Hưng cảm là trạng thái nguy hiểm không kém gì trầm cảm. Người bệnh mắc chứng hưng cảm có thể đang đối mặt với bệnh lý tâm thần nào đó. Bệnh nhân cần được thăm khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây Thanh Bình PSY sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hưng cảm là gì!
Dấu hiệu của chứng hưng cảm là gì?
Hưng cảm là gì? Hưng cảm được hiểu là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể. Căn bệnh này còn là triệu chứng xảy ra ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực I.
Dựa theo phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan ICD hưng cảm được chia thành 3 mức độ khác nhau đó là:
- Hưng cảm trạng thái nhẹ.
- Hưng cảm mức độ vừa.
- Hưng cảm mức độ nặng với các triệu chứng loạn thần.
Dấu hiệu của hội chứng hưng cảm bao gồm:
Cảm xúc hưng phấn
Khí sắc người bệnh tăng, bệnh nhân cảm thấy mức năng lượng cao hơn bình thường. Người bệnh hay nói, cười, đột ngột cáu gắt, kích động. Ở bệnh nhân hưng cảm có cảm xúc loạn thần, cảm xúc hưng phấn thường đi kèm với ảo giác, hoang tưởng khiến cho những triệu chứng kéo dài lâu.
Tư duy hưng phấn
Bệnh nhân có quá trình liên tưởng nhanh chóng, thích khẳng định bản thân, ưa khoe khoang, hống hách. Người bệnh luôn tự cho mình tài giỏi và xuất sắc hơn những người khác. Đồng thời, có thể hoang tưởng dòng dõi, phát minh, ca hát thường xuyên.
Vận động hưng phấn
Bệnh nhân có dấu hiệu giảm thiểu nhu cầu ngủ, chỉ ngủ vài giờ trong một ngày. Tư duy hưng phấn, bồn chồn, không thể ngồi yên, hay liếc mắt với những người khác. Tăng ham muốn, nhu cầu tình dục, có thể sỗ sàng, suồng sã không biết xấu hổ. Thường có xu hướng thân mật thái quá với người khác. Bên cạnh đó, thường không kích động, chỉ kích động khi đã kiệt sức.
Thông tin thêm: Rối loạn phân ly là gì?
Nguyên nhân gây chứng hưng cảm
Hưng cảm chính là một giai đoạn người mắc rối loạn lưỡng cực gặp phải. Nguyên nhân chính gây chứng rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Trong đó, những người sinh ra trong gia đình có người từng mắc phải hội chứng này rất cao.
Theo một số các chuyên gia, hưng cảm có thể người bệnh mất cân bằng hormone ở bên trong não. Mặt khác, một số các yếu tố nguy cơ có thể khiến tăng tỷ lệ hưng cảm đó là:
- Người bệnh bị mất ngủ, thiếu ngủ trong một thời gian dài.
- Người bệnh đối mặt với các tác dụng phụ từ thuốc.
- Bệnh nhân bị ngộ độc chất kích thích như cocaine, methamphetamine.
- Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là Dopamine, Serotonin, GABA,..
- Bệnh nhân tiếp xúc với các hóa chất có tính chất độc hại.
- Người nghiện mắc chứng nghiện rượu, bia, ma túy.
- Người bị di chứng từ một số căn bệnh ác tính.
Xem ngay: Giải mã nguyên nhân của hội chứng quên
Chẩn đoán người mắc chứng hưng cảm bằng cách nào?
Để xác định được người bệnh có mắc chứng hưng cảm hay không cần phải trải qua thăm khám. Bác sĩ tiến hành kiểm tra thể chất, tìm hiểu bệnh sử của người bệnh. Dấu hiệu, triệu chứng không bình thường của bệnh nhân. Căn cứ trên các thông tin đó sẽ đưa ra các chẩn đoán cụ thể.
Tuy nhiên, quá trình xác định bệnh khá phức tạp. Bởi có những người bệnh dấu hiệu không rõ ràng nên bác sĩ cũng không thể nhận biết được. Hơn nữa, có một số trường hợp dấu hiệu bệnh tương tự như bệnh tuyến giáp nên sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.
Vậy nên, để kết luận được một cách chính xác các triệu chứng của bệnh hưng cảm cần phải trải qua quá trình tìm hiểu kéo dài trong ít nhất một tuần. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định điều trị tại nhà hay nội trú để can thiệp kịp thời.
Cách điều trị chứng bệnh hưng cảm là gì?
Việc điều trị bệnh hưng cảm khá khó khăn và cần nhiều thời gian. Các bạn có thể tham khảo một số các giải pháp sau:
Giải pháp tư vấn tâm lý
Để điều trị hội chứng hưng cảm tư vấn tâm lý luôn là một giải pháp được ưu tiên hàng đầu để điều trị các bệnh về tâm lý. Bác sĩ sẽ tiếp xúc, lắng nghe, nói chuyện với bệnh nhân một cách nhẹ nhàng để xoa dịu cơn hưng cảm. Đồng thời, người nhà cũng phải phối hợp để mang lại kết quả trị liệu tốt nhất. Đối với trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần được chăm sóc, điều trị đặc biệt trong bệnh viện.
Điều trị bằng thuốc
Cùng với liệu pháp tâm lý, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc để hạn chế các triệu chứng của bệnh như: Thuốc ổn định tâm trạng, thuốc chống loạn thần. Thậm chí, bệnh nhân sẽ phải thử nhiều loại thuốc trước khi tìm được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Một số các loại thuốc hỗ trợ chống loạn thần như:
- Thuốc chỉnh khí sắc: Lithium, Carbamazepine, Gabapentin,…
- Thuốc an thần kinh: Arpizol, Clozapine, Risperidone, Haloperidol.
- Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin: Lorazepam, Diazepam.
Mặc dù các loại thuốc này rất quan trọng trong kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây không phải là giải pháp hiệu quả. Thuốc chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp với hoạt động tâm lý trị liệu từ các bác sĩ chuyên khoa và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, các bác sĩ hay người thân cũng cần chú ý giữ khoảng cách trong thời điểm người bệnh hưng cảm cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đừng bỏ qua:
- Dịch vụ đánh giá sàng lọc tâm lý cùng Thanh Bình PSY
- Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà cùng các chuyên gia
Trên đây là những chia sẻ hưng cảm là gì. Chứng bệnh này thường có nguy cơ tái phát cao. Người bệnh cần được phát hiện sớm để chẩn đoán kịp thời và chính xác. Đồng thời, theo sát các bước điều trị, duy trì được tình thần cũng như cơ thể ở trạng thái cân bằng để tránh những tình huống không đáng có. Các bạn có thể liên hệ tới Thanh Bình Psy để được đội ngũ tư vấn tâm lý hỗ trợ.