Học cách nói chuyện với người bị tâm thần “chuẩn” nhất

Cách nói chuyện với người bị tâm thần không hề đơn giản. Ngoài việc hiểu được rõ tình trạng bệnh còn cần phải có được sự kết nối giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm và sẵn sàng lắng nghe. Bài viết dưới đây Thanh Bình Psy sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các cách thức để nói chuyện được với bệnh nhân một cách cụ thể!

Cách nói chuyện với người bị tâm thần hiệu quả

Khi gia đình có người mắc chứng tâm thần thường có chung một câu hỏi đó là “Chăm sóc người bệnh như thế nào? Nói chuyện với người bệnh như thế nào cho hiệu quả? Theo các chuyên gia tâm lý việc nói chuyện với bệnh nhân tâm thần rất quan trọng điều này quyết định tới việc cải thiện tình trạng bệnh. 

Nói chuyện một cách chậm rãi

Điều quan trọng nhất trong cách nói chuyện với người mắc bệnh. Vì vậy, quan trọng các bạn cần phải nói rõ ràng, điềm tĩnh và rõ ràng. Bởi thần kinh của người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi khi nghe thấy nhiều tiếng nói. 

Người mắc chứng tâm thần thường nghe thấy các tiếng ồn hay giọng nói khác như âm thanh nền khi người đối diện cố tiếp xúc với bệnh nhân. Điều đó khiến họ cảm thấy khó hiểu khi bạn đang nói gì. 

Xem thêm:  5 Dấu Hiệu Vợ Ngoại Tình Dễ Nhận Biết Nhất

THÔNG TIN THÊM: Dịch vụ đánh giá tâm lý hàng đầu tại Hồ Chí Minh

Chú ý tới các ảo giác

Bệnh nhân tâm thần thường xuất hiện các ảo giác. Do đó, các bạn cần chú ý tới việc họ có thể đang phải trải qua các ảo giác trong khi đang nói chuyện. Họ có thể coi các bạn là bất cứ ai có thể khống chế tư tưởng của họ. Vì thế, các bạn cần chú ý tới việc đồng tình trong khi nói chuyện. Tuy nhiên, không chiều theo họ một cách thái quá hay nâng cao họ bằng nhiều lời ca ngợi.

Hãy chú ý đến các ảo giác xung quanh họ
Hãy chú ý đến các ảo giác xung quanh họ

Tránh coi họ như vô hình 

Đối với cách nói chuyện với người bị tâm thần đừng bao giờ coi họ ngoài lề cuộc trao đổi kể cả trường hợp họ đang phải trải qua tình trạng ảo giác hay ảo tưởng. Thực tế thì họ vẫn có thể nhận thức được một điều gì đó. Họ cũng sẽ trải qua cảm giác bị tổn thương khi thấy các bạn nói chuyện như thể coi họ không hiện diện. 

Cách nói chuyện tốt nhất với người mắc bệnh tâm thần đó là chú ý lời nói không khiến họ cảm thấy khó chịu khi nghe thấy. Nếu có chuyện gì đó quan trọng tránh nói vào thời điểm đó. 

Chủ động kế hoạch rút lui

Một trong những cách nói chuyện với người bị tâm thần mà bạn cần lưu ý đó là nếu cuộc nói chuyện có dấu hiệu không tốt hay nếu bạn cảm thấy không được an toàn hãy cố gắng dự tính trước kế hoạch rút lui. Hãy chủ động dự tính trước thời điểm nào cần trấn an một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, thuyết phục người bệnh bớt nóng giận và thoát khỏi tình trạng hoang tưởng. 

Xem thêm:  Những Dấu Hiệu Kết Thúc Tuổi Dậy Thì Nữ Giới

Đối với tình huống bệnh nhân tức giận cần làm một số việc để giúp họ có được sự bình tĩnh. Như vậy, sẽ đảm bảo người bệnh tập trung vào công việc một cách hiệu quả hơn. 

Chủ động có kế hoạch rút lui khi họ cảm thấy khó chuyện khi chuyện trò cùng bạn
Chủ động có kế hoạch rút lui khi họ cảm thấy khó chuyện khi chuyện trò cùng bạn

XEM NGAY: Tham vấn tâm lý trực tuyến ở đâu chính xác?

Chấp nhận điều lạ thường ở người bệnh

Khi nói chuyện với người mắc bệnh cần giữ thái độ bình tĩnh và không phản ứng trước những điều bất thường mà họ thể hiện. Đặc điểm cơ bản ở những người mắc bệnh vốn đã có lời nói và hành động khác thường, Vì thế, khi nhận thấy điều này tuyệt đối không cười, hay chế giễu họ. 

Khuyến khích, động viên bệnh nhân dùng thuốc

Người bệnh mắc bệnh thường có xu hướng muốn bỏ thuốc. Vì thế, trong quá trình nói chuyện, can thiệp các bạn nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng để động viên họ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. 

Khi bệnh nhân có đề cập tới về đề dừng thuốc hãy đề cập tới việc họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu duy trì uống thuốc. Vì thế, hãy uống thuốc đều đặn để có sự thoải mái hơn mỗi ngày. 

Đừng quên hỏi thăm và khuyến khích họ uống thuốc đúng giờ
Đừng quên hỏi thăm và khuyến khích họ uống thuốc đúng giờ

Những khó khăn gặp phải người bệnh tâm thần

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới chứng bệnh tâm thần do cú sốc tâm lý, bệnh di truyền hay sang chấn sọ não do va đập,… Tất cả những vấn đề này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của bản thân người bệnh. 

  • Về xã hội: Người mắc bệnh hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Họ thường bị xa lánh, xua đuổi hay không có được sự quan tâm, thấu hiểu cũng như chăm sóc. Bệnh nhân tâm thần trở thành gánh nặng cũng như xáo trộn trong cuộc sống của gia đình. 
  • Mối quan hệ: Bệnh nhân tâm thần thường mắc chứng rối loạn về tâm lý, sinh lý. Vì vậy, khi sống chung cùng người thân sẽ làm xáo trộn cũng như thay đổi mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. 
  • Sinh hoạt mỗi ngày: Người mắc bệnh gặp nhiều khó khăn trong khi làm việc hàng ngày. Họ không tự thực hiện được hoạt động ăn uống, mặc quần áo, hay vệ sinh hàng ngày. 
  • Học tập cũng như làm việc đối mặt với nhiều khó khăn. Đối với bệnh nhân là trẻ em sẽ không thể tập trung học tập. Người lớn không thể tiếp tục làm việc, bắt buộc phải nghỉ việc. 
Xem thêm:  Các biểu hiện thường gặp của tâm lý trẻ khi mới đi nhà trẻ
Ở các bệnh viện tâm thần người bệnh luôn được tổ chức nhiều hoạt động thể dục để họ giảm bớt căng thẳng
Ở các bệnh viện tâm thần người bệnh luôn được tổ chức nhiều hoạt động thể dục để họ giảm bớt căng thẳng

TIN HỮU ÍCH:

Cách nói chuyện với người bị tâm thần chưa bao giờ là điều dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự khéo léo của người nói và phải có chuyên môn. Hy vọng với những chuyên gia của Thanh Bình PSY nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn tâm lý sẽ kết nối được với người bệnh giúp bản thân họ và gia đình có được giải pháp giúp bệnh nhân tìm lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.