Xu Hướng “Vẻ Đẹp 4.0” Và Hội chứng Mặc Cảm Ngoại Hình

Thời đại 4.0 khi khoa học công nghệ phát triển, ngành công nghiệp thẩm mỹ ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Con người ngày càng quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình của bản thân khiến cho hội chứng “sợ xấu” ngày càng có dấu hiệu gia tăng và chuyển biến tiêu cực hơn bao giờ hết.

Mặc cảm ngoại hình hay còn gọi là hội chứng “sợ xấu” là một trong những rối loạn tâm lý bùng nổ trong vài năm gần đây. Vậy Hội chứng mặc cảm ngoại hình là gì? Những yếu tố nào tác động và làm gia tăng hội chứng này? Hậu quả và cách khắc phục? Cùng ThanhBinhPsy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng “sợ xấu” là gì?

Hội chứng “Sợ xấu” hay mặc cảm ngoại hình có tên tiếng anh là Body Dysmorphic Disorder – BDD là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó người mắc BDD thể hiện sự quan tâm thái quá đến ngoại hình của bản thân (đó có thể là ngoại hình chung hoặc một khiếm khuyết nào đó trên cơ thể …). Thậm chí người mắc hội chứng BDD còn có “biệt tài” nhìn ra khiếm khuyết ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại.

hội chứng sợ chụp ảnh
Hội chứng “sợ xấu” là một trạng thái tâm lý tiêu cực trong đó người mắc thể hiện sự quan tâm thái quá đến ngoại hình của mình

Mặc cảm ngoại hình được định nghĩa lần đầu tiên vởi nhà nghiên cứu Morselli vào năm 1891 với cái tên “Dysmorphophobia”. Tuy nhiên, phải 1 thế kỷ sau khoảng 1987, BDD mới cính thức được công nhận bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ và được ghi nhận là một rối loạn tâm lý trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần DSM-IV năm 1997.

Theo thống kê của WHO thì trên thế giới có khoảng 1.5 – 2.5% dân số thế giới mắc hội chứng “sơ xấu” cả nam và nữ. Tại Mỹ con số này nằm trong khoảng 1,5% và tại Anh là khoảng 1%. BDD làm suy giảm chức năng xã hội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Trong trường hợp nặng người mắc hội chứng BDD tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi xã hội.

Hội chứng BDD còn có tên gọi khác là rối loạn khiếm khuyết hình thể hoặc rối loạn sợ biến dạng cơ thể. BDD được phân loại trong nhóm bệnh rối loạn dạng cơ thể (somartoform disorders) trong bảng phân loại ICD-10.

Rối loạn khiếm khuyết hình thể thường bắt đầu vào lứa tuổi thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình khoảng 15-18 tuổi. Đây là giai đoạn con người có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và nhạy cảm nhất với đánh giá ngoại hình. Tuy nhiên, một số trường hợp người lớn tuổi cũng mắc phải hội chứng này khi họ lo lắng về quá trình lão hóa.

Một nghiên cứu của Katharine A Phillips về hội chứng “sợ xấu” trong cuốn The Broken Mirror do Trường Đại học Oxford ấn hành năm 2005. Katharine đã thực hiệu nghiên cứu trên hơn 500 bệnh nhân mắc chứng BDD cho thấy họ có một hoặc nhiều ám ảnh trên những bộ phận trên cơ thể khác nhau như sau:

  • 73% người mắc chứng BDD có ám ảnh về làn da
  • 56% liên quan đến tóc
  • 37% liên quan đến mũi
  • 20- 22% liên quan đến trọng lượng, bụng, ngực, đùi, hàm răng, mắt.
  • 11-18% liên quan đến: Hông, lông mày, cằm, mông, môi, đường nét và kích thước khuon mặt, vóc dáng/cấu trúc xương, chân.
  • 7-9% liên quan đến chiều cao, bắp chân, má, xương gò má, cơ quan sinh dục ngoài, eo..
  • 5-7% liên quan đến: Cổ, tay (ngón tay, bàn tay), quan hàm, miệng, trán, đầu.
  • 1-3% liên quan đến: cơ mặt, mắt cá chân, ngón chân, đầu gối, vai.
Xem thêm:  Hội chứng ngủ rũ là gì?

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Tận Nơi Ở TPHCM

Biểu hiện triệu chứng của hội chứng mặc cảm ngoại hình là gì?

Ngoại hình luôn là vấn đề được con người dành sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, ngoại hình đó của chúng ta không phải lúc nào cũng ở trong trạng thái hoàn hảo. Vì vậy việc tìm kiếm và nhìn thấy những khiếm khuyết trên cơ thể là điều rất phổ biến vì nhiều lí do khác nhau như tai nạn, bẩm sinh hay sự lão hóa theo thời gian.

hội chứng sợ xấu
Biểu hiện của rối loạn ám ảnh hình thể đa dạng tập trung vào các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là những bộ phận khiếm khuyết

Đa số những biểu hiện triệu chứng của hội chứng mặc cảm ngoại hình phụ thuộc vào việc người mắc BDD bị ám ảnh bởi bộ phận nào. Tuy nhiên, đa số sẽ có những biểu hiện cụ thể như:

  • Có thái độ bất thường với việc soi gương (soi gương rất lâu, soi gương liên tục hoặc không dám soi gương…) và thường xuyên kiểm tra khiếm khuyết của mình.
  • Nghĩ về khiếm khuyết của mình hàng ngày
  • Tránh bất kỳ tình huống nào mà họ cảm thấy khiếm khuyết của mình bị chú ý.
  • Phiền muộn, hay lo âu và một số trường hợp có ý nghĩ tự sát
  • Hay so sánh bản thân với người khác
  • Chú ý đến vẻ bề ngoài (trang phục, trang điểm, tóc tai..) một cách thái quá để che đi phần khiếm khuyết.
  • Ngại hoặc tránh xuất hiện ở những nơi đông người
  • Thường xuyên hỏi người khác đánh giá như thế nào về khiếm khuyết của họ để lấy lại niềm tin nhưng lại không tin những đánh giá ấy
  • Nghiêm túc quá mức trong việc ăn kiêng và tập thể dục
  • Khi có điều kiện kinh tế họ muốn tự thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ngay cả khi các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng không cần thiết.
  • “Điệu” quá mức hoặc trang điểm dày để che đi phần khiếm khuyết.
  • Muốn phẫu thuật thẩm mỹ bất cứ khi nào có thể.

Những rối loạn kết hợp

Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn khiếm khuyết hình thể được ghi nhận trên những người có khiếm khuyết cơ thể nhưng không lớn.

hội chứng sợ chụp ảnh
Những người mắc chứng BDD thường liên quan đến rối loạn khác như trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, ám ảnh sợ

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó trên thực tế nhiều người BDD thường mắc thêm ít nhất một rối loạn tâm lý đi kèm bao gồm: Trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế hay ám ảnh sơ xã hội. Một nghiên cứu về BDD ghi nhận mức độ ảnh hưởng và liên quan đến các rối loạn tâm lý cụ thể như sau:

  • Trên 75% người mắc chứng ám ảnh sợ “xấu” từng bị trầm cảm trong khi tỉ lệ trung bình chung trong dân số là khoảng trên dưới 15%.
  • Khoảng 35% người mắc BDD gặp vấn đề liên quan đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế (rửa tay liên tục, gãi không ngừng ở một bộ phận của cơ thể…)
  • Gần 40% người mắc BDD từng trải qua ám ảnh sợ xã hội (hành vi né tránh các hoạt động mang tính cộng đồng, một căn bệnh thường kết hợp với mặc cảm ngoại hình). Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ đặc biệt của rối loạn ám ảnh sợ xã hội và BDD đó chính là yếu tố phóng đại nhược điểm hay nói cách khác là sự lo lắng không tương xứng với thực tế.
  • Một số rối loạn tâm lý khác như rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần, ăn ói..) cũng được tìm thấy ở những người có mặc cảm ngoại hình đặc đặc biệt là ở phụ nữ có bệnh trichotillomania (thói giật tóc) và dermatillomania (tự làm trầy da của mình) hay ở nam giới có bệnh mặc cảm thiếu cơ bắp (một dạng con của bệnh mặc cảm ngoại hình khi người bệnh cho rằng cơ thể của mình quá gầy ốm, thực tế thì họ thường có hệ thống cơ bắp bình thường, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ).
Xem thêm:  Các Rối Loạn Ăn Uống Ở Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên (phần 2)

Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Qua Video Call

Các bận tâm cơ thể thường gặp

Bạn có thể lo lắng bận tâm về một hoặc vài bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên nội dung bận tâm có thể thay đổi qua thời gian. Những bận tâm thường gặp nhất bao gồm:

– Gương mặt, mũi, nước da, nếp nhăn, mụn, dấu vết

– Tóc, bao gồm hình dáng tóc, độ dày mỏng, hói

– Da và tĩnh mạch trên da

– Kích thước ngực

– Kích thước cơ và độ chắc cơ

– Cơ quan sinh dục

Bận tâm về cơ thể quá nhỏ, không có cơ bắp thường xảy ra ở giới nam

Sự tự nhận thức về vấn đề có thể khác nhau, bạn có thể nhận thấy rằng những bận tâm của mình là quá mức, không đúng, hoặc nghĩ rằng có thể đúng, hoặc tin chắc rằng những suy nghĩ của mình đúng. Càng tin rằng mình đúng thì mức độ căng thẳng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống càng nhiều.

Nguyên nhân gây ra hội chứng khiếm khuyết ngoại hình

Cho đến nay người ta vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của rối loạn khiếm khuyết ngoại hình và không có bằng chứng chứng minh BDD có liên quan đến yếu tố di truyền từ cha mẹ.

 Một số giả thuyết nhấn mạnh đến yếu tố nhân sinh học cho rằng người mắc hội chứng BDD gặp phải các rối loạn chất dẫn truyền thần kinh não nào đó. Chất dẫn truyền thần kinh ở đây được hiểu là những hợp chất hóa học trong não giúp các tế bào não gửi thông điệp cho nhau.

hội chứng sợ xấu
Một trong những nguyên nhân lớn nhất được cho có liên quan đến BDD là chất dẫn truyền thần kinh

Một số giả thuyết khác tập trung vào các rối loạn và các yếu tố tâm lý khác baog gồm các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, ám ảnh sợ xã hội hay các yếu tố tâm lý khác như tuổi thơ, gia đình hay công việc…

Những yếu tố nguy cơ được cho là nguy cơ làm gia tăng triệu chứng ám ảnh “sợ xấu” bao gồm:

  • Gặp các sự kiện gây chấn động vào thời thơ ấu
  • Thường bị chê bai về ngoại hình
  • Gặp áp lực từ xã hội và truyền thông về các tiêu chuẩn và chuẩn mực của cái đẹp hình thể.
  • Có xu hướng cầu toàn, lòng tự trọng, tự tôn cao muốn mọi thứ phải hoàn hảo
  • Gắn kết hạnh phúc với ngoại hình.
Xem thêm:  Giải Mã Giấc Mơ Theo Góc Độ Khoa Học
hội chứng sợ chụp ảnh
Các yếu tố liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu, xã hội cũng làm gia tăng nguy cơ mắc BDD

Xem thêm: >>> Dịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Học Đường

Điều trị chứng ám ảnh ‘sợ xấu” như thế nào?

Hội chứng mặc cảm ngoại hình gây nhiều tác động tiêu cực đối với người mắc bao gồm gây mất tự tin, ngại giao tiếp thậm chí nặng hơn là tự cách ly bản thân với xã hội hoặc tự làm hại bản thân (tự cào mặt hay các bộ phận khiếm khuyết, tự sát…)

Vì vậy, trong trường hợp bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân, bạn bè của mình mắc hội chứng “sợ xấu” thì cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình hình.

Trường hợp người mắc BDD phản ứng với các rối loạn ám ảnh khác thì bác sĩ có thể cân nhắc việc cho bạn dùng thuốc và kết hợp với trị liệu tâm lý để cải thiện hành vi và kiểm soát cảm xúc cũng như suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

hội chứng sợ xấu
Trị liệu nhân thức hành vi được cho là phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả nhất cho BDD

Trị liệu tâm lý được cho là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị BDD hiệu quả nhất hiện nay. Một trong những hình thức trị liệu tâm lý được cho là hiệu quả và phổ biến đối với người mắc BDD là trị liệu nhận thức hành vi CBT và trị liệu nhóm.

Tùy vào tình trạng của người BDD mà nhà tâm lý lâm sàng sẽ đưa ra các phương pháp trị liệu phù hợp cho từng giai đoạn. Từ đó giúp cho thân chủ của mình hiểu rõ khó khăn mà bản thân đang mắc phải cũng như tự định hướng để có thể cắt đứt những ám ảnh về mặc cảm ngoại hình của bản thân.

Những phiên trị liệu nhóm thường được thực hiện sau khi người mắc BDD đã làm việc với nhà tâm lý trong một thời gian và có sự tương đồng giữa vấn đề của những người khác trong nhóm. Từ đó, giúp thân chủ cởi mở hơn và dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

hội chứng sợ chụp ảnh
Trị liệu nhóm cũng là một phương pháp trị liệu hỗ trợ vô cùng tốt cho người mắc ám ảnh mặc cảm ngoại hình

Bên cạnh việc nhờ cậy tới bác sĩ và trị liệu tâm lý thì những người mắc rối loạn ám ảnh mặc cảm ngoại hình cũng có thể cân nhắc trị liệu với các thành viên trong gia đình, bạn đời hoặc một người quan trọng nào đó.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những tóm lược của ThanhBinhPsy về hội chứng mặc cảm ngoại hình hay hội chứng “sợ xấu”. Thời đại 4.0 khi vẻ đẹp hình thể càng được coi trọng và đánh giá trên nhiều tiêu chí thì tình trạng bệnh càng có dấu hiệu gia tăng và chuyển biến tiêu cực đến nhiều người. Hiểu biết và có kiến thức về bệnh cũng là một cách tốt để bạn có thể tự bảo vệ bản thân và những người thân quen.