Trong cuộc sống, sang chấn tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai, và tác động của những sang chấn tâm lý thực sự rất khó để lường trước đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Vì vậy đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Thanhbinhpsy để hiểu hơn về sang chấn là gì, sang chấn tâm lý là gì , những loại sang chấn, các yếu tố nguy cơ và hướng giải quyết để giúp ích cho chính bạn và những người xung quanh nhé.
Sang chấn tâm lý là gì và cách phân loại
Sang chấn tâm lý (sang chấn hoặc chấn thương tâm lý) là những tình huống mà hầu hết mọi người cảm thấy căng thẳng (stressful), đó là các yếu tố sang chấn (stressor). Trong nghiên cứu của mình, Elliot và Eisdorfer đã giới thiệu và định rõ đặc điểm của những yếu tố sang chấn này. Cụ thể là năm loại yếu tố sang chấn sau đây sẽ giúp bạn hiểu được sang chấn là gì.
Yếu tố sang chấn tâm lý thời gian giới hạn cấp thời – Acute time-limited stressor
Yếu tố sang chấn tâm lý này liên quan đến những thách thức thực nghiệm như là nói trước công chúng. Có những người luôn bị ảnh hưởng hoặc gặp vấn đề khi diễn thuyết hoặc trình bày quan điểm trước đám đông. Họ sợ hãi, mất kiểm soát, ra mồ hôi tay, tim đập nhanh và rơi vào trạng thái khó kiểm soát.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà
Yếu tố sang chấn tâm lý tự nhiên ngắn – Brief naturalistic stressor
Đa phần những người trưởng thành đều đã trải qua trạng thái chấn động tâm lý này. Điển hình như thi cử, và những công việc liên quan đến việc đối đầu với những thách thức ngắn hạn trong đời sống thực tế. Sau thời gian ngắn hoặc sau khi sự kiện kết thúc, tâm lý con người sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Chuỗi sự kiện sang chấn tâm lý – Stressful event sequence
Trong trải nghiệm chấn động tâm lý ở quá khứ hoặc hiện tại, khi xuất hiện một sự kiện khó quên ảnh hưởng tới tâm lý như việc mất đi người thân, chia tay, ly hôn, hoặc chứng kiến thảm họa thiên nhiên, bộ não sẽ ghi nhớ một chuỗi các hình ảnh liên quan.
Cá nhân bị ảnh hưởng bởi những sự kiện này nhận thức được rằng sau một khoảng thời gian vấn đề sẽ được khắc phục theo cách nào đó nhưng không biết chắc là trong bao lâu.
Có thể bạn quan tâm:
Yếu tố sang chấn tâm lý kéo dài – Chronic stressor
Yếu tố sang chấn tâm lý này thường xuất hiện trong cuộc sống một người và buộc người đó phải xây dựng và suy nghĩ về vai trò xã hội của mình. Một đặc điểm khác của loại sang trấn tâm lý này là tính ổn định và kéo dài, người gặp vấn đề không biết khi nào thách thức sẽ chấm dứt và có thể phải chuẩn bị tinh thần rằng nó sẽ không bao giờ kết thúc. Ví dụ như chấn thương gây tàn tật cơ thể, sang chấn do phát hiện bệnh khó chữa như ung thư.
Yếu tố sang chấn từ xa – Distant stressor
Là trải nghiệm đã xảy ra trong quá khứ nhưng để lại sang chấn trong trí nhớ của bệnh nhân. Những ký ức này có khả năng gây thay đổi chức năng nhận thức và cảm xúc kéo dài khiến họ sợ hãi mỗi khi nghĩ tới. Ví dụ: bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, là nạn nhân của bạo lực học đường, chứng kiến cái chết của thú cưng, hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bệnh dịch.
Nhận biết triệu chứng của sang chấn tâm lý
Trốn tránh khi gợi nhắc về vấn đề
Khi có một trải nghiệm đau thương, con người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi trốn tránh mọi thứ gợi nhắc về sự việc đó. Họ có những biểu hiện như: Xa lánh mọi người, địa diểm hoặc những đồ vật gợi nhắc tới sự kiện; Tự làm bản thân bị phân tâm thay vì nghĩ về điều mà bạn vừa trải qua; Từ chối nghĩ về tình huống và không muốn nói về vấn đề đó.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý học, việc đối mặt với những kí ức mới thật sự là cách lành mạnh nhất để xử lý sự đau buồn và hạn chế ảnh hưởng của sang chấn tâm lý tới cuộc sống.
Phủ nhận sự kiện đã xảy ra
Một số người mắc sang chấn tâm lý thường phản ứng với sự kiện đau buồn bằng cách phủ nhận nó. Họ có thể cư xử hoàn toàn bình thường, như thể cuộc sống của họ chưa từng gặp biến cố đó trước đây. Đó là hình thức phản vệ của cơ thể khi đối mặt với vấn đề. Tâm trí họ sẽ cách ly kí ức và thông tin về sự cố đó để bảo vệ cơ thể khỏi đau đớn và tránh tổn thương về mặt tinh thần.
Ví dụ một người mẹ có thể phủ nhận việc con trai của mình đã qua đời bằng cách tiếp tục trò chuyện với ảnh của cậu bé đó hoặc với búp bê thay vì chấp nhận thực tế.
Xem thêm >>> Dịch Vụ Tư Vấn Tâm Lý Online
Cách chữa bệnh sang chấn tâm lý
Trao đổi với chuyên gia sức khoẻ tâm lý
Các bác sỹ chuyên khoa và các chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân xác định mức độ và nguyên nhân nguồn gốc của bệnh. Từ đó nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng cụ thể.
Luyện tập cách để đối với những sự kiện gây căng thẳng
Liệu pháp tâm lý kết hợp với luyện tập dưới dạng điều trị tiếp xúc những chấn động tâm lý. Chẳng hạn như bệnh nhân sẽ được trò chuyện nhiều hơn về sự cố đã trải qua và học cách đối mặt với thực tế thay vì trốn tránh. Đây là cách chữa bệnh sang chấn tâm lý khá hiệu quả.
>> Xem thêm: Làm sao để dạy con nghe lời mà không cần sử dụng đến đòn roi.
Liệu pháp trò chuyện truyền thống
Việc được trò chuyện và chia sẻ là cách hữu hiệu giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại trạng thái ổn định và vượt qua sang chấn tâm lý một cách hiệu quả.
Đây là liệu pháp đắc lực trong việc điều trị các triệu chứng của sang chấn tâm lý cũng như giúp đỡ người bệnh giải quyết nhiều vấn đề mà họ gặp phải khi tiếp xúc với áp lực trong cuộc sống hoặc công việc mà họ phải đối mặt hàng ngày.
Sử dụng thuốc
Thực ra sử dụng thuốc không thể điều trị khỏi hoàn toàn các triệu chứng của sang chấn tâm lý hay PTSD được. Tuy nhiên với sự kết hợp của thuốc có thể làm giảm thiểu những triệu chứng: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ ở người bệnh.
Tự chăm sóc bản thân
Chế độ sinh hoạt thường ngày góp phần quan trọng vào việc điều trị sang chấn tâm lý ở người mắc phải. Người nhà nên quan tâm sát sao, động viên và hỗ trợ người bệnh thực hiện các biện pháp tự chăm sóc bản thân như.
- Luyện tập thể dục thường xuyên để rèn luyện cơ thể và thúc đẩy sản sinh ra hormone có ích giúp người bệnh suy nghĩ tích cực. Mỗi người nên dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập hàng ngày để thấy được hiệu quả.
- Ngồi thiền cũng là cách hay giúp người bị sang chấn tâm lý tập trung, gạt bỏ những tạp niệm, những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu óc. Nhờ đó bản thân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, hạn chế tình trạng căng thẳng mệt mỏi hơn.
- Các mối quan hệ xã hội tích cực cũng giúp ích nhiều cho người bị sang chấn tâm lý. Hãy hỗ trợ người mắc phải mở lòng, thử tiếp xúc với mọi người xung quanh để dễ dàng tái nhập lại cuộc sống bình thường.
- Tạo nên lối sinh hoạt cân bằng bằng việc ngủ nghỉ đầy đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Duy trì các thói quen tốt như chơi thể thao, nghe nhạc, đọc sách, theo đuổi sở thích đam mê. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng chất kích thích hay ăn các loại thực phẩm gây hại.
Lưu ý quan trọng khi điều trị sang chấn tâm lý
Thực chất, sang chấn tâm lý là một tình trạng dễ gặp phải. Dù không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng nó lại khiến tinh thần người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Từ đó, để lại những hệ quả nhất định đối với cơ thể người bị sang chấn.
Chính vì vậy, trong quá trình điều trị sang chấn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời cố gắng cùng người bệnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Trong trường hợp có khó khăn, cần tham khảo ý kiến của chuyên khoa dinh dưỡng để có được chế độ ăn tốt nhất. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, người bệnh mới có thể nhanh chóng điều trị bệnh tinh thần một cách triệt để nhất.
>> Xem thêm: Bật mí cách giải tỏa tâm lý căng thẳng nhanh chóng, hiệu quả nhất có thể.
Lời kết
Trên đây là một số chia sẻ của Thanhbinhpsy về sang chấn tâm lý cũng như các phương thức để đẩy lùi những căng thẳng do sang chấn tâm lý gây ra. Tin rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề tâm lý của bản thân cũng như các cách để xử lý để có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Liên hệ với Thanhbinhpsy để đặt lịch tham vấn tâm lý ngay hôm nay:
- Hotline/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanhbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp tại TPHCM
- Địa chỉ: 551/99 Lê Văn Khương, Quận 12, TPHCM