Áp lực cuộc sống ngày càng tăng cao khiến chứng suy nhược thần kinh ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Đây là bệnh nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và cải thiện sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp các bạn nắm được một số các dấu hiệu điển hình cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh thường có các dấu hiệu cụ thể. Người bệnh và người thân và những người xung quanh có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết một cách rõ ràng:
Rối loạn giấc ngủ trong suốt thời gian dài
Rối loạn giấc ngủ hay gặp khó khăn đi vào giấc ngủ là một trong các dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh này. Nhiều người trằn trọc, ngủ không ngon giấc, ngủ ít hoặc ngủ nhiều so với mức bình thường.
Cơ thể bị mệt mỏi kéo dài
Khi cơ thể làm việc quá sức hay làm việc trong một ngày dài thường dễ bị mệt mỏi. Họ càng ngủ càng thấy mệt và mất sức. Hơn thế nữa, tinh thần cũng khó chịu, bực bội, giấc ngủ kém khiến công việc không đạt hiệu quả cao, chất lượng cuộc sống bị giảm sút rất nhiều. Đồng thời, có thể xuất hiện thêm 1 số các triệu chứng khác như: Tăng nhịp tim, tức ngực, hồi hộp, thở gấp,…
Xem thêm: Hưng cảm là gì?
Trí nhớ suy giảm, thường hay mất tập trung
Não bộ bị suy giảm chức năng khiến cho người bị thần kinh suy nhược khó tập trung trong việc giải quyết vấn đề. Điều này tác động lớn tới công việc cũng như học tập, phát triển bản thân.
Nguyên nhân gây bệnh thần kinh suy nhược
Suy nhược hệ thần kinh là một trạng thái tạm thời, xảy ra khi tình trạng căng thẳng vvaf đòi hỏi trong cuộc sống vượt quá khả năng xử lý của người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh suy nhược này đó là:
- Căng thẳng lâu dài: Người bệnh bị căng thẳng cảm xúc trong một thời gian dài khiến cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, lo âu và thường dễ bị kích thích. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây chứng suy nhược hệ thần kinh và mất ngủ. Các yếu tố dẫn tới stress như: Cuộc sống gặp nhiều bế tắc, thất bại trong công việc, mâu thuẫn trong gia đình,…
- Lao động trí óc với cường độ cao: Lao động trí óc với cường độ cao trong một môi trường áp lực cũng dễ gây suy nhược hệ thần kinh.
- Lối sống không đảm bảo khoa học: Người có lối sống buông thả, sử dụng thường xuyên các chất kích thích cũng dễ bị thần kinh suy nhược.
- Sang chấn tâm lý mạnh: Người bị cú sốc tâm lý mạnh như: Phá sản, mất người thân, bị lừa đảo,…
- Người mắc các bệnh lý như: Thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, chấn thương sọ não,… cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi và căng thẳng.
Thông tin thêm: Nguyên nhân gây ra hội chứng quên
Tính chất nguy hiểm của bệnh suy nhược thần kinh
Thần kinh suy nhược không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nếu kéo dài cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần cũng như thể chất. Thần kinh suy nhược còn có thể dẫn tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm. Cụ thể như:
- Kích thích suy nhược: Đây là mức độ nặng hơn của thần kinh suy nhược. Khi đó, bệnh nhân khó kiểm soát được tâm trạng của mình, dễ bị kích thích quá mức với các yếu tố tác động như: Lo âu, sợ hãi,….
- Rối loạn thần kinh: Thần kinh suy nhược dẫn tới các triệu chứng rối loạn thần kinh như: Đau cột sống, buốt xương sống, tê buốt chân tay, mỏi tại vùng cổ,…
- Rối loạn thực vật: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp,…
- Trầm cảm: Đây là chứng bệnh có mối liên hệ chặt chẽ, triệu chứng rối loạn sẽ nâng dần tới mức trầm cảm. Trầm cảm lâu ngày dẫn tới vấn đề giảm khả năng làm việc, tự chăm sóc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn khiến cho bệnh nhân có ý định tự sát để giải thoát cho bản thân.
Hướng điều trị thần kinh suy nhược
Theo các chuyên gia y khoa, phác đồ để điều trị thần kinh suy nhược phổ biến hiện nay bao gồm: Thuốc, phương pháp tâm lý, thảo dược. Căn cứ theo tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc cũng như chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Liệu pháp tâm lý chữa tình trạng thần kinh suy nhược
Tâm lý là phương pháp chữa thần kinh bị suy nhược hàng đầu. Các bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi với bệnh nhân để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra được bản chất cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hướng dẫn các bài tập khí công dưỡng sinh cho bệnh nhân giải tỏa được căng thẳng.
Thuốc điều trị cải thiện thần kinh
Thuốc hỗ trợ cải thiện, điều trị thần kinh suy nhược chủ yếu tác động tới cơ chế sinh bệnh cũng như điều trị triệu chứng. Tùy theo từng thể trạng khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra được chỉ định điều trị hiệu quả. Trong đó, bao gồm:
- Thuốc tăng cường tuần hoàn máu, cũng như dinh dưỡng cho não.
- Thuốc an thần, trấn tĩnh và chống mất ngủ.
- Thuốc hỗ trợ giảm đau.
- Vitamin thuộc nhóm B như B1, B6, tăng khả năng hoạt hóa của các synap thần kinh, chống suy nhược hệ thần kinh.
- Thuốc ức chế hoạt động diễn ra tái hấp thu Serotonin có chọn lọc.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Chữa suy nhược ở liều thấp và tăng liều dần tùy theo từng tình trạng bệnh.
Bổ sung dưỡng chất có lợi cho thần kinh trong khẩu phần ăn
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới người mắc chứng thần kinh suy nhược. Một số nhóm thực phẩm có tác dụng lớn với người bệnh đó là: Bí đỏ, Socola, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hải sản, sữa, thực phẩm giàu omega như: Cá hồi, cá thu,…
Tìm hiểu ngay:
- Dịch vụ tư vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia của Thanh Bình PSY
- Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý trực tuyến
Suy nhược thần kinh là căn bệnh tinh thần nguy hiểm có thể hủy hoại tinh thần và thể chất của người bệnh. Hy vọng với những thông tin Thanh Bình Psy chia sẻ trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này!