Trắc Nghiệm Tâm Lý Tính Cách MBTI

Trắc nghiệm tính cách MBTI hay gọi tắt tà trắc nghiệm MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indication, một phương pháp sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách mà con người nhận thức thế giới xung quanh, cách con người đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó.

Hãy thực sự lưu ý rằng, trong mỗi một con người, mỗi một cá thể đều sở hữu những nét cá tính, tính cách riêng biệt và tiềm ẩn. Sự riêng biệt này tạo nên một cá thể biệt lâp mà không ai khác có thể thay thế. Bởi mỗi người trong những tình huống khác nhau sẽ có cách xử sự khác nhau, lời nói khác nhau và hành động khác nhau.

Trắc nghiệm tâm lý MBTI nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên của từng người,và trả lời cho câu hỏi tại sao mỗi người trên thế giới đều có những cá tính khác nhau. Trắc nghiệm tâm lý tính cách MBTI được phát triển dựa vào nền tảng của tâm lý học, vì thế nó có tính chính xác khá cao và đang trở nên rất phổ biến. Nó giúp con người ta hiểu rõ bản thân và biết đâu là thế mạnh của bản thân và những người xung quanh hơn cũng như tìm được công việc phù hợp với mình.

Bài trắc nghiệm MBTI có các dạng 50 câu, 70 câu, tuy nhiên dạng 70 câu được nhiều người sử dụng nhất. Trên thực tế trắc nghiệm tâm lý tính cách MBTI rất được yêu thích trên thế giới, tuy nhiên MBTI cũng bị chỉ trích rộng rãi bở các học giả vì điểm yếu về phương pháp luận, kém hợp lệ về thống kê và kém tin cậy. 

Vì vậy, bạn có thể cân nhắc việc thực hiện cũng như đừng quá “thần thánh hóa” kết quả của trắc nghiệm này nhé.

Xem thêm:>>> Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà

Các tiêu chí đánh giá trong trắc nghiệm tâm lý tính cách MBTI

Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Sensing (Giác quan) / Intuition (Trực giác)

Trong các nhóm trắc nghiệm MBTI. Cặp xu hướng Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác) chính là xu hướng đối lập nhau về cách mà con người tiếp nhận sự việc hiện tượng xung quanh họ.

Thế giới được hiểu và nhận thức thông qua các giác quan cụ thể, ví dụ như màu sắc, hình ảnh thì sẽ thông qua mắt để nhận biết, mùi vị, âm thanh sẽ nhờ tai để cảm nhận, phân tích. Ngoài ra, 5 cơ quan sẽ cùng liên tục sắp xếp, phân loại các sự kiện thực tế đang diễn ra một cách đồng thời để cung cấp ngược lại những thông tin từng diễn ra trong quá khứ.

Nếu tìm hiểu nhận thức thế giới thông qua trực giác, não bộ chính là đơn vị phải có trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, phân tích, lí giải những mô hình thông tin để thu thậ các luồng dữ liệu, trước và sau đó đồng thời sắp xếp các mô hình, liên hệ chúng lại với nhau. Não bộ phải làm việc hết sức, suy đoán và phán đoán tương lai.

Mặc dù cả hai cách nhận thức đều cần thiết và được mọi người sử dụng, nhưng mỗi người chúng ta có xu hướng thích cách này hơn cách kia.

Các đặc điểm của nhóm Sensing (Giác quan) của MBTI

  • Sống với hiện tại
  • Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
  • Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ, vận dụng 5 giác quan để mô tả sự việc.
  • Giỏi áp dụng kinh nghiệm
  • Thích các thông tin rõ ràng, chắc chắn; không thích phỏng đoán hoặc những sự việc không rõ ràng
  • Ham học hỏi thông qua bắt chước, quan sát
  • Có khuynh hướng đi từ chi tiết đến khái quát
  • Tập trung vào kinh nghiệm thực tiễn
  • Có khuynh hướng đi theo phương pháp tiếp cận các vấn đề đã được công nhận, tìm hiểu từng bước.

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 2 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là S.

Phương pháp học tập thích hợp: Học qua thảo luận, học quan quan sát thực tế, vận dụng các giác quan, học theo trình tự, sử dụng não trái (trí nhớ, ngôn ngữ, phân tích,…)

Các đặc điểm của nhóm INtuition (Trực giác) của MBTI

  • Hay nghĩ đến tương lai, thường triết lý
  • Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới
  • Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
  • Giỏi vận dụng lý thuyết
  • Thoải mái với sự nhập nhằng, hay thông tin không rõ rang
  • Khát quát vấn đề, đi từ khái quát đến chi tiết, tiếp cận vấn đề từ rộng đến hẹp.
  • Tập trung vào các khả năng có thể xảy ra trong tương lai
  • Sẵn sàng lao vào các phương pháp mới, thích tìm hiểu, học hỏi theo cảm nhận.
  • Thích khái quát hóa, trừu tượng, liên tưởng.
  • Tin tưởng vào trực giác.

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 2 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là N

Phương pháp học tập thích hợp: Thích hợp với các môn học trừu tượng, tưởng tượng, tính khát quát cao. Học tập theo sự tự định hướng của cá nhân, thích những gì mới mẻ. Thường sử dụng não phải trong quá trình học tập (mindmap, tưởng tượng, liên hệ…)

Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nộicủa MBTI

Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội) hai xu hướng đối lập thể hiện những xu hướng ứng xử của một người với thế giới quan bên ngoài và với chính họ:

  • Hướng nội là hướng vào nội tâm, gồm cả ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng.
  • Hướng ngoại là hướng về thế giới bên ngoài gồm những hoạt động, con người, đồ vật.

Các đặc điểm của nhóm Extraverted (Hướng Nội)

  • Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
  • Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
  • Hứng thú với con người, sự việc xung quanh, thích đông vui, thích gặp gỡ, hoạt động
  • Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người, dễ dàng tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ mới
  • Thích thảo luận, làm việc nhóm
  • Thích nói hơn nghe
  • Làm nhiều việc cùng một lúc, dễ bị phân tâm
Xem thêm:  Trắc Nghiệm Nhân Cách EPI

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái đầu tiên trong trắc nghiệm MBTI của bạn là E

Phương pháp học tập thích hợp: Học nhóm, thảo luận, thực hành, tiếp xúc với thực tế, thiên nhiên. Hứng thú học tập phụ thuộc nhiều vào người dạy và bạn học.

Các đặc điểm của nhóm Introverted (Hướng Ngoại) 

  • Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
  • Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng, thường tìm kiếm sự yên tĩnh.
  • Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
  • Thường khá cẩn thận khi thiết lập các mối quan hệ mới
  • Thích nói chuyện tay đôi
  • Thích nghe hơn nói
  • Không thích làm nhiều việc cùng lúc, tập trung
  • Thích tự thân vận động

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái đầu tiên trong trắc nghiệm MBTI của bạn là I

Phương pháp học tập thích hợp: Tự học, thích tìm tòi, nghiên cứu, tập trung vào việc trước mắt. Thích những môn học cho phép học sinh phát huy khả năng làm việc độc lập, bày tỏ ý kiến cá nhân và khuyến khích học sinh tìm tòi thêm tri thức. Hứng thú học tập chủ yếu là từ hứng thú của bản thân đối với môn học.

Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc) của MBTI

Ở nhóm trắc nghiệm tâm lý tính cách MBTI. Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc) là hai xu hướng đối lập về cách mà con người lựa chọn đáp án, câu trả lời cho từng vấn đề cụ thể.

Trong não bộ của chúng ta, phần lí trí là phần được đánh giá cao nhất, nó có vai trò tìm hiểu các thông tin liên quan dựa trên các bộ phân tiêu chí đúng sai, trái hay phải. Sau đó, suy luận một cách logic mới trực tiếp cho đáp án cụ thể nhất, có căn cứ nhất, có khoa học nhất.

Phần cảm xúc của não bộ sẽ xem xét sự việc trên tổng thế các vấn đề cảm tính, yêu hay ghét, hận hay thu đồng thời các yếu tố đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, không có một sự rạch ròi, đó là bản chất của vấn đề cảm xúc do não quyết định.

Các đặc điểm của nhóm Thinking (Lý trí)

  • Sự thật là trên hết, sự thật là điều quan trọng.
  • Luôn sử dụng lý trí, tìm kiếm sự kiện và logic để đưa ra kết luận.
  • Chú ý đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành.
  • Đưa ra các phân tích phê phán và có mục đích một cách dễ dàng.
  • Hay chất vấn người khác, nghiêm khắc.
  • Dễ dàng nhận ra khuyết điểm của người khác
  • Tiếp xúc, giúp đỡ người khác khi cần thiết.
  • Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 3 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là T

Phương pháp học tập thích hợp: Tận dụng tư duy logic trong quá trình học tập và ôn tập, học có hệ thống, theo trình tự.

Các đặc điểm của nhóm Feeling (Tình cảm)

  • Sống hài hòa là trên hết, tế nhị quan trọng hơn sự thật.
  • Xem xét cảm giác cá nhân và ảnh hưởng đến người khác trước khi đưa ra quyết định, quyết định dựa trên cảm xúc, tình cảm.
  • Nhạy cảm, dễ tổn thương.
  • Một cách tự nhiên, dễ xúc động trước nhu cầu hay phản ứng của người khác.
  • Dễ tán thành ý kiến của người khác, hay tán thưởng
  • Dễ nhận ra ưu điểm của người khác
  • Tiếp xúc, giúp đỡ người khác nhiệt tình
  • Tìm kiếm sự nhất trí hay ý kiến của đa số
  • Khó xử khi có xung đột

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 3 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là F

Phương pháp học tập thích hợp: Học nhóm, học gắn liền với cảm xúc (người dạy cần chú ý đến việc sủ dụng các công cụ dạy học đa phương tiện và khởi tạo cảm xúc tích cực cho học sinh trong quá trình dạy học), đặc biệt hứng thú với các môn xã hội và nghệ thuật.

Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt) của MBTI

Nhóm cuối của trắc nghiệm tâm lý tính cách MBTI ;là cách thức con người lựa chọn để tác động với thế giới bên ngoài của họ.

–  Nguyên tắc: tiếp cận thế giới có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết quả rõ ràng.

–  Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm phương pháp để thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết quả bỏ ngỏ, chấp nhận các cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

Các đặc điểm của nhóm Judging (Nguyên tắc)

  • Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
  • Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ; hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục
  • Đúng giờ và đáng tin cậy
  • Làm việc tốt nhất và không bị stress khi vượt trước thời hạn
  • Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các thủ tục để quản lý cuộc sống
  • Thường làm những việc không thích trước để đẩy nó sang một bên.

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 4 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là J

Phương pháp học tập thích hợp: Lập thời gian biểu học tập rõ ràng, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong quá trình học tập.

Các đặc điểm của nhóm Perceiving (Linh hoạt)

  • Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoạch tùy theo tình hình
  • Thích làm nhiều việc cùng lúc, không phân biệt giữa công việc và trò chơi
  • Chịu sức ép tốt, vẫn làm việc tốt khi sắp hết thời hạn
  • Tìm cách tránh né , trì hoãn cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, tự do và phong phú.
  • Thích để mọi thứ đến tự nhiên.
  • Thường lộn xộn và ít khi đúng giờ, thường không làm xong điều gì đó cho đến phút cuối cùng

Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 4 trong trắc nghiệm MBTI của bạn là P

Phương pháp học tập thích hợp: Tạo hứng thú đối với các môn học,kết hợp các môn học với nhau trong quá trình học tập để tạo ra sự phong phú và hứng thú. Cần đề ra mục tiêu chung cho từng môn học nhưng không bắt buộc phải lập thời gian biểu quá cụ thể.

Nhóm tính cách theo MBTI

Từ 4 tiêu chí trên, đưa ra 16 tính cách trong trắc nghiệm MBTI khách nhau kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI.

trắc nghiệm tâm lý tính cách
Theo MBTI tính cách của con người được chia làm 16 loại
Với những thông tin như đã đề cập trên đây, chúng tôi hy vọng là đã mang đến cho bạn những thông tin hay về trắc nghiệm tính cách MBTI, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về trắc nghiệm MBTI cũng như chính bản thân của mình. Hãy làm và thử xem mình là ai trong 16 kiểu người trên nhé!

Dựa trên các câu hỏi trên, bạn đọc có thể tự kiểm tra và kiểm chứng mình thuộc nhóm tính cách nào. Dưới đây là 4 nhóm tính cách cơ bản hiện nay của con người được nghiên cứu bao gồm:

  • Nhóm tính cách tự nhiên bản năng: Hướng nội và Hướng ngoại
  • Nhóm tính cách cảm nhận thế giới: Trực giác và Giác quan
  • Nhóm tính cách lựa chọn: Lý trí hoặc Tình cảm
  • Nhóm tính cách hoạt động: Nguyên tắc hoặc Linh hoạt
Xem thêm:  Phiếu Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ (CARS)
Có 4 nhóm tính cách cơ bản của con người
Có 4 nhóm tính cách cơ bản của con người

Nhóm ISTJ: Người sở hữu tính cách trách nhiệm

Nhóm người này có khả năng phân tích kỹ lưỡng, cẩn thận, quyết đoán. Họ rất thẳng thắn, tôn trọng sự thật. Những công việc phù hợp có thể kể đến như Luật, Kinh doanh, Kế toán, Kỹ sư phần mềm,…

Nhóm ISFJ: Người sở hữu tính cách nuôi dưỡng

Bạn có thể bắt gặp nhóm người có tính cách nuôi dưỡng với những đặc điểm như tình cảm, ấm áp, lạc quan nhân hậu, luôn tạo niềm tin cho người khác,…Họ là những người rất hợp với các công việc như thiết kế đồ họa, cố vấn, y tá, tư vấn,…

Công việc phù hợp với người có tính cách nuôi dưỡng
Công việc phù hợp với người có tính cách nuôi dưỡng

Nhóm ISFP: Người sở hữu tính cách nghệ sỹ

Những người sở hữu tính cách nghệ sĩ thường thích cái mới, ưa khám phá, nhạy cảm và có cảm nhận tinh tế về cuộc sống. Những chuyên gia về tâm lý học, chăm sóc trẻ em, thiết kế,…hầu hết đều có tính cách này.

Nhóm ISTP: Người sở hữu tính cách nhà kỹ thuật

Đặc điểm của nhóm người có tính cách nhà kỹ thuật là tỉ mỉ, cẩn thận, kiên định, khả năng giữ bình tĩnh cao. Họ cũng thích tìm hiểu, khám phá, có xu hướng ít nói.

Nhóm INFP: Người sở hữu tính cách lý tưởng hóa

Người thuộc nhóm tính cách lý tưởng hóa thường là những nhạc sĩ, nhà văn, những người hoạt động trong ngành Marketing. Đa phần những người này có thái độ lạc quan yêu đời, suy nghĩ đơn giản và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.

Công việc phù hợp với những người có tính cách lý tưởng hóa
Công việc phù hợp với những người có tính cách lý tưởng hóa

Nhóm INTP: Người sở hữu tính cách thích tuy duy

Những người thuộc tính cách nhóm tư duy được đánh giá thông minh, cẩn thận, quan sát tỉ mỉ.  Những công việc phù hợp được các chuyên gia tư vấn nên hướng đến là Luật, Marketing, Kinh doanh, Kế toán,…

Nhóm ENFJ: Người sở hữu tính cách thích chia sẻ

Người sở hữu tính cách thích chia sẻ hay thích cho đi ưa thích hướng ngoại, trực giác tốt, quyết đoán và thậm chí đôi khi hay liều lĩnh.  Lĩnh vực làm việc nhóm người này nên chọn lựa là tổ chức sự kiện, Nhân sự, Marketing,…

Nhóm ENFP: Người sở hữu tính cách hướng tới thành công

Yêu thích hướng ngoại, trực giác tốt, quyết đoán là những đặc điểm thuộc nhóm người có tính cách hướng tới thành công. Những người này đôi khi cũng liều lĩnh và có tính quyết đoán cao.

Nhóm ENTP: Người sở hữu tính cách thiên hướng phát minh

Người sở hữu tính cách thiên hướng phát minh luôn khám phá, yêu thích cái mới. Đôi khi họ  đi ngược lại với đám đông và hành động theo lý trí hơn là cảm tính.

Xem thêm: >>>>> Dịch vụ test đánh giá tâm lý

Trắc nghiệm tính cách MBTI

CÁCH THỨC THỰC HIỆN
  • Đây là bài trắc nghiệm tính cách nên sẽ không có câu trả lời đúng hay câu trả lời sai
  • Hãy chọn câu trả lời mà bạn cho là phù hợp hơn với bản thân mình
  • Chỉ đọc câu trả lời và chọn, bạn không nên cố gắng phân tích quá nhiều các lựa chọn này vì làm như vậy sẽ khiến kết quả của bạn kém chính xác
  • Đừng nhìn vào bảng điểm trước khi bạn hoàn thành tất cả câu hỏi
  • Thời gian để bạn hoàn thành 70 câu hỏi này là 20 phút

Câu 1: Tại một buổi tiệc, bạn sẽ:

a. Giao tiếp với nhiều người, kể cả người lạ

b. Chỉ giao tiếp với với một số ít người mà bạn đã quen

Câu 2: Bạn thấy mình là người nghiêng về kiểu nào nhiều hơn?

a. Thực tế

b. Sáng tạo

Câu 3: Bạn nghĩ tình huống nào tồi tể hơn?

a. Đầu óc của bạn cứ “bay bổng trên mây

b. Cuộc sống của bạn thật nhàm chán và không bao giờ thay đổi

Câu 4: Bạn sẽ bị ấn tượng hơn với

a. Các nguyên tắc

b. Những cảm xúc

Câu 5: Khi quyết định việc gì đó, bạn thường hay dựa vào:

a. Sự thuyết phục

b. Sự đồng cảm

Câu 6: Bạn thích làm việc theo kiểu nào nhiều hơn?

a. Theo đúng thời hạn

b. Tùy hứng

Câu 7: Bạn có khuynh hướng đưa ra các lựa chọn

a. Rất cẩn thận

b. Phần nào theo cảm nhận

Câu 8: Tại các bữa tiệc, bạn thường:

a. Ở lại tới cùng và cảm thấy càng lúc càng hào hứng

b. Ra về sớm vì cảm thấy mệt mỏi dần

Câu 9: Kiểu người nào sẽ thu hút bạn hơn?

a. Người thực tế và có lý lẽ

b. Người giàu trí tưởng tượng

Câu 10: Điều nào khiến bạn thấy thích thú hơn?

a. Những điều thực tế

b. Những ý tưởng khả thi

Câu 11: Khi đánh giá hoặc phán xét người khác, bạn thường hay dựa vào điều gì?

a. Luật lệ và nguyên tắc

b. Hoàn cảnh

Câu 12: Khi tiếp cận, tiếp xúc người khác, bạn nghiêng về hướng nào hơn?

a. Tiếp cận theo hướng khách quan

b. Tiếp cận theo hướng sử dụng trải nghiệm cá nhân

Câu 13: Phong cách của bạn nghiêng về hướng nào hơn?

a. Đúng giờ, nghiêm túc

b. Nhàn nhã, thoải mái

Câu 14: Bạn cảm thấy không thoải mái khi có những việc:

a. Chưa hoàn thiện

b. Đã quá hoàn thiện

Câu 15: Trong các mối quan hệ xã hội, bạn thường

a. Luôn nắm bắt kịp thời thông tin về các vấn đề của mọi người

b. Thường biết thông tin sau những người khác

Câu 16: Với các công việc thông thường, bạn nghiêng về cách:

a. Làm theo cách thông thường

b. Làm theo cách của riêng mình

Câu 17: Các nhà văn nên:

a. Viết những gì họ nghĩ và chân thật với những gì mình viết

b. Diễn đạt sự việc bằng cách so sánh hay liên tưởng

Câu 18: Điều gì lôi cuốn bạn hơn?

a. Tính nhất quán của tư duy, suy nghĩ

b. Sự hòa hợp trong các mối quan hệ của con người

Câu 19: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đưa ra:

a. Những đánh giá, nhận xét một cách logic

b. Những đánh giá, nhận xét một cách có ý nghĩa

Câu 20: Bạn thích những điều:

a. Đã được sắp xếp, quyết định trước

b. Chưa xác định, chưa được quyết định

Câu 21: Bạn tự thấy mình:

a. Nghiêm túc, quyết đoán

b. Dễ gần, thoải mái

Câu 22: Khi nói chuyện điện thoại, bạn:

a. Cứ gọi bình thường

b. Chuẩn bị trước những điều sẽ nói

Câu 23: Những sự kiện trong thực tế

a. Bản thân nó giải thích cho chính nó”

Xem thêm:  Thang Đánh Giá Trầm Cảm Hamilton

b. Nó là bằng chứng giải thích cho các quy tắc, quy luật

Câu 24: Những người có tầm nhìn xa/người lo xa.

a. Thường gây khó chịu cho người khác

b. Khá thú vị

Câu 25: Bạn thường là người

a. Cái đầu lạnh

b. Trái tim nóng

Câu 26: Điều nào thì tồi tệ hơn?

a. Không công bằng

b. Tàn nhẫn

Câu 27: Các sự kiện nên xảy ra theo hướng:

a. Được lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng

b. Ngẫu nhiên và tự nhiên

Câu 28: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi

a. Đã mua một thứ gì đó

b. Đang lựa chọn để mua

Câu 29: Trong công ty, bạn là người:

a. Khởi xướng các câu chuyện

b. Đợi người khác bắt chuyện với mình

Câu 30: Đối với những quy ước, quy tắc thông thường trong xã hội, bạn :

a. Ít khi nghi ngờ những điều này

b. Thường xem xét lại tính đúng đắn của những điều đó

Câu 31: Trẻ em thườn:

a. Chưa cố gắng đủ

b. Chưa vui chơi đủ

Câu 32: Khi đưa ra các quyết định, bạn sẽ thấy thoải mái hơn với

a. Các tiêu chuẩn

b. Cảm xúc, cảm nhận

Câu 33: Bạn nghiêng về tính cách nào hơn ?

a. Cứng rắn

b. Nhẹ nhàng

Câu 34: Theo bạn, khả năng nào đáng khâm phục hơn ?

a. Khả năng tổ chức và làm việc có phương pháp

b. Khả năng thích ứng và xoay xở trước mọi tình huống

Câu 35: Bạn đề cao tố chất nào hơn?

a. Sự chắc chắn

b. Sự cởi mở

Câu 36: Khi phải tương tác với người khác ở các tình huống và vấn đề mới lạ, không thường gặp, bạn thường:

a. Thấy phấn chấn và hào hứng

b. Cảm thấy mệt mỏi

Câu 37: Thường thì bạn là:

a. Người thực tế

b. Người có khả năng tưởng tượng phong phú

Câu 38: Bạn thường có xu hướng:

a. Xem người khác có thể làm được việc gì hữu ích

b. Xem người khác sẽ nghĩ và cảm nhận như thế nào

Câu 39: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi:

a. Thảo luận một vân đề kĩ lưỡng, triệt để

b. Đạt được thỏa thuận, sự nhất trí về vấn đề

Câu 40: Cái đầu hay trái tim chi phối bạn nhiều hơn

a. Cái đầu

b. Trái tim

Câu 41: Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm các công việc theo dạng

a. Được giao trọn gói, làm xong hết rồi bàn giao

b. Công việc làm hàng ngày, theo lịch

Câu 42: Bạn có xu hướng tìm kiếm những điều:

a. Theo trật tự, thứ tự

b. Ngẫu nhiên

Câu 43: Bạn thích kiểu nào hơn?

a. Nhiều bạn bè ở mức độ xã giao

b. Một vài người bạn thân

Câu 44: Bạn thường dựa vào:

a. Sự kiện, thông tin thực tế

b. Nguyên lý, nguyên tắc

Câu 45: Bạn hứng thú với việc gì hơn?

a. Sản xuất và phân phối

b.Thiết kế và nghiên cứu

Câu 46: Lời khen nào giá trị hơn?

a. “Đó là một người có suy nghĩ rất logic”

b. “Đó là một người rất tình cảm, tinh tế”

Câu 47: Bạn thích mình có tố chất nào hơn?

a. Kiên định, vững vàng

b. Toàn tâm, cống hiến

Câu 48: Bạn thường thích điều nào hơn?

a. Một tuyên bố cuối cùng, không thay đổi

b. Một tuyên bố dự kiến, ban đầu

Câu 49: Bạn thấy thoải mái hơn vào lúc:

a. Trước khi đưa ra quyết định

b. Sau khi đưa ra quyết định

Câu 50: Bạn có thấy mình:

a. Dễ dàng bắt chuyện và kéo dài cuộc trò chuyện với người mới gặp

b. Khó mà trò chuyện nhiều với những người mới quen

Câu 51: Bạn có xu hướng tin tưởng vào:

a. Kinh nghiệm của mình

b. Linh cảm của mình

Câu 52: Bạn cho rằng mình thuộc tuýp người nào hơn?

a. Người thực tế

b. Người khôn khéo

Câu 53: Theo bạn ai là người đáng được khen ngợi hơn?

a. Một người giàu lý trí

b. Một người giàu cảm xúc

Câu 54: Bạn có xu hướng hành xử:

a. Công bằng, vô tư

b. Thông cảm, đồng cảm

Câu 55: Bạn thích:

a. Đảm bảo rằng mọi việc được chuẩn bị, thu xếp sẵn sàng

b. Để mọi việc diễn ra tự nhiên

Câu 56: Trong các mối quan hệ thì mọi việc:

a. Có thể thảo luận để giải quyết được

b. Diễn ra ngẫu nhiên và tùy theo điều kiện hoàn cảnh

Câu 57: Khi chuông điện thoại reo, bạn sẽ:

a. Là người đầu tiên nhấc máy

b. Hi vọng có người khác sẽ nhấc máy

Câu 58: Bạn đánh giá cao điều gì trong mình hơn:

a. Nhận thức tốt về các yếu tố thực tế

b. Có trí tưởng tượng phong phú, rực rỡ

Câu 59: Bạn sẽ chú tâm hơn đến:

a. Các nguyên tắc, nguyên lý cơ bản

b. Các ngụ ý, hàm ý, ẩn ý

Câu 60: Điều gì có vẻ sẽ là một lỗi lớn hơn?

a. Quá nồng nhiệt, thiết tha

b. Quá khách quan, thờ ơ

Câu 61: Về cơ bản, bạn sẽ đánh giá mình là người thế nào?

a. Thiết thực, ít bị chi phối bởi tình cảm

b. Từ tâm, đa cảm

Câu 62: Tình huống nào sẽ lôi cuốn bạn hơn?

a. Tình huống rõ ràng, có kế hoạch

b. Tình huống không xác định, không có kế hoạch

Câu 63: Bạn là người có xu hướng nào hơn?

a. Theo thói quen

b. Hay thay đổi

Câu 64: Bạn có xu hướng nào hơn?

a. Là người dễ tiếp cận

b. Ở mức độ nào đó là người kín đáo

Câu 65: Khi viết, bạn thích:

a. Viết theo hướng văn chương hơn

b. Viết theo số liệu, dữ liệu hơn

Câu 66: Đối với bạn, điều gì khó thực hiện hơn?

a. Hiểu và chia sẻ với người khác

b. Điều khiển người khác

Câu 67: Bạn mong ước mình sẽ có thêm nhiều điều gì?

a. Lí trí và khả năng nhận xét rõ ràng

b. Tình thương, lòng trắc ẩn sâu sắc

Câu 68: Điều gì sẽ là lỗi lớn hơn?

a. Hành động bừa bãi, không cân nhắc

b. Hành động chỉ trích, phê phán

Câu 69: Bạn sẽ thích sự kiện nào hơn?

a. Sự kiện có lên kế hoạch trước

b. Sự kiện không có kế hoạch trước

Câu 70: Bạn thường có hành động:

a. Cân nhắc thận trọng

b. Tự nhiên, tự phát

KẾT QUẢ

 

trắc nghiệm tâm lý tính cách
Bảng tính điểm trắc nghiệm tâm lý cá nhân MBTI

E (Hướng ngoại) = Kết quả cột 1

I (Hướng nội) = Kết quả cột 2

S (Giác quan)  = Kết quả cột 3 + 5

N (Trực giác) = Kết quả cột 4 +6

T (Lý trí) = Kết quả cột 7 + 9

F (Cảm xúc) = Kết quả 8 +10

J (Nguyên tắc)  = Kết quả cột 11 + 13

P (Linh hoạt) = Kết quả cột 12 + 14

Đọc kết quả: Lấy kết quả từ 4 yếu tố có điểm số cao nhất.

D

XEM TÍNH CÁCH CỦA MÌNH BẰNG CÁCH XEM PHẦN BÌNH LUẬN PHÍA DƯỚI NHÉ.