Biểu hiện liệt dây thần kinh số 7: Nguyên nhân và biến chứng

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý gây chứng méo miệng, mặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn tác động trực tiếp tới khả năng giao tiếp của bệnh nhân. Đồng thời, để lại nhiều biến chứng bất cứ ai cũng không thể xem thường. Vậy căn bệnh này cụ thể như thế nào? Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây. 

Liệt dây thần kinh số 7 được hiểu là gì?

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, chi phối toàn bộ cơ mặt. Tình trạng này còn được hiểu là liệt mặt ngoại biên. Đây là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ nửa mặt do những tổn thương dây thần kinh mặt. 

Đối tượng có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7 đó là:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm và sức khỏe yếu. 
  • Bệnh nhân có tiền sử lâu năm uống rượu bia. 
  • Người bệnh bị căng thẳng thường xuyên, thức khuya liên tục. 
  • Người có tiền sử xơ vữa động mạch hay huyết áp. 
Liệt dây thần kinh số 7 là liệt dây thần kinh vận động chi phối hoạt động của toàn cơ mặt
Liệt dây thần kinh số 7 là liệt dây thần kinh vận động chi phối hoạt động của toàn cơ mặt

Biểu hiện chứng bệnh liệt dây thần kinh số VII

Liệt dây thần kinh số VII xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép và gây ra hiện tượng sưng. Người bị viêm dây thần kinh thường có các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Mặt bị cứng đơ, không tự nhiên, bị lệch mặt một bên, khuôn mặt không cân đối. Đồng thời, gặp nhiều khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc ở trên gương mặt.
  • Một bên miệng bị méo xệch, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giao tiếp. 
  • Mắt một bên không thể nhắm chặt. Mắt một bên nửa mặt sẽ bị tê liệt chỉ thấy lòng trắng. Đồng thời, mắt bị khô, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cử động mắt. 
  • Mất hoàn toàn vị giác, không kiểm soát được lượng nước bọt. 
  • Đau tai, âm thanh truyền tới hai tai không đồng đều. 
Xem thêm:  Vì Sao Cha Mẹ Và Con Cái Ngày Càng Ít Nói Chuyện
Một số biểu hiện cho thấy bạn đang liệt dây thần kinh số 7
Một số biểu hiện cho thấy bạn đang liệt dây thần kinh số 7

Xem thêm:

Nguyên nhân gây chứng bệnh liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số VII thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một số các nguyên nhân thường gặp nhất đó là:

  • Người bệnh bị trúng gió hay nhiễm lạnh đột ngột: Cơ thể nhiễm lạnh đặc biệt là vùng mặt gây ra tình trạng co thắt, chèn ép tại dây thần kinh số 7 và dẫn tới tình trạng sưng, viêm. 
  • Bệnh hô hấp: Người bệnh mắc các chứng bệnh liên quan như: Viêm tai, mũi, họng nhưng không được điều trị kịp thời và bị biến chứng. 
  • Người bệnh mắc một số bệnh lý có sẵn như: Đái tháo đường, huyết áp, xơ vữa động mạch, u vòm họng, tụ máu nền sọ,… sẽ rất dễ phải đối mặt với căn bệnh này. 
  • Virus: Một số loại virus có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh số VII như: Cúm, Zona,…
  • Do tình trạng chấn thương, tác động từ phẫu thuật: Đặc biệt chấn thương tại vùng thái dương, xương chũm, các cuộc phẫu thuật tại vùng mặt, hoặc tai. 
Trúng gió là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7 
Trúng gió là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7

Biến chứng của bệnh liệt dây thần kinh số VII

Liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề cho người bệnh. Vì thế, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với mọi lứa tuổi. Một số các biến chứng có thể gặp phải đó là: 

  • Biến chứng liên quan tới mắt: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Biến chứng này có thể phòng tránh thông qua việc nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí một phần hoặc hoàn toàn.
  • Đồng vận: Người bệnh có biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp cùng với một loạt các hoạt động tự chủ như: mép bị co kéo khi nhắm mắt. 
  • Co thắt nửa mặt sau khi bị liệt mặt: Biến chứng có thể gặp ở thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố thần kinh một phần. 
  • Hội chứng chảy “nước mắt cá sấu”: Bệnh nhân thường chảy nước mắt khi ăn. 
Xem thêm:  Cảm tính là gì và có mối liên hệ như thế nào với lý tính?

Thông tin thêm:

Điều trị liệt dây thần kinh số VII thế nào?

Căn cứ theo thể trạng cũng như tình trạng bệnh của người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị nội khoa hay kết hợp ngoại khoa để mang tới hiệu quả chữa trị nhanh chóng, toàn diện cho bệnh nhân. 

Dùng thuốc 

Trong điều trị nội khoa bệnh nhân sẽ được đội ngũ bác sĩ xem xét sử dụng vitamin thuộc nhóm B, thuốc giãn mạch, thuốc kháng viêm. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các loại thuốc chống virus. Trong đó đặc biệt sử dụng cho bệnh cảm nhiễm virus hay đau tại vùng tai, rối loạn cảm giác vùng mặt. 

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu 
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị ngoại khoa như: châm cứu, hồng ngoại, xoa bóp, sóng ngắn và bài tập cơ mặt để mang lại hiệu quả toàn diện. 

Phẫu thuật

Tùy theo từng trường hợp nếu thấy thật sự cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Các bệnh nhân được yêu cầu phẫu thuật chủ yếu loại trừ nguyên nhân gây bệnh như: Áp xe não, u não, viêm tai xương chũm,…

Thể trạng cũng như mức độ liệt dây thần kinh số 7 ở mỗi người bệnh là khác nhau. Vì vậy, muốn biết được chính xác tình trạng bệnh, bệnh có chữa khỏi hay không cần phải tới các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Ngay khi có biểu hiện mắc bệnh cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám thì khả năng chữa khỏi càng cao. Hãy truy cập Thanh Bình Psy để cập nhật tin tức chăm sóc sức khỏe và tâm lý mỗi ngày để không bỏ lỡ các tin tức quan trọng!