Hội chứng sợ bóng tối không chỉ thường gặp ở trẻ em mà còn xuất hiện ở cả những người trưởng thành với các dấu hiệu bất thường. Người bệnh luôn có ý thức cho rằng có những mối nguy hiểm tiềm ẩn ở trong bóng tối. Vì thế, họ luôn tìm cách né tránh những nơi không có ánh sáng để tự bảo vệ cho mình.
Hội chứng sợ bóng tối là gì?
Hội chứng sợ bóng tối hay còn được gọi là Nyctophobia là một thuật ngữ đề cập tới nỗi sợ tột độ, vô lý và dai dẳng có liên quan tới bóng tối. Nỗi sợ này kéo dài ít nhất trong khoảng 6 tháng. Đồng thời, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Thực tế, từ nhỏ con người đã phải đối mặt với nỗi sợ. Đây là một phần yếu tố tâm lý nên không được xem là bất thường. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ này được biểu hiện ở mức bất thường sẽ đi kèm với những rối loạn tâm lý.
Thông thường chứng sợ bóng tối dễ nhầm lẫn với nỗi sợ thông thường. Bởi hầu hết mọi người đều sẽ có cảm giác không an toàn vào ban đêm. Chính vì thế, khiến cho nhiều bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh cần trang bị các kiến thức về chứng sợ bóng đêm sẽ giúp cho người bệnh có cơ hội được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Xem ngay:
- Phương pháp điều trị hội chứng sợ độ cao
- Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?
Triệu chứng thường gặp của hội chứng sợ bóng tối
Các triệu chứng của chứng Nyctophobia hầu như xuất hiện hàng ngày khiến cho họ cực kỳ mệt mỏi. Chỉ cần nghĩ màn đêm buông xuống là tinh thần họ sẽ mất bình tĩnh, hoảng loạn và bị kích động. Cụ thể, có một số các triệu chứng điển hình như:
- Run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng cao, khó thở, huyết áp tăng, đồng tử mở to,…
- Người bệnh có xu hướng trốn tránh bóng tối.
- Luôn chuẩn bị đèn điện trong nhà.
- Thường mất bình tĩnh khi phải đứng một mình trong bóng tối.
- Khi ngủ dễ gặp ác mộng, ngủ mơ màng không sâu giấc, thường la hét hoảng loạn trong đêm.
Bản thân người bệnh luôn cho rằng trong bóng đêm có vô vàn các mối nguy hiểm. Thậm chí họ có thể nhanh chóng kể ra để chống chế mỗi khi có ai muốn rủ họ ra ngoài. Nỗi sợ hãi tác động và chi phối hoàn toàn tinh thần, cảm xúc, hành vi. Vì thế, có ảnh hưởng xấu tới cuộc sống, sức khỏe của mỗi người.
Nguyên nhân chứng sợ bóng tối
Nyctophobia được xác định thường có mối liên hệ mật thiết với các ám ảnh trong quá khứ có liên quan tới quá khứ. Đây có thể là các sự kiện kinh hoàng, vượt ngoài sức tưởng tượng của bản thân. Từ đó, tác động mạnh mẽ vào tâm trí khiến cho người đó cảm thấy không vượt qua được. Cụ thể, một số các yếu tố bao gồm:
Ám ảnh từ quá khứ: Người bệnh từng bị bạo lực, cưỡng hiếp tại những nơi tối tăm, từng bị bố mẹ bỏ rơi trong đêm. Hoặc cũng có thể bị hù dọa trong đêm tối.
Ảnh hưởng từ các câu chuyện huyền bí: Những người thường đọc truyện, xem phim ma, câu chuyện ma, hay đã từng chứng kiến các câu chuyện tâm linh liên quan tới ma quỷ cũng dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là một số các trẻ em, nữ giới, cũng như người có tâm lý yếu.
Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc chứng sợ bóng tối cha mẹ bao bọc quá mức luôn lo lắng thái quá không cho con đi vào đêm tối cũng sẽ làm tăng nguy cơ con cái bị ám ảnh cả đời.
Phương pháp điều trị hội chứng sợ bóng tối
Có thể nói, không quá khó để phát hiện một người mắc chứng sợ bóng tối. Thế nhưng, không ít người chủ quan cho rằng đây chỉ là một nỗi sợ bình thường. Tuy nhiên, thực tế đây lại là một vấn đề tâm lý bất thường cần khắc phục.
Hỗ trợ tâm lý
Nguyên nhân sợ bóng tối có thể xuất phát từ những nỗi ám ảnh từ quá khứ. Do vậy, cần áp dụng tâm lý trị liệu giúp người bệnh có thể gỡ bỏ được bóng đen tâm lý, tháo gỡ được nút thắt trong tâm trí. Khi tinh thần được thả lỏng các nỗi lo từ quá khứ được buông bỏ thì bản thân người bệnh sẽ nhận thức được việc xuất hiện bóng tối thực tế không quá đáng sợ.
Hỗ trợ bằng thuốc
Thuốc là phương án điều trị tạm thời giúp người bệnh bình ổn tâm lý. Trong đó, không mang tác dụng loại bỏ bệnh được hoàn toàn. Hiện tại, hai nhóm thuốc được sử dụng là thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần được sử dụng tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ. Qua đó, giảm kích thích quá mức. Từ đó, cải thiện chất lượng đời sống sức khỏe, tinh thần một cách đáng kể.
Chăm sóc hỗ trợ ngay tại nhà
Ngoài các giải pháp tâm lý cũng như thuốc điều trị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới việc tự mình vượt qua rào cản tâm lý này. Lựa chọn các loại đèn ngủ, tập thiền hay Yoga giúp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần.
Hội chứng sợ bóng tối có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ lụy tới cuộc sống của người bệnh nếu như không có các biện pháp kiểm soát sớm. Thanh Bình PSY với kinh nghiệm nhiều năm trong hỗ trợ tâm lý hy vọng sẽ giúp các bạn có được cơ hội cải thiện tâm lý một cách hiệu quả.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 5G7 Đường DCT9, Khu dân cư An Sương, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- SDT/Zalo: 0372.951.520
- Email: Thanbinhpsy@gmail.com
- Fanpage: Thanh Bình Psy – Dịch vụ tham vấn tâm lý