Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Của Con Người Theo Sigmund Freud

Sigmund Freud, một nhà phân tâm học nổi tiếng, đã đưa ra thuyết phát triển tâm lý của con người. Lý thuyết của ông mô tả cách thức nhân cách phát triển qua các giai đoạn tuổi thơ. Dù nổi tiếng trong ngành Tâm lý học, lý thuyết này vẫn luôn gây tranh cãi, cả trong thời đại của Freud lẫn hiện nay.

Vậy chính xác thì các giai đoạn phát triển hoạt động ra sao? Freud tin rằng nhân cách phát triển thông qua 1 chuỗi các giai đoạn thời thơ ấu. Trong đó những xung năng (energy) tìm kiếm sự khoái lạc (pleasure) của cái Nó (Id) tập trung vào những vùng khoái cảm (erogenous) nhất định. Năng lượng tính dục này, còn gọi là Libido, là được mô tả như nguồn lực thôi thúc đằng sau hành vi của con người.

Thuyết Phân tâm đề xuất rằng nhân cách hầu hết được hình thành vào khoảng 5 tuổi. Các trải nghiệm trước đó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển nhân cách và tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi về sau.

Vậy điều gì xảy ra trong từng giai đoạn? Nếu không thể đi qua 1 giai đoạn 1 cách trọn vẹn hoặc thuận lợi thì sao? Nếu hoàn thành những giai đoạn tâm tính dục thành công, sẽ đạt được 1 nhân cách khỏe mạnh.

Nếu vấn đề cụ thể nào đó không được giải quyết ngay tại giai đoạn tương ứng, sụ cắm chốt (fixation) sẽ xuất hiện. Cắm chốt là việc tập trung quá mức vào 1 giai đoạn tâm tính dục trước đó. Trước khi mâu thuẫn này được giải quyết, cá nhân đó sẽ “mắc kẹt” tại giai đoạn này. Ví dụ, 1 người cắm chốt ở giai đoạn môi miệng có thể phục thuộc quá mức vào người khác. Và tìm kiếm các kích thích môi miệng qua việc hút thuốc, uống rượu hoặc ăn.

[maxbutton id=”3″ text=”tư vấn tâm lý ở đâu tại tphcm” ]

Các giai đoạn phát triển tâm lý người theo Freud

Giai đoạn môi miệng (oral stage)

Độ tuổi: Mới sinh – 1 tuổi

Vùng tập trung khoái cảm: Miệng

stage of life 10
Ở giai đoạn môi miệng, sự tương tác chính yếu của trẻ thể hiện thông qua miệng

Trong các giai đoạn phát triển tâm lý người thì S.M.Freud xếp giai đoạn môi miệng là giai đoạn đầu tiên.  Suốt giai đoạn môi miệng, sự tương tác chính yếu của trẻ thể hiện thông qua bộ phận miệng. Vậy nên phản xạ bú mớm cực kỳ quan trọng. Miệng có vai trò quan trọng trong việc ăn uống. Và trẻ sơ sinh tìm thấy khoái cảm từ kích thích môi miệng, thông qua các hoạt động gây thỏa mãn như nếm và bú mút.

Xem thêm:  Bệnh Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới

Vì trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc (chịu trách nhiệm cho trẻ ăn), nó cũng sẽ phát triển cảm giác tin tưởng và thoải mái qua các kích thích môi miệng.

Mâu thuẫn chính trong giai đoạn này nằm ở quá trình cai sữa. Đứa trẻ buộc phải bớt phụ thuộc vào người chăm sóc. Nếu cắm chốt trong giai đoạn này, Freud tin rằng cá nhân đó sẽ có những vấn đề liên quan đến phụ thuộc hoặc gây hấn. Cắm chốt môi miệng có thể tạo nên các vấn đề về nhậu nhẹt, ăn uống, hút thuốc hay cắn móng tay.

Giai đoạn hậu môn (anal stage)

Độ tuổi: 1 – 3 tuổi

Vùng tập trung khoái cảm: Việc kiểm soát trực tràng và bàng quang.

stage of life 11
Mâu thuẫn chính trong giai đoạn này là ở việc tập cho trẻ đi vệ sinh

Suốt giai đoạn này, Freud tin rằng Libido tập trung chính ở việc kiểm soát hoạt động của trực tràng và bàng quang. Mâu thuẫn chính trong giai đoạn này là ở việc tập cho trẻ đi vệ sinh. Đứa trẻ phải học cách kiểm soát nhu cầu cơ thể của mình. Phát triển sự kiểm soát này dẫn đến cảm nhận về sự thành tựu (accomplishment) và độc lập.

Theo Freud, sự thành công ở giai đoạn này phụ thuộc vào cách cha mẹ tập cho trẻ đi vệ sinh. Phụ huynh nào tận dụng những lời khen ngợi và phần thưởng hợp lý cho việc đi vệ sinh đúng nơi, sẽ thúc đẩy các kết quả tích cực và giúp trẻ cảm thấy giỏi giang và có ích. Freud tin rằng các trải nghiệm tích cực trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho một con người có năng lực, hữu ích và sáng tạo.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích mà trẻ cần ở giai đoạn này. Thay vào đó, họ trừng phạt, chế giễu hay lăng mạ đứa trẻ vì những chuyện đó.

Theo Freud, phản ứng không hợp lý từ cha mẹ có thể gây ra các hậu quả tiêu cực. Nếu cha mẹ dạy dỗ quá nhẹ nhàng, ông cho rằng 1 nhân cách hậu môn – xâm lấn (anal-expulsive) sẽ hình thành. Con người đó sẽ bừa bộn, lãng phí hoặc phá hoại. Nếu phụ huynh quá nghiêm khắc hoặc tập cho trẻ đi vệ sinh quá sớm, Freud tin rằng sẽ hình thành 1 nhân cách hậu môn – khu trữ (anal-retentive). Người đó sẽ nghiêm ngặt, quy củ, cứng nhắc và ám ảnh.

Giai đoạn dương vật tượng trưng (phallic stage)

Độ tuổi: 3 – 6 tuổi

Vùng tập trung khoái cảm:  Bộ phận sinh dục

stage of life 13
Trẻ trai bắt đầu xem cha mình như đối thủ giành lấy sự yêu thương từ mẹ

Freud đề xuất rằng trong giai đoạn này, Libido tập trung chính ở bộ phận sinh dục. Ở độ tuổi này, trẻ em bắt đầu khám phá sự khác biệt giữa nam và nữ.

Freud cũng tin rằng trẻ trai bắt đầu xem cha mình như đối thủ giành lấy sự yêu thương từ mẹ. Thuật ngữ phức cảm Oedipus mô tả về những cảm xúc mong muốn sở hữu mẹ và khát khao được thay thế cha mình. Tuy nhiên, đứa trẻ cũng lo sợ rằng nó sẽ bị cha trừng phạt vì những cảm xúc đó. Freud gọi nỗi sợ này là lo hãi thiến hoạn (castration anxiety).

Xem thêm:  Những đòn tâm lý trong bán hàng dân sale nên học hỏi

Thuật ngữ phức cảm Electra được sử dụng để mô tả các cảm xúc tương tự nhưng ở trẻ gái. Tuy nhiên, thay vào đó, Freud lại tin rằng trẻ gái sẽ trải qua sự đố kỵ dương vật (penis envy).

Cuối cùng, đứa trẻ bắt đầu đồng nhất hóa (identify) với người phụ huynh cùng giới như 1 cách gián tiếp sở hữu người kia. Đối với trẻ gái, Freud lại tin rằng sự đố kỵ dương vật sẽ không bao giờ hoàn toàn mất đi và toàn bộ phụ nữ đều cắm chốt tại giai đoạn này. Những nhà tâm lý học như Karen Horney tranh cãi về điểm này, coi nó là thiếu chính xác và hạ thấp phụ nữ. Thay vào đó, Horney cho rằng nam giới trải qua những cảm xúc tự ti vì họ không thể sinh con. Bà gọi khái niệm này là sự đố kỵ tử cung (womb envy).

Giai đoạn tiềm tàng (latent period)

Độ tuổi: 6 – dậy thì

Vùng tập trung khoái cảm: Các cảm xúc tính dục không hoạt động

children dau
Trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội, các giá trị và mối quan hệ với bạn đồng trang lứa và người lớn bên ngoài gia đình

Suốt giai đoạn này, cái Siêu tôi (Superego) tiếp tục phát triển trong khi xung năng của cái Nó (Id) bị dồn nén. Trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội, các giá trị và mối quan hệ với bạn đồng trang lứa và người lớn bên ngoài gia đình.

Sự phát triển của cái Tôi (Ego) và cái Siêu tôi đóng góp vào khoảng thời gian bình lặng này. Giai đoạn này bắt đầu từ khi trẻ đi học và quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ bạn bè, sở thích và các hứng thú khác. Theo các chuyên gia tâm lý lâm sàng thì đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong các giai đoạn phát triển tâm lý người.

Quá trình tiềm tàng là khoảng thời gian dành cho sự khám phá, khi mà các xung năng tính dục vẫn tồn tại nhưng được điều hướng vào các vùng khác như học vấn và tương tác xã hội. Giai đoạn này quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp và sự tự tin.

[maxbutton id=”1″ text=”tư vấn tâm lý ở đâu tốt” ]

Giai đoạn phát dục (genital stage)

Độ tuổi: dậy thì trở đi

Vùng tập trung khoái cảm: Hứng thú tính dục trưởng thành (Maturing Sexual Interests)

stage of life 14
Quá trình này cá nhân phát triển sự hứng thú tính dục đối với người khác giới

Sự dậy thì xuất hiện khiến Libido lần nữa thức tỉnh. Suốt quá trình cuối cùng này, cá nhân phát triển sự hứng thú tính dục (sexual interest) mạnh mẽ đối với người khác giới. Giai đoạn này bắt đầu trong quá trình dậy thì nhưng kéo dài đến cuối đời.

Xem thêm:  Phân biệt giữa tham vấn và tư vấn tâm lý

Các giai đoạn trước, sự tập trung chỉ xoay quanh các nhu cầu cá nhân. Lúc này, mối quan tâm đến lợi ích của người khác bắt đầu hình thành. Nếu các giai đoạn khác đã hoàn thành thành công, con người giờ đây sẽ cân bằng, ấm áp và biết quan tâm. Mục đích của giai đoạn này là để hình thành sự cân bằng giữa các mặt khác nhau trong cuộc sống.

Đánh giá về thuyết phát triển tâm tính dục của Freud

Học thuyết của Freud vẫn còn gây tranh cãi đến tận nay. Nhưng hãy thử tưởng tượng nó táo bạo đến mức nào khi mới ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đã từng có rất nhiều sự theo dõi và chỉ trích về thuyết phát triển tâm tính dục của ông trên nhiều mặt, cả khoa học lẫn nữ quyền:

  • Lý thuyết này tập trung hoàn toàn vào sự phát triển của nam giới, ít đề cập đến nữ giới.
  • Thuyết của ông khó có thể kiểm chứng một cách khoa học. Các khái niệm như Libido không thể nào đo đạc, kiểm tra. Các nghiên cứu từng được thực hiện có khuynh hướng phủ định học thuyết của Freud.
  • Các tiên đoán về tương lai quá mơ hồ. Làm sao chúng ta biết rằng 1 hành vi hiện tại gây ra bởi 1 trải nghiệm thơ ấu? Khoảng thời gian giữa nguyên nhân và kết quả đó quá lâu để giả định được 1 mối liên hệ giữa chúng.
  • Lý thuyết của Freud dựa trên các nghiên cứu về ca (case study) chứ không phải thực nghiệm. Tương tự, Freud dựa trên sự hồi tưởng của thân chủ (người lớn), chứ không phải trên sự quan sát hay nghiên cứu về trẻ em.

Mặc dù có những người phản đối mạnh mẽ, công trình của Freud đã có những đóng góp quan trọng cho việc thấu hiểu sự phát triển của con người. Có lẽ đóng góp quan trọng và lâu dài nhất chính là ý tưởng về những tác động mạnh mẽ của vô thức đến hành vi con người.

Học thuyết của Freud cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những trải nghiệm thời thơ ấu lên sự phát triển. Trong khi các chuyên gia vẫn tranh cãi về vai trò giữa những trải nghiệm thơ ấu và sau này, những chuyên gia về phát triển thừa nhận rằng các sự kiện trong những năm đầu đời đóng 1 vai trò quyết định đối với quá trình phát triển và có thể để lại ảnh hưởng suốt đời.