Sóng não Beta – 5 loại sóng não của con người (Phần 1)

Khoa học đã chứng minh được rằng trong cơ thể của chúng ta tồn tại một dòng điện, và vị trí tập trung chủ yếu của nó chính là não bộ. Có nhiều dự đoán cho rằng khi các tế bào thần kinh hoạt động một cách đầy đủ sẽ phát ra dòng điện đủ để thắp sáng một bóng đèn. Và hoạt động phát điện này sẽ sinh ra một thứ gọi là sóng não, có tổng cộng 5 loại sóng não khác nhau bao gồm Beta, Alpha, Theta, Delta và Gamma. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu ngay về sóng não Beta trong nội dung bài viết sau.

Khái quát về sóng Beta

Sóng não Beta là gì?

1 Song nao Beta co tan so dao dong tu 12.5Hz den 38Hz
Sóng Beta có tần số dao động từ 12.5Hz đến 38Hz

Sóng não Beta là tên gọi chung cho sự dao động thần kinh não nằm ở khoảng tần số từ 12.5Hz đến 38Hz. Chúng thường xuất hiện gắn liền với sự tỉnh táo bình thường của cơ thể người lúc thức, hoặc lúc đang tập trung làm việc, suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Có thể nói, sóng Beta xuất hiện phần lớn trong những hoạt động cuộc sống hàng ngày. Cụ thể, sóng Beta được phân làm ba loại bao gồm:

  • Sóng Beta thấp: hay năng lượng Beta 1 là sự dao động thần kinh nằm ở khoảng tần số từ 12.5Hz đến 16Hz
  • Sóng Beta: hay năng lượng Beta 2 là sự dao động thần kinh nằm ở khoảng tần số từ 16.5Hz đến 20Hz
  • Sóng Beta cao: hay năng lượng Beta 3 là sự dao động thần kinh nằm ở khoảng tần số từ 20.5Hz đến 28Hz
Xem thêm:  Nguyên nhân mắc dị tật ống thần kinh và cách phòng ngừa

Lịch sử hình thành của sóng Beta

Sóng não Beta được Nhà tâm lý học Hans Berger (người Đức) phát hiện vào năm 1924 thông qua điện não đồ EEG. Ngoài ra, chính Berger cũng là người phát hiện ra sóng não Alpha, loại sóng tương tự Beta nhưng có tần số nhỏ hơn xuất hiện tại vị trí phần da đầu phía sau khi nhắm mắt.

Trong khi đó, sóng Beta lại có biên độ nhỏ nhưng tần suất nhanh hơn thay chỗ cho sóng Alpha khi mở mắt. Tại vị trí vỏ não, sóng Beta có hoạt động gắn liền với co cơ diễn ra trong những di chuyển đẳng trương. Khi di chuyển này bị nén lại sẽ làm cho hoạt động của sóng Beta tăng lên và ngược lại.

>>Đọc thêm: Chán ăn tâm thần – Rối loạn nguy hiểm và cần sớm được điều trị

Sóng Beta sinh ra trong trạng thái nào của cơ thể?

2 Song nao Beta duoc phan thanh 3 dai
Sóng não Beta được phân chia thành ba dải

Sóng não Beta được cho là tần số dao động tượng trưng cho ý thức của mỗi người khi đang trong trạng thái bình thường. Nói đúng hơn, khi cơ thể trong trạng thái tỉnh táo, có tư duy phản biện, có lập luận logic, đang tiến hành diễn thuyết trước đám đông hoặc đang tập trung để giải quyết một vấn đề nào đó thì cơ thể sẽ sinh ra sóng não có tần suất dao động từ 12.5Hz đến 38Hz.

Như vậy, sóng Beta có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để ứng dụng lợi ích trên, chúng ta được khuyên nên nghe sóng não Beta “nhân tạo” khi đang cần có sự tập trung cao độ trong công việc. Đối với những người hay bị xao lãng hoặc đang rèn luyện kỹ năng Deep Work, việc nghe sóng Beta càng hỗ trợ nhiều hơn để gia tăng hiệu quả có thể đạt được. Cách làm này còn hạn chế sự mệt mỏi của não bộ, nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng bởi não cũng chỉ có giới hạn hoạt động của riêng nó. Vượt quá giới hạn cho phép vẫn có thể trở nên mệt mỏi, căng thẳng và rơi vào trạng thái stress.

Xem thêm:  Những điều cần biết về ham muốn tình dục tuổi dậy thì

Lợi ích của sóng não Beta

Như những gì vừa trình bày, việc nghe sóng Beta có thể mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong công việc và cuộc sống. Tận dụng sóng Beta có thể làm giảm đáng kể sự phân tâm vào các yếu tố từ môi trường xung quanh để tập trung phần lớn tâm trí vào công việc. Khi sóng Beta được cải thiện cũng có thể làm giảm sự tăng động ở trẻ nhỏ, giúp trẻ trở nên tập trung, tỉnh táo và khéo léo hơn.

Nhiều thí nghiệm thực tế cũng chỉ ra rằng, khi sóng Beta tăng có thể làm cải thiện khả năng tư duy, giúp suy nghĩ, phân tích trở nên nhạy bén và sắc sảo và logic hơn. Bên cạnh đó, chính hoạt động của sóng Beta còn làm tăng đáng kể khả năng chịu đựng tinh thần. Từ đó giúp não dễ dàng vượt qua những thời điểm căng thẳng, giảm được stress và khỏe mạnh hơn. Đối với học sinh, sóng Beta còn là chất xúc tác để tăng cao khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung.

>>Đọc thêm: Tìm hiểu tâm lý con gái khi yêu thật lòng

Làm thế nào để tăng sóng Beta?

3 Nghe nhac doc sach co the lam tang song Beta
Nghe nhạc, đọc sách có thể làm tăng sóng Beta

Cách tốt nhất để kích thích làm tăng sóng Beta chính là nên cố gắng thực hiện những công việc cần có sự tập trung tinh thần. Nói cách khác, khi càng cần phải tập trung suy nghĩ nhiều về một vấn đề nào đó sẽ càng làm tăng khả năng phát ra sóng Beta của não bộ. Bạn được khuyến khích đọc những loại sách đòi hỏi suy nghĩ những trò chơi trí tuệ, logic hay cần dùng đến tư duy phản biện,….

Xem thêm:  Dịch vụ tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình Thanh Bình Psy tận tâm

Điều này rất có lợi cho não bộ của mỗi người. Bên cạnh đó, có một giải pháp khác là dùng nhịp song âm để thông qua đó tạo ra sự tác động đến tâm trí bằng cách đồng bộ nó với tần số sóng beta. Bạn có thể tìm thấy khá nhiều tác phẩm nhạc có nhịp song âm trên mạng để phục vụ việc kích thích tăng sóng Beta.

Kết luận

Nói như vậy, sóng não Beta tuy không nhanh như sóng não Gamma nhưng bản thân nó xuất hiện gần như trong tất cả các trạng thái ý thức bình thường của chúng ta. Có nhiều cách khác nhau làm tăng sóng não Beta để mang đến lợi ích mà chúng ta có thể tự thực hiện.

>>Tham khảo ngay về Dịch Vụ Đánh Giá Sàng Lọc Tâm LýDịch Vụ Tư Vấn/Tham Vấn Tâm Lý Tại Nhà tại Thanh Bình Psy