Rối loạn nói lắp có ảnh hưởng gì? Nguyên nhân chủ yếu do đâu?

Rối loạn nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ. Mặc dù không phải là một bệnh nhưng nói lắp lại đưa lại nhiều phiền phức cũng như khó khăn cho người mắc phải. Vậy tật nói lắp dấu hiệu là gì và nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây. 

Rối loạn nói lắp là gì?

Rối loạn nói lắp xảy ra do kích thích tác động tới các bộ phận cảm thụ lưỡi, môi, má hay thanh quản. Kích thích này theo cơ quan phân tích lời nói tới vùng phân tích vận động của lời nói. Khi các bộ phận này không phối hợp tốt lời nói sẽ khó phát ra. 

Hiện tượng nói lắp thường xuất hiện ở những người nói nhanh, hay bị vấp và có thể sửa được ngay từ khi còn nhỏ. Tật nói lắp thường xuất hiện ở các bạn nam nhiều hơn bạn nữ. Bên cạnh việc gặp khó khăn trong khi nói, người bệnh còn có tinh thần gấp gáp, tốn nhiều sức khi nói. Vì thế, người mắc tật nói lắp thường e ngại, tỏ ra căng thẳng và nói không nên lời. 

Bạn hiểu gì về bệnh rối loạn nói lắp?
Bạn hiểu gì về bệnh rối loạn nói lắp?

ĐỌC THÊM: Rối loạn tác động định hình là bệnh gì?

Dấu hiệu của chứng nói lắp

Rối loạn nói lắp tác động tới mọi lứa tuổi. Nếu như xảy ra trong giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ từ 2-6 tuổi có thể cải thiện được. Tuy nhiên, với những trẻ hơn 6 tuổi vẫn tiếp tục nói lắp có thể coi như tình trạng rối loạn giao tiếp. 

Xem thêm:  Hiệu ứng Pygmalion – Lời tiên tri tự hoàn thành

Dấu hiệu điển hình của chứng nói lắp có thể kể tới như: 

  • Sự lặp lại hay kéo dài về âm thanh, ngắt quãng trong khi nói một câu hay từ hoàn chỉnh. 
  • Căng thẳng, khó khăn khi chuyển động gương mặt, phần trên của cơ thể để phát âm một từ. 
  • Lo lắng, nắm chặt tay, run môi, giật đầu, giật mắt,…khi nói chuyện. 
  • Tình trạng nói lắp có thể tăng lên, trầm trọng hơn khi bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, mất tự tin, bị kích thích, áp lực hay vội vã,..
Người bị nói lắp thường sẽ lặp lại 1 câu nói và hay kéo dài câu nói đó
Người bị nói lắp thường sẽ lặp lại 1 câu nói và hay kéo dài câu nói đó

Nguyên nhân mắc tật nói lắp

Biểu hiện rối loạn lời nói khác nhau ở mỗi người hay hoàn cảnh. Nguyên nhân chính là do:

Tiếp xúc thường xuyên với nhiều người nói lắp

Tật nói lắp thường mang tính di truyền. Trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng đời con cháu nói lắp rất cao. Ngoài ra, khi bắt chước người khác nói lắp, thường xuyên tiếp xúc với những người nói lắp tiếp thu theo các ám thị không tốt lâu dần cũng mắc chứng nói lắp. 

XEM NGAY: Overthinking là bệnh gì?

Suy giảm các chức năng tại vùng ngôn ngữ Broca

Não của con người có vùng “chịu trách nhiệm” ngôn ngữ là Broca. Vùng này liên hệ trực tiếp tới khả năng phát âm của con người. Khi lưu lượng máu giảm tại vùng Broca chính là nguyên nhân chính gây ra tật nói lắp. 

Tiếp xúc với người nói lắp sẽ khiến bạn hình thành thói quen lúc nào không hay
Tiếp xúc với người nói lắp sẽ khiến bạn hình thành thói quen lúc nào không hay

Sang chấn, tác động tới tâm lý

Do người bệnh bị khủng hoảng tình cảm, đối mặt với một cú sốc tâm lý hay chuyện nào đó thời thơ ấu có khả năng khiến trẻ mắc tật nói lắp. Theo thời gian, các dị tật tâm lý xã hội này đã phát triển trở thành thói quen. 

Xem thêm:  Quan niệm về quan hệ bằng miệng, liệu chúng ta đã biết

Ảnh hưởng của chứng rối loạn nói lắp

Rối loạn lời nói khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc trình bày hay nói trôi chảy ý nghĩ của bản thân. Đây cũng là nhược điểm rất lớn khiến cho bệnh nhân đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Từ đó, cướp mất nhiều cơ hội phát triển. 

Tật nói lắp khiến người bệnh tự ti, không dám chia sẻ với người khác về chứng bệnh của mình. Từ đó, dẫn tới chứng bệnh về tâm lý chủ yếu là trầm cảm. Bên cạnh đó, một số các vấn đề tâm lý mà chứng nói lắp có thể gây ra như:

  • Khó khăn trong hoạt động giao tiếp với mọi người. 
  • Luôn ngại ngùng, lo lắng trong khi nói. 
  • Không thích hay khước từ những công việc phải giao tiếp thường xuyên. 
  • Bỏ lỡ những hoạt động xã hội, ở trường hay công việc. 
  • Thường xuyên bị bắt nạt.
  • Thiếu tự tin về bản thân. 
Người bị rối loạn nói lắp thường hay tự ti khi giao tiếp
Người bị rối loạn nói lắp thường hay tự ti khi giao tiếp

Cách điều trị chứng nói lắp hiệu quả

Phương án điều trị tật nói lắp chủ yếu bao gồm tư vấn và liệu pháp ngôn ngữ. Mục tiêu chính là giúp người bệnh học nói một cách trôi chảy. Mỗi người sẽ có nhu cầu, khả năng khác nhau nên một phương pháp hay nhiều phương pháp kết hợp sẽ có những hiệu quả khác nhau. 

XEM THÊM:

Liệu pháp ngôn ngữ

Giúp bệnh nhân biết cách nói chậm, chú ý tới từ nói lắp. Các bạn sẽ bắt đầu bằng việc nói chậm sau đó tăng tốc độ nói dần dần. 

  • Sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ giảm tốc độ nói. Đồng thời, điều chỉnh lỗi phát âm của người bệnh. 
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Bác sĩ giúp bệnh nhân nhận dạng, thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực. Qua đó, giúp người bệnh giảm nhẹ các áp lực, lo lắng, lấy lại sự tự tin cho bản thân. 
  • Tăng tương tác trong gia đình: Người mắc tật nói lắp cần sự hỗ trợ gia đình. Thông qua việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong việc hỗ trợ người thân của mình nói rõ ràng và rành mạch hơn. 
Xem thêm:  Tinh thần lạc quan là gì? Tại sao nên có tinh thần lạc quan?

Chế độ sinh hoạt

  • Chăm chú lắng nghe, duy trì giao tiếp một cách hoàn toàn tự nhiên. 
  • Dành thời gian nói chuyện không qua bất cứ sự can thiệp nào. 
  • Nói chậm và tăng cường đối thoại.
  • giữ tâm lý bình tĩnh tạo không khí thoải mái khi nói chuyện với người bệnh. 
  • Khen ngợi, cổ vũ nhiều hơn, hạn chế các lời nói chỉ trích. 
  • Chấp nhận tình trạng nói lắp của trẻ. Đồng thời, hỗ trợ khuyến khích trẻ để giúp các con tạo được sự khác biệt. 

Rối loạn nói lắp cần liên hệ bác sĩ để có được giải pháp cải thiện tối ưu nhất. Trên đây là những chia sẻ cụ thể từ Thanh Bình PSY về giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Hãy liên hệ tới đội ngũ tư vấn để được hướng dẫn về phương án cải thiện chất lượng với từng người bệnh.