Tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi phụ huynh cần lưu ý

Như Bác Hồ của chúng ta vẫn thường nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng làm được như thế, cũng sẽ có lúc các con phạm phải lỗi lầm và cần được bố mẹ chỉ bảo để sửa chữa. Vậy nên việc nắm bắt được tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi là rất quan trọng. Cùng Thanhbinhpsy bật mí nhé.

Tâm lý khi trẻ em phạm lỗi được biểu hiện như thế nào?

Không riêng gì trẻ em mà người lớn cũng có rất nhiều lần phạm lỗi. Tuy nhiên nếu là người trưởng thành phạm lỗi họ sẽ biết cách nhìn nhận vấn đề và nhìn nhận bản thân để nhận ra lỗi lầm và sửa đổi.

Tuy nhiên với trẻ em khi phạm lỗi thì con chưa thật sự hiểu hết vấn đề hay việc làm mà mình vừa gây ra, vậy nên là bậc làm cha mẹ trách nhiệm của chúng ta không phải đánh mắng mà hãy là người hướng dẫn, phân tích để con trẻ nhận ra lỗi lầm và sửa chữa.

Thường tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi thường biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tính cách và nhận thức của bé. Với những bé ở độ tuổi 3 đến 5 thì hầu như nhận thức vấn đề chưa thật sự rõ ràng nên khi trẻ phạm lỗi bé vẫn vô tư và không biết hành động của mình là sai hay đúng.

tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi
Tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi thường biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào tính cách và nhận thức của bé

Với những trẻ lớn hơn 6 tuổi thì bé đã phần nào có nhận thức rõ ràng về hành động của mình, khi mắc phải sai lầm bé đã biết lo lắng, sợ sệt và tâm lý hoảng sợ với các bậc phụ huynh thường phạt con bằng đòn ron. Vì vậy mà có nhiều bé khi phạm phải sai lầm không dám tâm sự và giấu bố mẹ vì sợ bị đánh mắng.

Xem thêm:  Chánh niệm là gì? Lợi ích của chánh niệm

Hoặc một số bé cá tính và hơi bướng bỉnh thì khi phạm lỗi thường không nhận lỗi về mình và xem đó như là một hành động bình thường.

Vù vậy tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi sẽ biểu hiện khác nhau vậy nên là bậc phụ huynh chúng ta cần biết tính cách của con trẻ mình như thế nào để có những biện pháp phù hợp.  Vậy sau khi đã nắm được tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi, phụ huynh nên làm gì? Cùng bật mí thêm nhé.

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Trị Liệu Tâm Lý Tại Nhà

Cách xử lý khôn ngoan khi con trẻ phạm lỗi

Có rất nhiều bậc phụ huynh khi con em mình phạm lỗi thường không kiểm soát được hành động và lời nói của mình nên thường la mắng, quát tháo và đánh mắng trẻ. Tuy nhiên đây là những hành động không những không giúp bé nhận ra sai lầm mà còn khiến tâm lý trẻ em khi phạm lỗi khó nắm bắt hơn.

Vậy nên hãy là những ông bố, bà mẹ văn minh và hiện đại trong cách dạy con để bé nhận ra được việc làm của mình là sai thay vì đánh mắng hay phạt bé đòn roi. Vậy nên khi con trẻ mắc sai lầm, bố mẹ nên học các cách xử lý như sau:

Ngừng ngay việc phán xét

Có rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình bị bạn đánh ngay lập tức mặc định lỗi lầm đó cho con mình gây ra như: có phải do con đánh bạn nên bạn mới đánh con đúng không. Đây là giọng điệu của sự phán xét khiến cho bé thu mình lại và ít tâm sự hơn với bố mẹ.

Thay vào đó hãy hỏi những câu hỏi khác như “đã có chuyện gì xảy ra vậy con” hay “đánh nhau là đúng hay là sai hả con” để từ đó bé có thể thoải mái và bình tĩnh tâm sự xem đã xảy ra chuyện gì, từ đó chúng ta mới đứng trên góc độ người lớn để phân tích đúng – sai cho trẻ.

Xem thêm:  Tình cảm là gì? Vai trò, đặc điểm của tình cảm
tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi
Ngừng ngay việc phán xét con trẻ

Không nên phạt hay mắng trẻ nếu con không cố ý

Với những bé ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi là giai đoạn bé thích tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh nên bé mới vô tình gây ra lỗi lầm chứ không có ý định làm tổn thương người khác. Vậy nên bố mẹ hãy hướng dẫn và nhẹ nhàng chỉ bảo thay vì phạt con.

Ví dụ như con vô tình làm vỡ chén trong lúc ăn cơm thì bố mẹ hãy dạy con về cách cầm chén đũa cẩn thận để không bị rơi thay vì la con trẻ. Vì đây là giai đoạn bé tò mò và muốn khám phá về thế giới xung quanh chứ bé không cố tình làm rơi chén.

Luôn ghi nhớ về độ tuổi và tính cách của con

Ba mẹ cần lưu ý rằng nếu muốn thưởng hay phạt đều phải lưu ý về độ tuổi của con. Bởi vì tâm lý trẻ em khi phạm lỗi ở độ tuổi khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau nên chúng ta không thể áp dụng chung một hình thức kỷ luật với cả bé nhỏ và bé lớn.

Với các bé từ độ tuổi 3 đến 5 tuổi thường chưa nhận thức rõ ràng những điều tốt và điều xấu nên bố mẹ cần đóng vai trò là người hướng dẫn thay vì chỉ trích, độc đoán. Khi bé làm sai bố mẹ có thể dạy con hành động khác tích cực hơn. 

Nói rõ mong muốn của mình

Trẻ nhỏ thường chưa phân biệt được đây là hành vi tốt, đâu là hành vi xấu và hệ quả của những hành vi xấu là gì nên bé cần được bố mẹ chỉ bảo, hướng dẫn. Vậy nên trước khi phạt con bạn hãy chắc chắn đã giải thích cho bé hiểu.

Ví dụ nếu bé chơi đồ chơi xong mà không dọn bạn có thể phạt bé cuối tuần không được đi nhà banh hoặc siêu thị như đã thỏa thuận giữa bạn và bé từ trước. Nếu không bé sẽ nghĩ rằng mình có làm gì sai đâu sao ba mẹ lại phạt mình.

Xem thêm:  Bật mí các cách giải tỏa tâm lý căng thẳng tận hưởng cuộc sống
tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi
Luôn tôn trọng quyết định của con

Luôn tôn trọng con

Có rất nhiều phụ huynh có suy nghĩ rằng đó là con mình nên mình có quyền quyết định mọi thứ. Tuy nhiên đây là suy nghĩ chưa thật sự đúng đắn bởi con trẻ tuy là con những vẫn có nhu cầu được tôn trọng, được cảm thông và thấu hiểu.

Xem thêm >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Qua Video Call

Chúng ta phải chấp nhận rằng bé không thể hoàn hảo như chúng ta mong muốn nên dù cho bé có làm chúng ta buồn và tổn thương thì con cũng cần tình thương và sự tôn trọng ba mẹ dành con con.

Ví dụ như khi bé lấy nước trong tủ lạnh ra và đổ đầy nhà thì bạn đừng vội la hay nói con rằng “con thật là ngu ngốc” mà hãy bình tĩnh lau dọn trước sau đó mới nói con rằng nước trong tủ lạnh là để uống mà con lấy ra đổ nền nhà thật sự chưa thông minh cho lắm để bé hiểu và nhận ra hành động của mình là sai mà không bị tổn thương hay tự ti rằng mình ngu ngốc.

Ví dụ khi con dành đồ chơi với bạn, bố mẹ có thể nói con rằng chơi một mình sẽ không vui đâu và như vậy sẽ làm bạn rất buồn đó. Hoặc nói hãy để bạn chơi trước rồi đến lượt con nhá…

Chúng ta không hề hoàn hảo nên đừng bắt con trẻ phải hoàn hảo mà hãy cố gắng trở thành ông bố bà mẹ nghiêm khắc nhưng đầy tình yêu thương và vị tha. Phụ huynh cần tìm hiểu và nắm rõ tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi ở độ tuổi khác nhau để có những cách răn đe hay chỉ bảo phù hợp nhé.