Tật đi nhón chân ở trẻ em có phải bệnh lý? Bạn cần làm gì?

Tật đi nhón chân ở trẻ em thường là một hiện tượng sinh lý quen thuộc đối với những bé trong giai đoạn tập đi. Thế nhưng, nếu sau 2 tuổi mà bé vẫn tiếp tục có những biểu hiện kỳ lạ này, thì cha mẹ cần đặc biệt chú ý và quan tâm. Vì khả năng cao, đây là dấu hiệu cảnh báo với cha mẹ, con đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng THANH BINH PSY tìm hiểu sâu hơn về tật bẩm sinh này để có kiến thức chăm con tốt nhất bạn nhé!

Biểu hiện của trẻ bị tật đi nhón chân

Tật đi nhón chân ở trẻ em là hiện tượng bé đi kiễng chân, nhón gót, đa phần chỉ sử dụng ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân. Chúng giữ thăng bằng bằng cách dùng tay giữ các đồ vật khác để đi xung quanh căn phòng hay sàn nhà.

Tật nhón chân là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường đối với những đứa trẻ dưới 2 tuổi, đang trong giai đoạn tập đi. Ngoài ra, khi trên 2 tuổi mà còn tật này, cha mẹ có thể quan sát quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Nếu nhận thấy bé phát triển, ăn ngủ bình thường, đúng lứa tuổi thì bạn không cần quá lo lắng, bởi đôi lúc là do thói quen.

Thế nhưng, trường hợp cha mẹ phát hiện những bất thường xung quanh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé. Thì, bạn nên lập tức đưa bé đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt.

Xem thêm:  Vì Sao Bạn Nói Chuyện Nhạt
Trẻ bị tật nhón chân khi đi bước chân sẽ không vững và chỉ sử dụng các ngón bàn chân để di chuyển
Trẻ bị tật nhón chân khi đi bước chân sẽ không vững và chỉ sử dụng các ngón bàn chân để di chuyển

Một số triệu chứng trẻ bị tật nhón chân bất thường cha mẹ cần lưu ý

Nếu thấy trẻ nhà bạn có những triệu chứng, dấu hiệu tật đi nhón chân ở trẻ em bất thường sau đây, thì liên hệ bác sĩ ngay nhé!

  • Phần gân gót chân kết nối cơ bắp chân với xương gót hoặc phần cơ bắp chân có biểu hiện căng cứng.
  • Hầu như suốt cả ngày dài hoặc trong mọi hoạt động, trẻ đều di chuyển bằng đầu ngón chân, nhón gót.
  • Khi đi đứng bình thường, trẻ tỏ ra rất vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch.
  • Đặc biệt, trẻ đứng không vững khi đi chân trần trên sàn nhà bằng phẳng.
Tật đi nhón chân ở trẻ có thể được phát hiện sớm nếu bạn biết cách quan sát cấu trúc chân của bé
Tật đi nhón chân ở trẻ có thể được phát hiện sớm nếu bạn biết cách quan sát cấu trúc chân của bé

 

Có thể bạn cần biết: 

Nguyên nhân vì sao trẻ mắc tật đi nhón chân bệnh lý?

Tật đi nhón chân ở trẻ em khá bình thường ở giai đoạn trẻ tập đi, nhưng lại có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ mắc bệnh lý nếu trẻ đã trên 2 tuổi và có biểu hiện bất thường. Nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tật bệnh lý này là vì:

  • Cấu trúc gân gót chân của trẻ quá ngắn, khiến gót chân trẻ khó chạm vào mặt đất khi đi đứng.
  • Một số trường hợp chứng minh, những đứa trẻ bị bại não sẽ có biểu hiện đi nhón chân kỳ lạ, nhất là bại não thể co cứng. Bệnh này khiến não không thể điều khiển, ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn để đi đứng bình thường.
  • Trẻ bị loạn dưỡng cơ là một trong những nguyên nhân, đây là một loại rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp ở trẻ. Chúng dẫn đến tình trạng trẻ không tự chủ được khi đi nhón chân, dần mất đi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng hay thậm chí là hít thở,…
  • Trẻ bị tự kỷ có những phát triển kém về quan hệ xã hội, giao tiếp lẫn học hành và tác động trực tiếp đến rối loạn hành vi như cử động về tay chân. Biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất là hiện tượng trẻ đi nhón chân.
  • Bàn chân có hình dạng bẹt ra chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện tật đi nhón chân ở trẻ em. Nó là một kiểu dị tật bàn chân bẹt, khiến bàn chân bị lõm nên có xu hướng sụp vào trong, gây đau đớn cho trẻ và trẻ phải đi nhón chân để tránh cảm giác khó chịu này.
Xem thêm:  EQ là gì? Dấu hiệu của người sở hữu EQ tốt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị tật đi nhón chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị tật đi nhón chân

XEM NGAY: Dịch vụ đánh giá tâm lý tuổi học đường tại HCM

Cha mẹ nên can thiệp như thế nào đối với tật đi nhón chân ở trẻ em?

Như đã đề cập ở trên, nếu nhận thấy mọi sự phát triển của trẻ đều bình thường, đúng như lứa tuổi thì cha mẹ không cần quá lo ngại. Nếu cẩn thận hơn, cha mẹ nên kết hợp cùng bác sĩ theo dõi kỹ hơn trong thời gian dài để đánh giá xem đó là bệnh lý hay thói quen. Trường hợp là thói quen thì từ từ đưa ra biện phảp để loại bỏ cho trẻ.

Ngược lại, khi tật đi nhón chân ở trẻ em là nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ nên can thiệp càng sớm càng tốt. Hãy mang trẻ đến bác sĩ hoặc các chuyên gia để trẻ được thăm khám chẩn đoán kỹ lưỡng để tiến hành điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị tật nhón chân ở trẻ:

  • Vận động trị liệu, phục hồi chức năng và sức mạnh cho các nhóm cơ ở chân và bàn chân.
  • Sử dụng công cụ băng hoặc nẹp chân để giúp trẻ tập chạm bàn chân xuống đất, giữ đúng tư thế và cải thiện dáng đi.
  • Phẫu thuật cũng là biện pháp được khuyến cáo đối với trường hợp trẻ bị dị tật bàn chân bẹt nặng và có cấu trúc sai lệch nghiêm trọng. Bàn chân bẹt nên được chữa trị trong giai đoạn “vàng” từ 2 – 7 tuổi để cấu trúc chân của trẻ dễ hồi phục và thay đổi hơn.
Xem thêm:  Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng - Cơ Sở Khám Chữa Uy Tín Khu Vực Miền Trung
Tật đi nhón chân ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn phát hiện sớm
Tật đi nhón chân ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn phát hiện sớm

THÔNG TIN MỚI: Tham vấn tâm lý tại nhà cùng chuyên gia – bạn đã sẵn sàng chưa?

Kết luận

Trong thực tế, tật đi nhón chân ở trẻ em không dẫn đến nhiều hệ luỵ quá nguy hiểm đến tính mạng. Song, chúng có thể khiến sức khỏe, thể chất và chất lượng cuộc sống của con bạn sau này bị ảnh hưởng ít nhiều. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào, bạn nên mang bé nhanh chóng đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị nhé!