Bài Hát Gloomy Sunday Và Những Giai Điệu Tử Thần

Từ lâu, bài hát Gloomy Sunday đã nổi tiếng với những giai điệu đặc biệt của mình. Và những câu chuyện ẩn sau bài hát đó còn nổi tiếng hơn nữa. Gần 100 năm trôi qua kể từ thời điểm Gloomy Sunday ra đời, những câu chuyện u tối xung quanh nó vẫn chưa bao giờ ngừng gây hấp dẫn. Thanh Bình PSY sẽ cùng bạn tìm hiểu bài hát đó trong bài viết này.

Gloomy Sunday – khúc nhạc nhuốm màu chết chóc

Khúc nhạc buồn thảm này gắn liền với những cái chết bí ẩn
Khúc nhạc buồn thảm này gắn liền với những cái chết bí ẩn

Một chiều cuối năm 1932, nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi trong căn nhà của mình tại Paris chơi dương cầm. Cái lạnh lẽo của chiều mưa, phong cảnh u buồn đã là nguồn cảm hứng để Rezso viết nên bản nhạc Gloomy Sunday – chủ nhật buồn chỉ sau 1 giờ.

Bản nhạc này thể hiện tâm trạng tuyệt vọng, đau khổ của người đàn ông thất tình. Ngồi một mình bên trời mưa rơi, con người đó đợi chờ khôn nguôi một tình yêu đích thực. Đây chính là tâm trạng của nhạc sĩ Rezso trong thời điểm đó.

Dù được đánh giá là một bản nhạc hay, vẫn không có hãng thu âm nào chịu phát hành Gloomy Sunday. Nguyên nhân là do lời nhạc quá u ám, thậm chí nó còn bị nhiều người đánh giá là rùng rợn.

Xem thêm:  Trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm tại Hồ Chí Minh
Dù là một bản nhạc hay, nó vẫn mang lại cảm giác rùng rợn đến đáng sợ
Dù là một bản nhạc hay, nó vẫn mang lại cảm giác rùng rợn đến đáng sợ

Đến vài tháng sau, bản nhạc này mới tìm được đơn vị phát hành. Nó nhanh chóng xuất hiện ở nhiều thành phố trên thế giới và bắt đầu lịch sử chết chóc của mình.

Những cái chết liên tục xuất hiện, liên quan đến bản nhạc này đã trở thành tâm điểm của thời đại đó. Bài hát được cho là đã gây nên những cái chết lạ lùng cho người nghe không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tầng lớp.

Cuối cùng, nhiều nước cấm truyền bá bản nhạc này dưới nhiều hình thức khác nhau. Lệnh cấm được đưa ra lại chỉ khiến bài hát nổi tiếng hơn, khiến nhiều người tò mò hơn về nó. Thậm chí, có tới 15 quốc gia đã tiến hành kiện Rezso vì những cái chết liên quan đến bản nhạc này.

Cuối cùng, vào năm 1968, Rezso cũng tự kết liễu cuộc đời mình với một sợi dây thừng oan nghiệt. Đó là sau khi mọi nỗ lực của anh và giới chức trong việc thu hồi bản nhạc đó đều không thành.

Lý giải sự chết chóc ẩn sau bài hát Gloomy Sunday

Dù đã nhiều năm trôi qua, những câu chuyện bí ẩn xung quanh bài hát này vẫn chưa bao giờ dừng lại. Vậy khoa học đã lý giải ra sao về điều đó?

Quá trình vào cuộc của các nhà khoa học

Các nhà khoa học đã nỗ lực dập tắt nỗi lo của dân chúng ẩn sau bài hát đó
Các nhà khoa học đã nỗ lực dập tắt nỗi lo của dân chúng ẩn sau bài hát đó

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lệnh cấm đối với bài hát này đã được nới lỏng. Nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn, lời nguyền tử thần lại bắt đầu.

Xem thêm:  Bật mí các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái bạn nên biết

Cái chết của hàng loạt cá nhân liên quan tới bài hát đã khiến nước Anh đưa ra lệnh cấm. Và đến khi chính tác giả cũng tự tử vì sự ám ảnh của bài hát, các nhà khoa học đã vào cuộc. Mục tiêu của họ là dẹp yên những lo lắng của mọi người xung quanh bài hát này.

Theo đó, các nhà khoa học đã xác định chính âm nhạc, trò chơi, điện ảnh đều có tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người. Tuy nhiên, chúng không phải yếu tố quyết định mọi việc.

Sự liên hệ giữa thời điểm với những cái chết

Thời đại đó khiến con người khủng hoảng và chìm trong quá nhiều bi lụy
Thời đại đó khiến con người khủng hoảng và chìm trong quá nhiều bi lụy

Ở thời điểm bài hát Gloomy Sunday ra đời, Hoa Kỳ cùng các nước châu Âu đều trong thời điểm phát triển công nghiệp. Những đợt khủng hoảng kinh tế, xã hội liên tiếp đã khiến con người đối diện với khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm con người chưa thực sự thoát ra khỏi những đau xót, chết chóc còn lại từ chiến tranh.

Trong thời điểm đó, con người sống trong sự bi lụy, đau thương. Đặc biệt, một phần không nhỏ cư dân sống trong cuộc sống không có phương hướng, trầm cảm với những suy nghĩ bi quan.

Bài hát Gloomy Sunday ra đời và nhanh chóng phổ biến giống như một giọt nước tràn ly. Chúng khiến những bi lụy trong cuộc sống như được nhân lên, trở nên nặng nề hơn trong tâm trí mỗi người. Chính vì vậy, nó đã tạo nên “xu hướng tự tử” hay “cái chết dây chuyền” ở thời điểm đó.

Xem thêm:  Rối loạn nói lắp có ảnh hưởng gì? Nguyên nhân chủ yếu do đâu?

>>> Xem thêm:

Một vài thông tin liên quan đến bài hát Gloomy Sunday

Bài hát này từng bị cấm rất nhiều lần vì ảnh hưởng của nó tới người nghe
Bài hát này từng bị cấm rất nhiều lần vì ảnh hưởng của nó tới người nghe

Người được cho là thể hiện thành công nhất bài hát này là Billie Holiday – một ca sĩ người Mỹ gốc da đen. Với cách thể hiện đầy cảm xúc, nữ ca sĩ đã khiến bài hát này trở nên nổi tiếng và khiến nhiều người thích thú.

Vào năm 1941, bài hát này đã bị cấm tại Anh Quốc. Nguyên nhân là do chính phủ cho rằng nó làm nản lòng người nghe. Trong thời điểm đó, khí thế lại là điều cần thiết để người dân Anh chống lại phát xít Đức.

Lời kết

Đã rất lâu, không còn bất kỳ cái chết nào liên quan tới bài hát này nữa
Đã rất lâu, không còn bất kỳ cái chết nào liên quan tới bài hát này nữa

Có thể thấy rằng, bài hát Gloomy Sunday thực sự là một bản nhạc u buồn. Tuy nhiên, nó không phải nguyên nhân quyết định những cái chết liên tiếp ở thời điểm đó. Có chăng, nó đã thêm vào những cuộc đời bi lụy đó một giọt nước, để họ đưa ra quyết định cuối cùng, đầy đau thương cho cuộc đời mình mà thôi.

Thông tin liên lạc: