận ra. Họ thích kiểm soát mọi trường hợp và không thoải mái khi ở cạnh những người mạnh mẽ. Họ sẽ giữ khoảng cách nhất định, và từ đó, lân la tiếp xúc với người “mạnh mẽ” để xem mình đã bị phát hiện chưa. Mặt khác, người bệnh lại rất thích bám đuôi những người mà họ cảm thấy có thể lừa được. Nếu bị phát hiện, họ sẽ chơi bài ngửa, hoặc bỏ đi với những lí do rất vô lý.

Phần lớn, họ chiếm được ưu thế bằng cách bạo hành tinh thần, khiến người khác phải phụ thuộc vào họ. Họ muốn khiến người khác ngày một yếu thế hơn mình. Họ cho rằng, chừng nào còn chưa bị phát hiện thì họ còn được an toàn.

Hành vi bạo lực

 Khi còn bé, một số người mắc chứng này đã từng hành hạ những động vật nhỏ như ếch, mèo con, chó con hoặc những người không có khả năng tự vệ. (Lớn lên, những biểu hiện này càng rõ rệt, nhưng thường họ sẽ bạo hành về mặt tinh thần hơn.) Những hành vi đó luôn có ác ý chứ không nhằm mục đích tự vệ. Họ sẽ bất ngờ tạo ra tình huống xấu hoặc bẻ cong lời người khác nói. Nếu bị chất vấn, họ sẽ lập tức đổ lỗi cho người khác, vin vào lòng trắc ẩn của mọi người để lảng tránh, miễn là họ vẫn được an toàn.

Cái tôi lớn

Những người này bị hoang tưởng và cho rằng họ là người tuyệt nhất thế giới. Họ không chấp nhận những lời chỉ trích và thường tự mãn về bản thân. Họ rất nhạy cảm với vấn đề quyền lực và tự cho rằng mình xứng đáng được người khác phục tùng mà không cần quan tâm tới ai. Họ chỉ muốn lợi dụng người khác.

Họ cũng có những cách nhìn nhận thiếu thực tế về khả năng của bản thân. Ví dụ, họ có thể nghĩ rằng họ rất có tài năng ca hát hoặc nhảy múa, trong khi thực tế, họ chẳng có chút năng khiếu nào. Họ bị ảo tưởng và/hoặc luôn nói những điều để củng cố cho những lời nói dối của mình.

Họ luôn tin rằng mình giỏi hơn tất cả mọi người trong khi không hề có một chứng cứ gì thuyết phục. Họ cũng có thể chỉ biết yêu bản thân. Do đó, họ thường thích nói về bản thân hơn là nghe người khác kể chuyện. Họ cũng dành rất nhiều thời gian để nhìn ngắm bản thân trong gương thay vì quan sát cuộc sống. Nhìn chung, họ không thích nghe những gì người khác muốn nói.

Xem thêm:  Rối Loạn Lo Âu Chia Ly Ở Trẻ

Sợ bị bỏ rơi

Những người bị hôi chứng này thích gặp gỡ mọi người và làm thân rất nhanh. Vì thế, bạn không có cơ hội rút lui hoặc thay đổi quyết định. Có thể sau vài tuần, bạn sẽ nhận ra họ trở nên cực kỳ thân mật với bạn nếu hai người đang hẹn hò. Anh ta hoặc cô ta sẽ khiến bạn cảm thấy hai người như đôi tri kỷ, đó là do họ có khả năng nói đúng những gì bạn muốn nghe. Khi họ nhận ra bạn có nhu cầu nào đó chưa được thỏa mãn, họ sẽ coi đó là một cơ hội tốt để nhập vai và thỏa mãn mong muốn của bạn. Họ sẽ muốn độc chiếm bạn, thay vì “chia sẻ” bạn với những người khác.

Nếu hai bạn đang hẹn hò, người đó sẽ nhanh chóng ngăn cản bạn đi chơi với bạn bè do họ cảm thấy bị đe dọa. Họ sẽ đưa ra mọi lý do để không đi chơi với bạn bè của bạn như: “Họ không hiểu em bằng anh” hoặc “Họ không muốn anh đi cùng” hoặc “Họ đang cố chia rẽ đôi ta vì họ không ưa anh”. Họ sẽ đóng vai người bị hại để thu hút sự đồng cảm và bảo vệ của bạn. Họ sẽ khiến bạn cảm thấy chỉ có bạn mới giúp được họ, rằng bạn nên dành thời gian ở bên họ và chỉ lắng nghe họ mà thôi. Vì người bị Psychopath thường sợ hãi vì các hành vi hoang tưởng xuất phát từ sự cô đơn, sợ bị bỏ rơi.

Lòng tự trọng thấp

Hãy để ý xem họ có phải là người thiếu chín chắn không. Psychopath không học được gì từ sai lầm, và họ sẽ mắc sai lầm hết lần này tới lần khác. Họ chủ yếu dựa trên lời khen của người khác để xác định khả năng của bản thân, do đó họ cũng có cảm giác bất an và tự ti. Khả năng độc lập và tự trị của những người này rất thấp, họ thường làm theo các hành vi của người khác. Họ vô cùng ích kỷ,  muốn có mọi thứ bằng mọi giá. Kèm theo đó là việc không thích chia sẻ với người khác.

Thiếu trách nhiệm

Họ thuộc kiểu kông thích gánh trách nhiệm, luôn phủ nhận trách nhiệm về hành động của bản thân. Họ không sẵn sàng hoặc không thể giải quyết bất cứ một trách nhiệm nào được giao. Hoặc là họ sẽ đẩy việc cho người khác rồi cướp công hoặc là họ sẽ hoàn toàn trốn tránh trách nhiệm đó.

Đừng bỏ qua >> Rối loạn ám ảnh sợ – Nguyên do, triệu chứng và cách cải thiện

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Qua những thông tin giới thiệu ở trên mọi người đã hiểu rõ về chứng rối loạn nhân cách chống đôi xã hội rồi. Vậy nên chẩn đoán và điều trị chứng bệnh này như thế nào?

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hiệu quả

Chẩn đoán

Có một vài phương pháp được áp dụng để chẩn đoán như ASPD dựa vào những biểu hiện, triệu chứng cụ thể nhằm nhận dạng. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành chuẩn đoán chứng bệnh này từ 18 tuổi trở lên, lúc này người mắc phải thưởng có biểu hiện rõ ràng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ áp dụng chẩn đoán phân biệt chứng rối loạn nhân cách này với các chứng rối loạn khác. Điển hình như rối loạn hành vi, rối loạn sử dụng chất, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách ranh giới…

Điều trị

Để điều trị hiệu quả chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội bác sĩ còn cần dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người. Đó có thể là áp dụng các liệu pháp nhận thức – hành vi hay sử dụng thuốc. Theo ghi nhận thì hầu hết các phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả ngắn hạn chứ không có kết quả dài lâu.

Lời kết

Cảm nhận của bản thân sau khi xem xong trọn vẹn bộ phim thì thật sự mình thấy Beak Hee Sung không hề bị mắc chứng Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Có thể những việc xảy ra trong tuổi thơ đã ảnh hướng rất nhiều đến tâm lý của Baek Hee Sung.

Anh bị mất mẹ từ nhỏ, bố là một kẻ giết người hàng loạt, với hành vi hết sức tinh tường đến nổi sau này chỉ cần nhắc đến tên cũng khiến cho cảnh sát phải lạnh sống lưng. Cộng với việc bị bạn bè, mọi người xung quanh kì thị, xa lánh chưa kể là đánh đập. Với tinh thần của một đứa nhỏ, làm sao có thể chịu nổi những đả kích như vậy.

Việc đó đã khiến cậu dần thu người mình lại, cậu còn tin rằng mình chính là ác quỷ giống như bố. Cậu ám ảnh đến mức luôn thấy khuôn mặt lạnh lùng, đáng sợ của bố ở bên cạnh và không ngừng xúi cậu làm điều xấu. Điều cậu cảm thấy an ủi duy nhất chính là bản ghi âm của mẹ mình trước khi chết, cậu không ngừng nghe đi nghe lại nó, và khi bất kỳ một ai chạm vào nó thì việc cậu sẽ dùng bạo lực để ra sức lấy lại nó cũng là điều dễ hiểu.

Rồi khi anh có được thân phận mới, anh cố gắng xây dựng cuộc sống một cách hoản hảo nhất có thể. Bản thân anh cũng biết cuộc sống chẳng ai biết trước được điều gì, quá khứ của anh không khác gì một chiếc thuyền buồm có thể lật bất kỳ lúc nào trước những cơn bão táp, dù không muốn nhưng những cơn bão ấy vẫn cứ ập đến không ngừng.

Có thể, nhiều khán giả sẽ cảm thấy bản chất anh là con người vô cảm đến đáng sợ. Khi lần này đến lần khác không ngừng nói dối, làm những hành động đáng sợ mà không hề cảm thấy tội lỗi để có thể tìm cách che giấu sự thật với vợ mình đến cùng. Nhưng liệu ai biết được, bởi vì bản thân anh hiểu rõ nếu mất đi ‘hiện tại’, anh sẽ phải quay về với ‘địa ngục’ đen tối của quá khứ, nên phải ra sức chiến đấu trong sợ hãi và cô đơn để có thể chôn giấu đi bí mật khủng khiếp.

Và câu nói khiến mình suy nghĩ nhiều nhất chính là “Việc gặp được em là may mắn của cuộc đời anh. Nhưng đó cũng là lần đầu tiên anh có suy nghĩ đáng lẽ ra mình không nên gặp em”. Từ câu nói, cũng có thể thấy được nỗi dằn vặt trong lòng Baek Hee Sung. Ông trời đã thương tình cho anh có thể gặp được em, người con gái yêu anh bằng một trái tim chân thành nhất, cho anh biết thế nào là yêu, thế nào quan tâm, sự tin tưởng và hy sinh vì nhau.

Nhưng cũng chính vì em gặp anh mới khiến em phải chịu đau khổ và tổn thương. Liệu một con người rối loạn nhân cách có thể đau lòng khi khiến vợ mình phải khóc, dành tình cảm yêu thương hết mực cho đứa con gái. Nhưng cũng có thể mục đích của bộ phim muốn nhắn nhủ đến mọi người tình yêu có thể hoán cải một con người, dù người đó là kẻ sắt đá hay có bệnh về tâm lý nên mới xây dựng tuyến nhân vật như vậy.

Nhưng theo khách quan, đây cũng là bộ phim đáng để xem. Khi đã quá quen thuộc với hình ảnh nam chính nghĩa hiệp trong các bộ phim Hàn, Hoa Của Quỷ sẽ khiến bạn phải tò mò và thích thú khi diễn viên chính là nhân vật phản diện. Bộ phim cuốn hút bởi những pha hành động gay cấn, những cuộc chiến “cân não” để tìm ra chân tướng, những màn tra tấn đầy tàn nhẫn. Bộ phim còn chứa đựng nhiều “cú twist” sẽ khiến người xem đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Liên hệ đến Thanh Bình Spy nếu các bạn cần được tham vấn tâm lý học đường, tham vấn tâm lý cho các vấn đề về hôn nhân gia đình, công việc, cá nhân… Chúng tôi luôn tận tâm trong việc giúp đỡ khách hàng gỡ bỏ các vấn đề của mình.