Thang Đo ADHD Vanderbilt Dành Cho Cha Mẹ

Thang đo ADHD Vanderbilt (Tăng động giảm chú ý và rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em)

Thang Vanderbilt là thang đo thường được các chuyên gia sử dụng trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em. Thang đo này giúp tổ chức sắp xếp rất nhiều thông tin từ triệu chứng của trẻ thành các tổ hợp – các nhóm nguy cơ. Do đó không chỉ hỗ trợ chẩn đoán mà thang Vanderbilt còn giúp xây dựng kế hoạch điều trị, chuyển đến các khoa thích hợp, xác định triệu chứng mục tiêu, lên kế hoạch theo dõi và giáo dục cho bố mẹ.

Thang đo này sẽ được thực hiện bởi PHỤ HUYNH, để thu thập các thông tin cần thiết cho chẩn đoán về các triệu chứng cốt lõi của ADHD và các chức năng bị suy giảm. Thang đo còn sàng lọc cho một số bệnh đi kèm như các Rối loạn hành vi chống đối và rối loạn ứng xử; và cả rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu. Cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu nhé!

(Phiên bản dành cho cha mẹ)

 

Họ và tên học sinh:………………………………….Giới tính:……  Lớp:…………………..

Trường:…………………………………………………..……………

Ngày sinh:………………………………..Ngày làm test:………………………

 

Hãy đọc kỹ mỗi câu và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất với biểu hiện hoặc hành vi của con bạn

             0 = Không bao giờ; 1 = Đôi khi, 2 = Thường xuyên; 3 = Rất thường xuyên

Xem thêm:  Trắc Nghiệm Nhân Cách EPI
Inattention

(Không chú ý)

 

1 Không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn, ví dụ trong việc làm bài tập ở nhà 0 1 2 3
2 Khó khăn duy trì sự chú ý đến gì cần làm 0 1 2 3
3 Dường như không nghe khi được nói chuyện trực tiếp với mình 0 1 2 3
4 Không theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ hay bài tập 0 1 2 3
5 Gặp khó khăn trong việc sắp xếp hay tổ chức nhiệm vụ và hoạt động 0 1 2 3
6 Né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia vào các nhiệm vụ có yêu cầu duy trì sự cố găng về trí óc. 0 1 2 3
7 Mất những thứ cần thiết cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động (đồ chơi, nhiệm vụ học tập, bút chì,

sách, dụng cụ)

0 1 2 3
8 Có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích không liên quan từ bện ngoài. 0 1 2 3
9 Hay quên trong các hoạt động hàng ngày 0 1 2 3
Hyperactivity

(Tăng động/ bốc đồng)

10 Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo ngồi không yên 0 1 2 3
11 Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc những nơi phải ngồi yên 0 1 2 3
12 Chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống cần phải ngồi yên 0 1 2 3
13 Khó khăn trong việc chơi và bắt đầu chơi các trò chơi đòi hỏi sự sự yên tĩnh 0 1 2 3
14 Luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể “được gắn  động cơ” 0 1 2 3
15 Nói quá nhiều 0 1 2 3
16 Thốt ra câu trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong 0 1 2 3
17 Có khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình/ xếp hàng 0 1 2 3
18 Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ hội thoại của người khác 0 1 2 3
Oppositional-Defiant

(Thách thức/ Chống đối)

19 Cãi nhau với người lớn 0 1 2 3
20 Mất bình tĩnh 0 1 2 3
21 Bất chấp hoặc từ chối thực hiện yêu cầu hoặc quy tắc của người lớn . 0 1 2 3
22 Quấy rầy có chủ ý đối với người khác 0 1 2 3
23 Đổ lỗi cho người khác dù lỗi đó hoặc cách cư xử đó là của mình 0 1 2 3
24 Dễ tự ái hoặc dễ bị quấy rầy 0 1 2 3
25 Tức giận hay bực bội . 0 1 2 3
26 Thù hận và muốn trả thù 0 1 2 3
Conduct Disorder

(Rối loạn hành vi)

27 Bắt nạt, đe dọa, hoặc hăm dọa người khác 0 1 2 3
28 Khởi đầu việc đánh nhau 0 1 2 3
29 Nói dối để thoát khỏi sự phiền hà hay để tránh nghĩa vụ (nghĩa là lừa dối người khác) 0 1 2 3
30 Trốn học (bỏ học) không có sự cho phép 0 1 2 3
31 Đánh, đá hoặc làm thương người khác 0 1 2 3
32 Ăn trộm những đồ vật có giá trị 0 1 2 3
33 Phá hoại đồ đạc của người khác một cách chủ ý 0 1 2 3
34 Đã từng sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng (gậy gộc, dao, gạch đá, súng) 0 1 2 3
35 Đánh đã hoặc làm thương động vật 0 1 2 3
36 Cố ý gây cháy để gây tổn hại 0 1 2 3
37 Đột nhập vào nhà, cửa hàng, xe người khác 0 1 2 3
38 Ra khỏi nhà ban đêm mà không xin phép 0 1 2 3
39 Đã từng bỏ nhà đi qua đêm 0 1 2 3
40 Đã từng cưỡng ép ai đó thực hiện hành vi tình dục 0 1 2 3
Axnxiety/ Depression

(Lo âu/ Trầm cảm)

41 Sợ hãi, lo âu và lo lắng 0 1 2 3
42 Sợ thử những điều mới vì sợ mắc lỗi 0 1 2 3
43 Cảm thấy vô dụng hoặc kém cõi 0 1 2 3
44 Tự trách bản thân, cảm thấy có tội 0 1 2 3
45 Cảm thấy cô đơn, vô ích, không được yêu thương, than phiền rằng “không ai yêu mình” 0 1 2 3
46 Buồn, sầu não, hay trầm cảm 0 1 2 3
47 E dè và dễ  ngượng ngùng 0 1 2 3

 

                                  Hãy chọn phương án đúng với con bạn

(1 là kém nhất, tiếp đó 2, 3 là bình thường, 4 là tốt hơn bình thường một chút và 5 là rất tốt)

 

  Đang gặp vấn đề Bình thường Tốt hơn bình thường
a. Hãy đánh giá chung về tình hình học tập của con bạn ở trường? 1 2 3 4 5
a1. Khả năng học đọc thế nào? 1 2 3 4 5
a2. Khả năng học viết thế nào? 1 2 3 4 5
a3. Khả năng học Toán thế nào? 1 2 3 4 5
b. Mối quan hệ của con bạn với bạn thế nào? 1 2 3 4 5
c. Mối quan hệ của con bạn với anh chị em của cháu trong gia đình thế nào? 1 2 3 4 5
d. Mối quan hệ của con bạn với bạn bè cùng lứa thế nào? 1 2 3 4 5
e. Con bạn tham gia các hoạt động hoặc chơi trò chơi theo nhóm thế nào? 1 2 3 4 5

Tìm hiểu thêm các bài viết cùng chuyên mục nuôi dạy trẻ nhé.

Xem thêm:  Trắc Nghiệm Tâm Lý Tính Cách MBTI