Quên từ, nói những câu tối nghĩa, ậm ờ quá nhiều chính là những dấu hiệu đầu tiên của rối loạn ngôn ngữ. Chứng bệnh phổ biến ở trẻ em này nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng lâu dài, thậm chí là kéo đến khi trưởng thành. Cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu để điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn nhé.
Khái niệm và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng một người khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, họ cũng gặp vấn đề trong việc hiểu được điều người đối diện đang nói.
Hiện tại, căn bệnh này xảy ra ở 10 đến 15% trẻ em dưới 3 tuổi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, phải đến tận tuổi trưởng thành người bệnh mới được khám và nhận ra căn bệnh này.
Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh
Dấu hiệu nhận biết trẻ em đang bị rối loạn ngôn ngữ
Nếu phát triển bệnh mà không được điều trị cẩn trọng, bệnh sẽ gây nhiều phiền phức trong cuộc sống sau này. Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng, dễ nhận biết nhất:
- Thường xuyên không nhớ tên gọi của những đồ dùng xung quanh, những vật dụng thường ngày. Chính vì vậy, mọi người thường dùng những từ thay thế như “cái ấy”, “cái đó”, “cái gì ấy nhỉ”.
- Gặp phải tình trạng lẫn lộn những khái niệm liên quan. Như gọi bàn là ghế, gọi bò là gà…
- Vô thức đảo vị trí các âm trong 1 từ: Mèo con > còn meo, mòn ceo…
- Thường xuyên quên từ và phải tự chế ra một từ nào đó để thay thế.
- Dùng sai, nói sau thành ngữ và tục ngữ.
- Luôn luôn hiểu mọi thứ theo đúng nghĩa đen nên không hiểu được những câu đùa ẩn í.
- Không thể tập trung lắng nghe người đối diện nói. Đặc biệt là trong trường hợp xung quanh có tiếng nhạc, tiếng ồn…
- Không có hứng thú nói chuyện với bất kỳ ai.
- Không nhớ được những thông tin vừa xảy ra trong cuộc đối thoại.
Dấu hiệu bệnh ở người trưởng thành
Ở độ tuổi trưởng thành, biểu hiện của căn bệnh này cũng rất rõ ràng. Mọi người có thể nhận diện một người mắc rối loạn về mặt ngôn ngữ dựa vào những dấu hiệu sau đây:
- Lo lắng khi phải nói chuyện hay thuyết trình trước mặt nhiều người.
- Gặp khó khăn khi phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào.
- Khó khăn khi tham gia những cuộc tán gẫu ở công ty.
- Không nhớ được những từ ngữ chuyên ngành trong công việc của mình.
- Khó theo đuổi thông tin trong những cuộc họp mình tham gia mà có nhiều người phát biểu.
- Thường tự nghiêm trọng hóa những câu nói bình thường trong cuộc sống thường ngày.
- Gặp khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi khác nhau.
- Không làm theo các hướng dẫn phức tạp được. Do vậy họ chỉ nhận được những chỉ thị qua email.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng rối loạn ngôn ngữ?
Hiện tại, căn nguyên của bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các chuyên gia, hai nguyên nhân chính ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của một người chính là di truyền và chế độ dinh dưỡng thuở nhỏ.
Đôi khi, một số chấn thương ở đầu cũng là nguyên nhân khiến một người gặp khó khăn trong giao tiếp. Điều này thường gặp hơn ở những người trưởng thành.
>> Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục:
Rối loạn ngôn ngữ và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống
Hiện tại, căn bệnh này đang rất phổ biến trong cuộc sống. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới người bệnh theo những chiều hướng tiêu cực.
Dưới đây là những ảnh hưởng chính của căn bệnh này:
Gây khó khăn trong việc tiếp thu/học tập
Như đã nói, rối loạn ngôn ngữ khiến khả năng nói chuyện bị giảm đi nhiều. Đồng thời, việc lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác cũng giảm đi nhanh chóng.
Chính vì vậy, người bị rối loạn thường khó lòng tiếp thu kiến thức cũng như phát triển việc học tập. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều ở trẻ em.
Nếu không được điều trị cẩn thận, vấn đề ngôn ngữ sẽ khiến trẻ em không theo kịp việc học như bạn bè đồng trang lứa. Điều này là một trong những nhược điểm khiến trẻ rụt rè hơn khi đến trường và không có được kết quả học tập tốt.
Không hòa đồng, làm việc được với người xung quanh
Ngôn ngữ chính là cầu nối đơn giản nhất giúp chúng ta truyền đạt ý kiến và tương tác, thấu hiểu nhau. Khi cầu nối này gặp vấn đề, con người cũng bị ảnh hưởng nặng nề đến những mối quan hệ xung quanh.
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường khó kết bạn, thu mình hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Còn ở người trưởng thành, tình trạng này khiến khả năng làm việc nhóm, tiếp xúc nhóm bị hạn chế. Chính vì vậy, họ sẽ tự cô lập bản thân mình và không thể hòa nhập với cuộc sống.
Điều này sẽ cản trở rất nhiều đến công việc, cuộc sống sau này. Chính vì vậy bệnh cần được phát triển và ngăn chặn từ sớm để tránh những vấn đề không tốt có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống.
Có thể trở thành căn nguyên của bệnh trầm cảm
Sự rụt rè, khó tiếp xúc với người xung quanh khiến người bệnh trở nên tự ti hơn. Điều này khiến người bệnh rối loạn ngôn ngữ bị tách mình khỏi cuộc sống.
Lúc này, tâm lý tự tư, cảm giác mệt mỏi có thể trở thành căn nguyên khiến người bệnh bị trầm cảm. Vậy nên, mọi vấn đề cần được phát hiện và điều trị sớm.
Chẩn đoán bệnh
Hiện tại, căn bệnh này được chẩn đoán chủ yếu dựa trên những dấu hiệu lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp về bệnh sử gia đình cũng như theo dõi những dấu hiệu của người bệnh. Từ đó xác nhận bệnh và tình trạng bệnh một cách chính xác.
Bệnh nhân gặp những rối loạn ngôn ngữ có thể đến bệnh viện, phòng khám tâm lý để được thăm khám. Từ đó, nắm được tình trạng ngôn ngữ của mình và đưa ra những hướng điều trị, chăm sóc đúng cách nhất.
Những cách điều trị rối loạn ngôn ngữ
Hiện tại, có khá nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trong điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp của người bệnh, gia đình và bác sĩ.
Kiểm tra tổng thể sức khỏe và điều trị bệnh căn nguyên nếu có
Việc đầu tiên bác sĩ sẽ làm sau khi xác nhận bệnh chính là kiểm tra tổng thể. Từ đó, phát hiện ra những tình trạng sức khỏe là căn nguyên của bệnh rối loạn ngôn ngữ. Điều này giúp loại bỏ căn nguyên như thính giác, suy giảm giác quan… Từ đó, giúp việc điều trị được đi đúng hướng.
Thực hiện âm ngữ trị liệu
Đây chính là phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng rộng rãi với hiệu quả khá tốt. Cách điều trị sẽ được điều chỉnh theo độ tuổi, mức độ rối loạn cũng như nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ. Thông thường, quá trình trị liệu sớm và đúng cách sẽ mang tới những kết quả khả quan.
Chăm sóc người bệnh tại nhà
Khi mắc bệnh này, cá nhân thường gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Dưới đây là một số biện pháp được khuyến khích:
- Kiên nhẫn khi nói chuyện.
- Giữ cảm giác thoải mái trong mọi lúc để người bệnh không bị lo lắng.
- Nói rõ, chậm, chính xác để người bệnh dễ tiếp thu.
- Yêu cầu người bệnh nhắc lại những hướng dẫn bạn vừa nói.
Đâu là cơ sở điều trị bệnh tốt cho mọi người
Nếu bạn đang cần điều trị rối loạn ngôn ngữ cho người thân, hãy đến với Thanh Bình PSY. Với những bài test tâm lý, dịch vụ đánh giá sàng lọc sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả cho mọi người.
Gọi ngay cho Thanh Bình PSY để được tư vấn nhé!
Thông tin liên lạc:
- Thanhbinhpsy@gmail.com
- Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
- Địa chỉ: Khu dân cư An Sương