Bố mẹ cãi nhau phải làm sao? Cách giải quyết vẹn tròn đôi bên

Việc bố mẹ cãi vã thường cho con cái nhận ra rằng họ không hề hoàn hảo như các bạn nghĩ. Những trận cãi nảy lửa diễn ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới con cái trong gia đình. Vậy tại sao bố mẹ lại xảy ra “chiến tranh”? Trong vai trò những đứa con nếu bố mẹ cãi nhau phải làm sao? Hãy cùng Thanh Bình PSY lý giải và tìm phương án giải quyết vẹn tròn trong tình huống này nhé!

Bố mẹ cãi nhau do đâu?

Mỗi con người là một thực thể với những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Bất kể ai cũng đều không hoàn hảo. Vậy nên, việc cha mẹ bất hòa, cãi vã cũng không có gì quá khó hiểu. Khi cơn bực tức dồn nén quá lâu sẽ bộc phát thành các trận khẩu chiến. Thậm chí là các đợt “chiến tranh” không có hồi dứt. 

Trong cuộc sống, cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng do áp lực kế sinh nhai, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, những khó khăn chồng chất trong công việc. Vì thế, khi cả hai bố mẹ đều chịu áp lực quá lớn cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới cãi nhau. 

Thực tế, mặc dù cha mẹ có những bất đồng trong quan điểm nhưng việc này không đồng nghĩa với việc hôn nhân của họ đang bị đổ vỡ. Họ sẽ vẫn dành tình yêu thương cho nhau. Tuy vậy, không ai trong gia đình muốn nghe cãi vã. Là con cái các bạn có thể đóng vai trò là người “hòa giải” giúp bố mẹ dịu xuống và ngồi xuống chia sẻ với nhau. 

Xem thêm:  Nhu cầu cá nhân là gì? Phân loại nhu cầu cá nhân
Trong mỗi gia đình đều có những cuộc cải vã xảy ra thường xuyên
Trong mỗi gia đình đều có những cuộc cải vã xảy ra thường xuyên

XEM NGAY: Vợ chồng cải nhau làm sao giải hòa?

Bố mẹ cãi nhau có ảnh hưởng gì tới con cái?

Theo các nghiên cứu tâm lý, việc bố mẹ cãi nhau thường xuyên sẽ tác động không nhỏ tới con cái dù cho các con ở bất cứ độ tuổi nào. Mức độ ảnh hưởng từ vấn đề này tùy theo từng độ tuổi sẽ có phần khác nhau. Không chỉ tác động tiêu cực về tâm lý mà còn gây ảnh hưởng tới thể chất của con. 

  • Bản tính trẻ hung hăng, chống đối: Đây là hậu quả khôn lường khi cha mẹ thường xuyên cãi vã. Trẻ trở nên hung hãn, dùng bạo lực giải quyết vấn đề. Trẻ cho rằng cứ cãi vã, bạo lực là cách để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. 
  • Suy giảm nhận thức: Chứng kiến bố mẹ cãi nhau trẻ gặp khó khăn khi điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó, trẻ cũng hạn chế trong việc thu nạp thông tin, không còn năng lực để giải quyết các vấn đề cá nhân. 
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Trẻ thường xuyên đối mặt với trạng thái căng thẳng, hoảng sợ, bất an. Dần dần các con sẽ thu hẹp bản thân và không còn muốn chia sẻ với bất cứ ai về thế giới riêng của mình. 

Bố mẹ cãi nhau phải làm sao? 

Khi bố mẹ “chiến tranh” chưa tới hồi kết, con cái có thể là người giảng hòa để giúp cho không khí trong gia đình không quá căng thẳng. Dù cha mẹ có cãi vã nhưng điểm chung là cả hai đều dành tình yêu thương cho con. Vì vậy, tiếng nói của con lúc này rất có “trọng lượng”. 

Xem thêm:  Sóng não Beta – 5 loại sóng não của con người (Phần 1)

Nhẹ nhàng nói chuyện để chấm dứt cãi vã

Khi cha mẹ bất đồng, hãy đứng ra giảng hòa thông qua những lời lẽ khéo léo để khuyên cả hai bên bình tĩnh. Các bạn hãy khuyên cha mẹ dành thời gian riêng tư để bình tâm trở lại. 

Lời nói của con lúc này sẽ giúp cho bố mẹ có thể kiểm soát được lời nói, cũng như tránh được việc làm tổn thương tới đối phương. Việc con cái đứng ra sẽ là giải pháp kết nối tốt nhất cho gia đình luôn vui vẻ và đoàn kết. 

Việc gia đình thường xuyên cải nhau trước mặt con có thể gây ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý trẻ nhỏ
Việc gia đình thường xuyên cải nhau trước mặt con có thể gây ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý trẻ nhỏ

THÔNG TIN THÊM: Cái tôi là gì?

Nói chuyện riêng với từng người

Các bạn hãy dành thời gian để nói chuyện riêng với bố/mẹ. Hãy nói rõ ràng việc cha mẹ khẩu chiến làm cho bạn cảm thấy như thế nào. Cả bố, mẹ đều sẽ có cái tôi, quan điểm khác biệt. Vì thế, hãy lắng nghe những chia sẻ của từng người để có thể giải tỏa được các bức xúc mà cha mẹ đang gặp phải. 

Các bạn cần lựa lời, chọn thời điểm khi cả hai đã bình tĩnh trở lại để đưa ra được lời khuyên để tìm hướng giải quyết chung. Cách làm này có thể được áp dụng với trường hợp khi con cái đã trưởng thành. Việc chia sẻ cùng bố/mẹ cũng là cách để kết nối các thế hệ với nhau, giúp gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. 

Xin lời khuyên từ người lớn tuổi

Đối với trường hợp con cái còn nhỏ tuổi các con có thể xin ý kiến từ người lớn tuổi (ông, bà) để họ có thể hỗ trợ tìm được phương án giải quyết tốt nhất cho cả bố và mẹ. Mặc dù bố mẹ có lớn tiếng với nhau nhưng vì con cái chắc chắn họ sẽ mềm lòng và chịu lắng nghe nhau nhiều hơn. 

Xem thêm:  Ý chí là gì? Đặc điểm và phương pháp rèn luyện ý chí
Nếu bạn không thể làm chấm dứt cuộc cải vã thì hãy điện thoại nhờ sự trợ giúp từ phía người lớn nhé
Nếu bạn không thể làm chấm dứt cuộc cải vã thì hãy điện thoại nhờ sự trợ giúp từ phía người lớn nhéNếu bạn không thể làm chấm dứt cuộc cải vã thì hãy điện thoại nhờ sự trợ giúp từ phía người lớn nhé

TÌM HIỂU NGAY: 

Hy vọng với những chia sẻ về cách giải quyết khi bố mẹ cãi nhau phải làm sao trên đây sẽ giúp các người con trong gia đình có được phương án ứng xử phù hợp. Bên cạnh đó, các bậc làm cha mẹ cũng nên hạn chế mâu thuẫn, xung đột để làm ảnh hưởng tới con trẻ. Hãy liên hệ tới các chuyên gia tâm lý để nhận được những lời khuyên cho vấn đề tâm lý mà cả hai đang gặp phải. Thanh Bình PSY cam kết đồng hành giúp các cha mẹ giải tỏa tâm lý và có cách thức ứng xử cho gia đình luôn hạnh phúc!