Như chúng ta đã biết, não bộ tồn tại một dòng điện được gọi là sóng não và có đến 5 loại sóng não khác nhau tồn tại tùy thời điểm. Điều thú vị hơn là, nếu biết cách cho não nghe thể loại nhạc thích hợp có thể làm kích thích được sóng não theo ý muốn từ đó cải thiện được năng suất làm việc đáng kể. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu thêm về sóng não Alpha và cách làm tăng năng suất cho não bộ thông qua nội dung bài viết sau.
Khái quát về sóng Alpha
Sóng não Alpha là gì?
Sóng não Alpha là tên gọi chung cho sự dao động của thần kinh não bộ nằm ở khoảng tần số từ 7.5Hz đến 12.5Hz. Dao động này thường xuất hiện khi có dòng điện đồng pha hoặc tăng cường phối hợp nhất quán, đồng bộ từ tế bào tạo nhịp đồi thị của mỗi người. Theo đó, vị trí xuất phát sóng Alpha chính là thùy chẩm và nó thường xuất hiện khi đầu óc tỉnh táo và nhắm mắt. Vào thời điểm cơ thể buồn ngủ hoặc mở mắt, sóng Alpha sẽ giảm hẳn. Sóng Alpha có khả năng kiềm chế vùng ở vỏ não không hoạt động, giúp đẩy mạnh liên kết mạng lưới.
Nguồn gốc của sóng não Alpha
Trong một số tài liệu, sóng Alpha còn được gọi với tên khác là sóng Berger – lấy theo tên của người đã phát hiện ra điện não đồ EEG là Hans Berger (Nhà Thần kinh học người Đức). Ông cũng đồng thời là người phát hiện ra sóng não Beta. Nghiên cứu của Hans Berger ban đầu xuất phát từ những kỹ thuật tương tự của Nhà Sinh lý học Pravdich-Neminski (Ukraina) sau đó kết hợp với việc đo chu kỳ nhịp điện tự nhiên của não.
Phân loại sóng Alpha
Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu cho rằng tồn tại ít nhất hai loại sóng Alpha đảm nhận chức năng khác nhau ứng với chu kỳ thức và ngủ của con người. Trong đó, loại sóng Alpha được chú ý nhiều hơn cả là những tần số dao động khi cơ thể ở trạng thái thư giãn, thoải mái, nhất là lúc đang nhắm mắt để nghỉ ngơi (không phải trạng thái ngủ chỉ đơn thuần là nhắm mắt để thư giãn).
Theo nghiên cứu, sóng Alpha bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn con người được 4 tháng tuổi cho đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, tùy thuộc độ tuổi, số bước sóng mỗi giây sẽ khác nhau theo chiều hướng tăng dần. Sóng Alpha còn lại thường xuất hiện cùng với tình trạng ngủ REM, tức mắt di chuyển nhanh khi đang trong trạng thái ngủ. Chúng xuất hiện chủ yếu tập trung vùng phía trước não và là báo hiệu của quá trình cận thức.
>>Đọc thêm: Tìm hiểu tâm lý con gái khi yêu thật lòng
Lợi ích của sóng não Alpha
So với bước sóng Beta, sóng não Alpha có bước sóng ngắn hơn và nó có khả năng khắc chế tác dụng của sóng Beta. Sóng Alpha thường rất hay xuất hiện ở tình trạng cơ thể thư giãn, không lo nghĩ hay căng thẳng về bất cứ điều gì. Hoặc khi bạn bắt đầu thả trôi suy nghĩ, sáng tạo cho một sự việc, hiện tượng nào đó, cũng có sự hình thành của sóng Alpha. Nói như vậy, những người có khả năng nhớ lâu hay có trí tưởng tượng tốt thường có tần suất xuất hiện sóng não Alpha nhiều hơn người khác.
Điều đáng nói đến chính là, thông qua các thí nghiệm có thể thấy rằng đa phần trẻ nhỏ là đối tượng đang được nhắc đến bên trên. Nguyên nhân có thể vì trẻ nhỏ có cuộc sống vô tư, không lo nghĩ và chúng có thể tự do tưởng tượng nhiều điều mới lạ trong đầu. Trong ứng dụng, sóng Alpha rất thường được dùng để chữa bệnh thần kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng cùng lúc sóng Alpha và sóng Beta bởi chúng đối ngược, khắc chế lẫn nhau.
Điểm khác nhau giữa sóng Alpha và sóng Beta
Điểm khác biệt đầu tiên có thể thấy được ở sóng Beta và sóng Alpha chính là trong khi sóng Beta xuất hiện gắn liền khi con người tập trung suy nghĩ, hoặc tìm cách tư duy logic cho một vấn đề nào đó thì sóng não Alpha được sinh ra khi đầu óc tỉnh táo nhưng trong tâm trạng thư giãn, nghỉ ngơi hoặc tự do, phóng túng thả hồn về một vấn đề sáng tạo nào đó.
Nói cách khác, sóng Beta gắn liền với tính logic, mạch lạc và kết nối có căn cứ của vấn đề còn sóng não Alpha lại đại diện cho sự sáng tạo đột phá. Cả hai đều có thế mạnh riêng nhưng lại thể hiện theo cách hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đối với một tâm trí tỉnh táo, tốt hơn hết không nên có sự chênh lệch, thiên về sóng não nào quá nhiều mà cần có sự cân bằng để có thể phát huy tốt khả năng não bộ.
>>Đọc thêm: Lý giải hiện tượng tâm lý Dejavu 70% dân số gặp phải
Các loại sóng não hữu dụng khác
Gamma (25 – 100 Hz)
Đây là loại sóng não sở hữu tần số cao nhất. Tác dụng của nó chủ yếu là kích thích cảm xúc gia tăng, giúp ta có cái nhìn nhận, phán đoán sâu sắc và xử lý thông tin nhạy bén. Sóng não Gamma thường xuất hiện ở các thiên tài về âm nhạc, thi ca, hội họa, cầu thủ giỏi…. Ngoài ra, Gamma còn có hiệu lực mạnh ở người có lòng vị tha và đức tính cao thượng.
Beta (12 – 30 Hz)
Sóng não Beta có chức năng làm tăng sự tỉnh táo, tập trung cao độ, kích thích tinh thần sảng khoái, thích nói chuyện, thích chơi thể thao và tư duy logic. Mặc dù loại sóng não này sẽ giúp bạn ở trong trạng thái hoạt động hiệu quả, nhưng không nên lạm dụng vì có thể khiến tinh thần căng thẳng, bồn chồn và bất an.
Theta (4 – 7 Hz)
Sóng não Theta gắn liền với vô thức, tinh thần hiểu biết và trực giác phát triển. Có thể nói loại sóng não này là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho các hoạt động sáng tạo, ghi nhớ và trực giác.
Delta (0.5 – 4 Hz)
Sử dụng sóng não Delta có thể đưa con người vào trạng thái ngủ sâu, ngon giấc, không mộng mị, đồng thời giúp chữa lành tế bào, tái tạo và phục hồi cơ thể cực hiệu quả.
Kết luận
Nói tóm lại, sóng não Alpha có khả năng khắc chế sóng não Beta. Sóng Alpha thường xuất hiện trong trạng thái cơ thể tỉnh táo nhưng hoàn toàn thư thái, không gặp căng thẳng hay tập trung đến tính logic của vấn đề. Thông qua âm nhạc, có thể nghe những tác phẩm với tần số Alpha thích hợp để kích thích trí não gia tăng tính sáng tạo. Tuy nhiên, không nên nghe nhạc có sóng não Beta và Alpha cùng lúc bởi chúng có tác dụng khắc chế nhau. Thời gian nghe cũng cần hợp lý, tránh kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>Tham khảo ngay về Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Trực Tuyến Tại Thanh Bình Psy và Dịch Vụ Tư Vấn/Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà tại Thanh Bình Psy