Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Nhận Biết Và Điều Trị

Những năm gần đây, trầm cảm sau sinh đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong y tế. Đặc biệt, nó chính là nguyên nhân của nhiều bi kịch gia đình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé. Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích đấy.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này đang rất cao
Tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này đang rất cao

Đây là loại bệnh trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh nở. Nó có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tuổi đầu tiên của trẻ. Nhưng thông thường, người mẹ thường mắc trầm cảm sau sinh trong những tuần đầu tiên.

Nếu mắc chứng bệnh này,  người mẹ sẽ cảm thấy buồn, vô vọng. Thậm chí còn có thể cảm thấy tội lỗi khi bản thân không đủ tốt đối với con. Một số người mẹ lại cảm thấy cắn rứt lương tâm trong khi không hề muốn gắn kết với con của mình.

Không giống nhiều người nhầm tưởng, căn bệnh này không chỉ mắc phải ở phụ nữ sinh con lần đầu. Ngay cả những người đã sinh nhiều lần, chưa từng mắc cũng có thể mắc phải bệnh này vì nhiều nguyên nhân, biến cố khác nhau.

>>> Xem thêm những bài viết hay:

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở bà mẹ sau sinh

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sẽ giúp mọi người nhận ra và điều trị nó một cách triệt để nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Không có một nguyên nhân duy nhất có thể gây nên trầm cảm sau sinh. Thông thường, nó được xem xét cả về thể chất lẫn cảm xúc. Cụ thể như sau:

Xem thêm:  Sang Chấn Tâm Lý: Khái niệm, phân loại và cách chữa trị

Thay đổi về cơ thể người mẹ

Những thay đổi về cơ thể khiến người mẹ dễ mắc trầm cảm hơn
Những thay đổi về cơ thể khiến người mẹ dễ mắc trầm cảm hơn

Sau khi sinh con, các hóc môn trong cơ thể người mẹ sẽ suy giảm rất nhiều. Điều này khiến toàn bộ cơ thể gặp nhiều xáo trộn, từ đó khiến người mẹ rơi vào nhiều trạng thái khó chịu, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, sự suy giảm hóc môn tuyến giáp có thể làm thay đổi cảm giác thèm ăn, nạp năng lượng của mẹ.

Đối với vấn đề cảm xúc

Khi sinh con hoặc mang thai, phụ nữ thường mệt mỏi hơn và rơi vào trạng thái thiếu ngủ. Lúc này, việc xử lý những vấn đề khác nhau trong cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn. Thậm chí là những vấn đề nhỏ nhất.

Người mẹ sẽ nhanh chóng rơi vào cảm giác hoảng loạn khi con khóc, quấy hay ốm. Đặc biệt, ngoại hình của người mẹ thay đổi mạnh chính là nguyên nhân khiến họ cảm thấy mình kém hấp dẫn, tự ti và lo lắng mất chồng.

Tất cả những vấn đề từ nhỏ nhất nếu cùng lúc gặp phải sẽ đẩy người mẹ đến những tiêu cực trong tâm lý. Lúc này là cơ hội để bệnh trầm cảm sau sinh tấn công và gây nên nhiều vấn đề nguy hại.

Những dấu hiệu/ triệu chứng nhận biết bệnh đơn giản nhất

Dấu hiệu thường gặp

Bạn có thể nhận biết trầm cảm sau sinh với những dấu hiệu cơ bản
Bạn có thể nhận biết trầm cảm sau sinh với những dấu hiệu cơ bản

Dù xuất hiện trước hay sau sinh, những triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ khá giống nhau. Một phụ nữ đang nuôi con, trong thai kỳ sẽ được xem là mắc trầm cảm nếu có 5 hoặc nhiều hơn những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác mệt mỏi, vô cùng buồn chán, trong lòng trống rỗng hoặc thậm chí là tuyệt vọng.
  • Khóc rất nhiều, thậm chí là luôn luôn.
  • Mất hứng thú, không còn vui vẻ với những hoạt động, sở thích trong cuộc sống thông thường.
  • Khó ngủ khi đêm về, hoặc ban ngày lại ngủ rất nhiều.
  • Mất cảm giác thèm, muốn ăn hoặc ăn quá nhiều so với bình thường. Cân nặng tăng nhanh/ giảm nhanh không đúng với chủ đích.
  • Luôn cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi, không thể chế ngự được cảm xúc của bản thân.
  • Bồn chồn, trì trệ.
  • Cảm thấy cuộc đời không còn gì để níu giữ, không đáng sống.
Xem thêm:  Chân Thành Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Diện Người Chân Thành

Những dấu hiệu không thường gặp

Người nhà cần chú ý để nhận biết những dấu hiệu bệnh thật sớm
Người nhà cần chú ý để nhận biết những dấu hiệu bệnh thật sớm

Ngoài ra, mọi người cũng có thể được nhận diện tình trạng trầm cảm ở những người mẹ trẻ thông qua những dấu hiệu không thường gặp dưới đây:

  • Cáu kỉnh, tức giận.
  • Tránh gặp bạn bè, gia đình.
  • Lo lắng quá nhiều cho con.
  • Không quan tâm, không có khả năng chăm sóc con của mình.
  • Mệt mỏi, không thể ra ngoài giường trong nhiều giờ.

Một vài trường hợp đặc biệt hiếm, phụ nữ có thể gặp ảo giác, ảo tưởng. Và đối tượng gặp nguy hiểm nhất trong trường hợp này chính là con của họ.

Ai có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao?

Căn bệnh này có phổ biến hay không?

Theo CDC, khoảng 11 đến 20% phụ nữ sinh con có triệu chứng trầm cảm. Trong thực tế, tỷ lệ này cao hơn cả các trường hợp mới mắc lao, bạch cầu, đa xơ cứng, parkinson, alzheimer, lupus và động kinh ở cả hai giới nam và nữ. Chính vì vậy, đây được xem là một trong những căn bệnh gây nguy hại trong cuộc sống.

Ai có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn bình thường?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh

Dưới đây, Thanh Bình PSY sẽ điểm qua những yếu tố khiến một người đối diện với nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn bình thường. Cùng xem nhé!

  • Có bệnh sử trầm cảm trong khi mang thai hoặc bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời.
  • Đã từng mắc rối loạn lưỡng cực.
  • Bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước.
  • Một thành viên trong gia đình bạn bị trầm cảm hoặc những vấn đề khác nhau liên quan tới cảm xúc.
  • Bạn đã trải qua nhiều cảm giác căng thẳng trong thời gian mang thai hoặc những năm trước đó. Như mất việc, mang thai, bệnh tật….
  • Con của bạn có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc đòi hỏi những nhu cầu đặc biệt.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc dỗ và cho con bú.
  • Trước và sau sinh gặp vấn đề trục trặc trong quan hệ với bạn đời.
  • Không có ai giúp đỡ trong thời gian mang thai và chăm con.
  • Gặp khó khăn về tài chính.
  • Mang thai ngoài ý muốn, không được gia đình hỗ trợ.

Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?

Nếu có triệu chứng muốn làm hại bản thân, con nhỏ, người mẹ cần được điều trị ngay lập tức
Nếu có triệu chứng muốn làm hại bản thân, con nhỏ, người mẹ cần được điều trị ngay lập tức

Dựa vào những dấu hiệu cũng như yếu tố nguy cơ, việc nhận biết trầm cảm sau sinh đã dễ dàng hơn. Nếu một người phụ nữ thấy chán nản cực độ sau khi sinh với những dấu hiệu kể trên, cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ tâm lý.

Xem thêm:  Liệu Pháp Nhận Thức – Hành Vi Là Gì?

Trong những trường hợp dưới đây, cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ để được trợ giúp:

  • Các triệu chứng chán nản kéo dài hơn 2 tuần.
  • Lo lắng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Không thể chăm sóc con.
  • Không thể hoàn thành những công việc hàng ngày của mình.
  • Xuất hiện suy nghĩ muốn làm hại con hoặc bản thân mình.

Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?

Hiện tại, có 3 phương thức khác nhau được áp dụng trong điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Trong những trường hợp nghiêm trọng, thuốc sẽ được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Trong những trường hợp nghiêm trọng, thuốc sẽ được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đây chính là biện pháp nhằm điều chỉnh những cảm xúc, cân bằng các hóa chất trong não bộ. Từ đó,  triệu chứng trầm cảm sẽ được giảm bớt để người mẹ có thể chăm sóc con sau khoảng 1 tháng điều trị. Sau đó, người mẹ có thể tiếp tục chăm con như bình thường.

Áp dụng liệu pháp trò chuyện tâm lý

Nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa là giải pháp đầu tiên mọi người nên nghĩ tới. Đặc biệt, mọi người có thể tham gia nhóm những người từng bị trầm cảm sau sinh để được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Điều trị điện

Đây là biện pháp được điều trị khi bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc. Tuy nhiên, việc điều trị điện cần được xem xét cẩn thận, chỉ thực hiện tại các cơ sở lớn với bác sĩ chuyên khoa uy tín. Nếu không, nó có thể để lại những tổn thương về mặt tâm lý vĩnh viễn.

Lời khuyên dành cho bạn

Hãy liên hệ ngay với Thanh Bình PSY nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào nhé
Hãy liên hệ ngay với Thanh Bình PSY nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào nhé

Với mức độ nguy hiểm của mình, Trầm cảm sau sinh đã gây nên nhiều câu chuyện thương tâm. Chính vì vậy, phòng bệnh chính là điều mọi người nên làm.

Trong trường hợp có bất kỳ dấu hiệu chán nản nào, bạn nên gọi ngay cho Thanh Bình PSY. Chuyên gia tham vấn tâm lý, đánh giá tâm lý  của chúng tôi sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì để bảo vệ bản thân và con yêu đấy.

Thông tin liên lạc:

  • Thanhbinhpsy@gmail.com
  • Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
  • Địa chỉ: Khu dân cư An Sương