Mã ICD-10 là gì? Mục đích và cách hoạt động của mã ICD-10

Mã ICD-10 được xem là tổ hợp các phân loại thống kê bệnh tật giúp ích rất nhiều trong y khoa. Vậy mã ICD-10 là gì, mục đích sử dụng và cách hoạt động của nó như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây.

Mã ICD-10 là gì?

Mã ICD-10 (International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems) là một dãy các ký tự giúp phân loại thống kê bệnh tật theo tiêu chuẩn quốc tế. Mã ICD được tạo và cập nhật thường xuyên bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

Các mã ICD ra đời lần đầu tiên vào năm 1983, tới nay nó vẫn được áp dụng và thay đổi liên tục sao cho phù hợp với tình hình khám chữa bệnh trên toàn thế giới. Như vậy ICD-10 chính là phiên bản thứ 10 trong hệ thống mã ICD. Mỗi mã tương ứng với một bệnh lý được chẩn đoán cụ thể. Hiện bộ mã ICD-10 có hơn 70.000 mã.

ma icd 10 1
Hình 1: Mã ICD-10 là thuật ngữ quan trọng trong y học thế giới

Mục đích của mã ICD-10 trong y học

Mã ICD-10 thường được sử dụng để mã hóa các bệnh lý thành tên gọi ngắn gọn, phục vụ nhu cầu nghiên cứu và thực hành y học. Đặc biệt vai trò của nó còn hạn chế tối đa tình trạng lỗi dịch thuật giữa các ngôn ngữ ở nhiều quốc gia khác nhau.

ma icd 10 2
Hình 2: Mục đích của mã ICD-10 là phân biệt, thống kê từng loại bệnh tật, phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực hành y học

Cụ thể thì trong cùng một quốc gia, việc sử dụng mã ICD sẽ hạn chế tối đa tình trạng hiểu sai ý khi dùng từ không giống nhau. Điều này được gây nên khi các nhân viên y tế được đào tạo từ các trường khác nhau, từ các thời kỳ khác nhau. Khi có một quy chuẩn thống nhất thì việc sử dụng thuật ngữ y học sẽ hiệu quả, tiện lợi hơn.

Cách hoạt động của mã ICD-10

Các mã ICD-10 bao gồm 3-7 ký tự chữ và số, tương ứng với mỗi mã là một bệnh lý cụ thể. Ví dụ, mã ICD-10-CM dùng để mô tả bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có các dạng chẩn đoán khác nhau là:

  • M05.7 – Viêm khớp dạng thấp với yếu tố thấp khớp, không có sự tham gia của cơ quan hoặc hệ thống.
  • M05.7 3 – Viêm khớp dạng thấp với yếu tố thấp khớp ở cổ tay, không có sự tham gia của cơ quan hoặc hệ thống.
  • M05.73 2 – Viêm khớp dạng thấp với yếu tố thấp khớp ở cổ tay trái, không có sự tham gia của cơ quan hoặc hệ thống.
  • M06.0 – Viêm khớp dạng thấp, không có yếu tố thấp khớp.
  • M06.03 – Viêm khớp dạng thấp, không có yếu tố thấp khớp của cổ tay.
  • M06.032 – Viêm khớp dạng thấp, không có yếu tố thấp khớp của cổ tay trái.
  • M06.031 – Viêm khớp dạng thấp, không có yếu tố thấp khớp của cổ tay phải.

Giải thích các ký tự:

  • 3 ký tự đầu: loại bệnh lý, có thể là rối loạn, nhiễm trùng hoặc triệu chứng. Chẳng hạn như mã ICD-10 bắt đầu là M00-M99 chính là bệnh liên quan đến hệ cơ xương và mô. Hoặc mã J00-J99 nhằm chỉ các bệnh về hệ hô hấp.
  • Ký tự 4 – 6: xác định rõ vị trí của cơ thể, bên cạnh đó là mức độ nghiêm trọng, hay nguyên nhân gây ra các chấn thương, bệnh tật và các chi tiết lâm sàng khác. 
  • Ký tự 7: Đây là ký tự mở rộng, dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như bệnh phát sinh lần đầu hay lần thứ bao nhiêu, di chứng phát sinh bởi vì các tác động khác gây nên.
Xem thêm:  Các tố chất phù hợp với ngành tâm lý học
mã ICD 10
Hiểu rõ hơn về mã ICD-10 qua thông tin giải đáp các ký hiệu

Các bệnh lý trong danh mục mã ICD-10

Để hiểu rõ hơn về mã ICD-10 thì mọi người cùng tham khảo qua danh sách các bệnh lý thuộc danh mục mã này như sau nhé.

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Về nhóm bệnh nhiễm trùng và liên quan đến ký sinh trùng sẽ gồm những mã bệnh phổ biến như sau.

  • A00-A09: Bệnh nhiễm trùng đường ruột
  • A15-A19: Bệnh lao
  • A20-A28: Bệnh nhiễm khuẩn do động vật
  • A30-A49: Bệnh nhiễm khuẩn khác
  • A50-A64: Bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
  • A65-A69: Bệnh do xoắn trùng khác
  • A70-A74: Các bệnh do Chlamydia
  • A75-A79: Bệnh do Rickettsia
  • A80-A89: Nhiễm virus ở hệ thần kinh trung ương
  • A92-A99: Sốt virus và sốt xuất huyết virus do tiết túc truyền
  • B00-B09: Nhiễm virus có đặc điểm tổn thương tại da và niêm mạc
  • B15-B19: Viêm gan virus
  • B20-B24: Bệnh do nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người [HIV]
  • B25-B34: Các bệnh nhiễm virus khác
  • B35-B49: Bệnh nhiễm nấm
  • B50-B64: Bệnh do ký sinh trùng đơn bào
  • B65-B83: Bệnh giun sán
  • B85-B89: Bệnh chấy rận, bệnh ghẻ và nhiễm ký sinh trùng khác
  • B90-B94: Di chứng của bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
  • B95-B98: Vi khuẩn, virus và các tác nhân gây nhiễm trùng khác
  • B99-B99: Bệnh nhiễm trùng khác
ma icd 10 3
Hình 3: Ký tự A và B trong mã ICD-10 dùng cho bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

U tân sinh

Với các bệnh về u tân sinh sẽ có mã bệnh thường gặp như sau.

  • C00-C97U: ác tính
  • D00-D09U: tân sinh tại chỗ
  • D10-D36U: lành tính
  • D37-D48U: tân sinh không chắc chắn.

Bệnh về máu và các bệnh về cơ chế miễn dịch

Còn các bệnh liên quan đến máu, bệnh về cơ chế miễn dịch thì gồm một vài mã bệnh thông dụng như:

  • D50-D53: Bệnh thiếu máu dinh dưỡng.
  • D55-D59: Bệnh thiếu máu tan máu.
  • D60-D64: Bệnh suy tủy xương và các bệnh thiếu máu khác.
  • D65-D69: Bệnh rối loạn đông máu, ban xuất huyết và tình trạng khác.
  • D70-D77: Bệnh khác của máu và cơ quan tạo máu.
  • D80-D89: Bệnh rối loạn cơ chế miễn dịch.

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá

Mã ICD-10 của các bệnh liên quan đến dinh dưỡng & chuyển hóa, về nội tiết tố gồm có:

  • E00-E07: Bệnh tuyến giáp
  • E10-E14: Đái tháo đường
  • E15-E16: Các rối loạn về sự điều hoà glucose và bài tiết.
  • E20-E35: Rối loạn các tuyến nội tiết khác
  • E40-E46: Suy dinh dưỡng
  • E50-E64: Bệnh suy dinh dưỡng khác
  • E65-E68: Béo phì và thừa dinh dưỡng khác
  • E70-E90: Rối loạn chuyển hoá
ma icd 10 4
Hình 4: Ký tự E trong mã ICD-10 dùng cho bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá

Rối loạn tâm thần và hành vi

Tương tự, các bệnh về rối loạn tâm thần và hành vi cũng được quy chuẩn theo mã ICD-10 như sau.

  • F00-F09: Rối loạn tâm thần thực tổn.
  • F10-F19: Rối loạn tâm thần và hành vi.
  • F20-F29: Tâm thần phân liệt và các rối loạn hoang tưởng.
  • F30-F39: Rối loạn khí sắc.
  • F40-F48: Các rối loạn bệnh tâm căn.
  • F50-F59: Rối loạn hành vi kết hợp sinh lý và nhân tố cơ thể.
  • F60-F69: Rối loạn nhân cách và hành vi ở người lớn.
  • F70-F79: Chậm phát triển tâm thần
  • F80-F89: Các rối loạn về tâm lý
  • F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc ở tuổi trẻ.
  • F99-F99: Rối loạn tâm thần không biệt định.

Bệnh hệ thần kinh

Đầu mã G sẽ đại diện cho các bệnh về hệ thần kinh, mọi người tham khảo cụ thể qua danh sách sau.

  • G00-G09: Bệnh viêm hệ thần kinh trung ương
  • G10-G13: Bệnh teo thần kinh trung ương.
  • G20-G26: Hội chứng ngoại tháp và rối loạn vận động.
  • G30-G32: Bệnh thoái hoá khác của hệ thần kinh.
  • G35-G37: Bệnh Thoái hoá myelin của hệ thần kinh trung ương.
  • G40-G47: Bệnh chu kỳ và kịch phát.
  • G50-G59: Bệnh dây, rễ và đám rối thần kinh.
  • G60-G64: Viêm dây thần kinh và bệnh lý thần kinh ngoại biên khác.
  • G70-G73: Bệnh về khớp thần kinh – cơ và cơ.
  • G80-G83: Bại não và những hội chứng liệt khác
  • G90-G99: Các bệnh khác về hệ thần kinh.

Xem thêm:

Bệnh về mắt

Với những bệnh liên quan đến mắt, các bạn có thể tra mã ICD-10 qua danh sách dưới đây.

  • H00-H06: Bệnh về mí mắt, lệ bộ và hốc mắt
  • H10-H13: Bệnh của kết mạc
  • H15-H22: Bệnh củng mạc, giác mạc, mống mắt và thể mi
  • H25-H28: Bệnh thuỷ tinh thể
  • H30-H36: Bệnh hắc mạc và võng mạc
  • H40-H42: Bệnh glocom
  • H43-H45: Bệnh dịch kính và nhãn cầu
  • H46-H48: Bệnh thần kinh thị và đường dẫn thị giác
  • H49-H52: Bệnh cơ vận nhãn và khúc xạ
  • H53-H54: Rối loạn thị giác và mù lòa
  • H55-H59: Bệnh mắt và phần phụ
Xem thêm:  Tinh thần nhân đạo là gì? Tiêu chuẩn đánh giá trong tâm lý học
ma icd 10 5
Hình 5: Ký tự E trong mã ICD-10 dùng cho bệnh về mắt

Bệnh tai và xương chũm

Bệnh tai và xương chũm sẽ có mã ICD-10 như sau.

  • H60-H62: Bệnh về tai ngoài.
  • H65-H75: Bệnh về tai giữa và xương chũm.
  • H80-H83: Bệnh về tai trong.
  • H90-H95: Bệnh khác về tai.

Bệnh hệ tuần hoàn

Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn của cơ thể gồm những mã bệnh như ở dưới.

  • I00-I02: Thấp khớp cấp
  • I05-I09: Bệnh tim mạn tính do thấp.
  • I10-I15: Bệnh lý tăng huyết áp
  • I20-I25: Bệnh tim thiếu máu cục bộ
  • I26-I28: Bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi
  • I30-I52: Thể bệnh tim khác.
  • I60-I69: Bệnh mạch máu não.
  • I70-I79: Bệnh động mạch, tiểu động mạch và mao mạch.
  • I80-I89: Bệnh tĩnh mạch, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết.
  • I95-I99: Rối loạn khác.

Bệnh hệ hô hấp

Tham khảo qua mã bệnh về hệ hô hấp với đầu J như sau.

mã ICD-10
Các bệnh về hô hấp cũng được mã hóa theo ICD-10
  • J00-J06: Nhiễm trùng hô hấp trên cấp.
  • J09-J18: Cúm và viêm phổi.
  • J20-J22: Nhiễm trùng hô hấp dưới cấp khác.
  • J30-J39: Các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp trên.
  • J40-J47: Các bệnh hô hấp dưới mãn tính.
  • J60-J70: Các bệnh phổi do tác nhân bên ngoài.
  • J80-J84: Các bệnh hô hấp khác ảnh hưởng đến mô kẽ.
  • J85-J86: Nung mủ và hoại tử của đường hô hấp dưới.
  • J90-J94: Bệnh khác của màng phổi.
  • J95-J99: Các bệnh lý khác của hệ hô hấp.

Bệnh hệ tiêu hoá

Tương tự, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của cơ thể người cũng được quy chuẩn theo mã ICD-10.

  • K00-K14: Bệnh về khoang miệng, tuyến nước bọt và xương hàm.
  • K20-K31: Bệnh về thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • K35-K38: Bệnh ruột thừa.
  • K40-K46: Thoát vị.
  • K50-K52: Viêm ruột non và đại tràng không do nhiễm trùng.
  • K55-K64: Bệnh đường ruột khác.
  • K65-K67: Bệnh về phúc mạc.
  • K70-K77: Bệnh về gan.
  • K80-K87: Bệnh túi mật, ống mật và tuỵ.
  • K90-K93: Bệnh khác về hệ tiêu hoá.

Bệnh về da

Các bệnh về da liễ cũng được xếp mã ICD-10, cụ thể là:

  • L00-L08: Nhiễm trùng da và mô dưới da.
  • L10-L14: Bệnh da bọng nước.
  • L20-L30: Viêm da và chàm.
  • L40-L45: Bệnh sẩn có vảy.
  • L50-L54: Bệnh mề đay và hồng ban.
  • L55-L59: Các bệnh da liên quan đến bức xạ.
  • L60-L75: Các bệnh phần phụ của da.
  • L80-L99: Các bệnh khác của da và tổ chức dưới da.
ma icd 10 6
Hình 6: Ký tự L trong mã ICD-10 dùng cho bệnh về da

Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô

Những bệnh về hệ xương khớp, cơ và mô theo mã ICD-10 gồm có:

  • M00-M25: Bệnh khớp
  • M30-M36: Bệnh mô liên kết hệ thống
  • M40-M54: Bệnh cột sống
  • M60-M79: Các bệnh lý mô mềm
  • M80-M94: Bệnh của xương và sụn
  • M95-M99: Các bệnh khác về hệ cơ – xương – khớp và mô.

Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu

Các bệnh liên quan đến hệ sinh dục và tiết niệu cũng được quy chuẩn hóa theo mã.

  • N00-N08: Bệnh cầu thận
  • N10-N16: Bệnh kẽ ống thận
  • N17-N19: Suy thận
  • N20-N23: Sỏi tiết niệu
  • N25-N29: Các rối loạn khác của thận và niệu quản
  • N30-N39: Các bệnh khác của hệ tiết niệu
  • N40-N51: Bệnh cơ quan sinh dục nam
  • N60-N64: Các biến đổi của vú
  • N70-N77: Viêm cơ quan sinh dục vùng chậu nữ
  • N80-N98: Biến đổi không do viêm của đường sinh dục nữ
  • N99-N99: Các rối loạn khác liên quan tới hệ sinh dục tiết niệu

Mang thai, sinh đẻ và hậu sản

Phụ nữ mắc bệnh về thai sản, sinh đẻ có thể dò mã bệnh ICD-10 theo danh sách sau.

  • O00-O08: thai kỳ và sảy thai.
  • O10-O16: Phù, tăng huyết áp trong và sau thai kỳ.
  • O20-O29:Các bệnh lý khác liên quan đến thai kỳ.
  • O30-O48: Chăm sóc mẹ bầu liên quan đến thai, buồng ối.
  • O60-O75: Biến chứng của chuyển dạ và đẻ.
  • O85-O92: Biến chứng thường gặp sau đẻ.
  • O94-O99: Bệnh lý sản khoa khác.
ma icd 10 7
Hình 7: Ký tự Q trong mã ICD-10 dùng cho bệnh về sinh đẻ và hậu sản

Các bệnh lý khởi phát trong kỳ chu sinh

Cụ thể hơn các bệnh lý xuất hiện trong thời kỳ sinh đẻ của chị em cũng được mã hóa theo mã ICD-10.

  • P00-P04: Thai nhi và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do biến chứng của thời thai kỳ.
  • P05-P08: Các rối loạn về tuổi thai và sự phát triển của thai.
  • P10-P15: Chấn thương khi sinh.
  • P20-P29: Rối loạn hô hấp và tim mạch đặc hiệu.
  • P35-P39: Nhiễm trùng đặc hiệu trong thời kỳ chu sinh.
  • P50-P61: Rối loạn chảy máu và huyết học của thai và trẻ sơ sinh.
  • P70-P74: Rối loạn nội tiết, chuyển hóa tạm thời đặc hiệu.
  • P75-P78: Các rối loạn của hệ thống tiêu hoá.
  • P80-P83: Các bệnh lý của da và thân nhiệt của thai, trẻ sơ sinh
  • P90-P96: Các bệnh lý khác trong giai đoạn chu sinh.
Xem thêm:  5 cách dạy con tự lập từ 0 - 6 tuổi giúp bé tự tin, mạnh dạn vào đời

Các bệnh lý về nhiễm sắc thể

Nếu bạn quan tâm đến các bệnh về nhiễm sắc thể thì không nên bỏ qua danh sách sau.

  • Q00-Q07: Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh trung ương.
  • Q10-Q18: Các dị tật bẩm sinh ở mắt, tai, mặt và cổ.
  • Q20-Q28: Các dị tật bẩm sinh liên quan hệ thống tuần hoàn.
  • Q30-Q34: Các bất thường bẩm sinh ở bộ máy hô hấp.
  • Q35-Q37: Khe hở môi và khe hở vòm miệng.
  • Q38-Q45: Các dị tật bẩm sinh khác của hệ tiêu hoá.
  • Q50-Q56: Dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục.
  • Q60-Q64: Các dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu.
  • Q65-Q79: Dị tật bẩm sinh của hệ cơ xương.
  • Q80-Q89: Các dị tật bẩm sinh khác.
  • Q90-Q99: Các bất thường nhiễm sắc thể.
ma icd 10 8
Hình 8: Ký tự Q trong mã ICD-10 dùng cho bệnh về nhiễm sắc thể

Các triệu chứng về lâm sàng, cận lâm sàng

Một vài triệu chứng về lâm sàng và cận lâm sàng cũng có mã ICD, cụ thể như sau:

  • R00-R09: Triệu chứng và dấu hiệu về hệ tuần hoàn và hô hấp
  • R10-R19: Triệu chứng và dấu hiệu về hệ tiêu hoá và bụng
  • R20-R23: Triệu chứng và dấu hiệu về da và tổ chức dưới da
  • R25-R29: Triệu chứng và dấu hiệu về hệ thần kinh và hệ cơ xương
  • R30-R39: Triệu chứng và dấu hiệu về hệ tiết niệu
  • R40-R46: Triệu chứng và dấu hiệu về nhận thức, tri giác và trạng thái cảm xúc.
  • R47-R49: Triệu chứng và dấu hiệu về ngôn ngữ và giọng nói
  • R50-R69: Triệu chứng và dấu hiệu tổng quát
  • R70-R79: Phát hiện bất thường về xét nghiệm máu.
  • R80-R82: Các phát hiện bất thường về xét nghiệm nước tiểu.
  • R83-R89: Các phát hiện bất thường về xét nghiệm dịch cơ thể.
  • R90-R94: Các chẩn đoán bất thường về hình ảnh và thăm dò chức năng.
  • R95-R99: Nguyên nhân tử vong không xác định.

Xem thêm:

Tổn thương, ngộ độc

Với các tổn thương trên cơ thể, ngộ độc để tham khảo mã ICD-10 thì mọi người tham khảo ở dưới đây.

  • S00-S09: Tổn thương ở đầu
  • S10-S19: Tổn thương ở cổ
  • S20-S29: Tổn thương lồng ngực
  • S30-S39: Tổn thương bụng, lưng dưới, cột sống thắt lưng và chậu hông
  • S40-S49: Tổn thương vai và cánh tay
  • S50-S59: Tổn thương tại khuỷu tay và cẳng tay
  • S60-S69: Tổn thương ở cổ tay và bàn tay
  • S70-S79: Tổn thương tại hông và đùi
  • S80-S89: Tổn thương tại đầu gối và cẳng chân
  • S90-S99: Tổn thương tại cổ chân và bàn chân
  • T00-T07: Tổn thương nhiều vùng cơ thể
  • T08-T14: Tổn thương các chi hoặc vùng cơ thể
  • T15-T19: Tác động của dị vật vào qua lỗ tự nhiên
  • T20-T32: Bỏng và ăn mòn
  • T33-T35: Tổn thương do cóng lạnh
  • T36-T50: Ngộ độc do thuốc, dược phẩm và chất sinh học
  • T51-T65: Nhiễm độc không có nguồn gốc y học
  • T66-T78: Không xác định được nguyên nhân từ bên ngoài
  • T79-T79: Một số biến chứng sớm của chấn thương
  • T80-T88: Biến chứng điều trị nội khoa, ngoại khoa.
  • T90-T98: Di chứng của tổn thương, của nhiễm độc.

Các nguyên nhân bên ngoài và tử vong

Những nguyên nhân bên ngoài như tai nạn, tấn công, biến cố và tử vong cũng được quy định theo mã ICD-10.

  • V01-X59: Tai nạn
  • X60-X84: Cố tình tự hại
  • X85-Y09: Tấn công
  • Y10-Y34: Biến cố do ý đồ.
  • Y35-Y36: Can thiệp pháp lý và hoạt động chiến tranh.
  • Y40-Y84: Biến chứng do chăm sóc nội khoa và ngoại khoa.
  • Y85-Y89: Di chứng ngoại cảnh và tử vong.

Mã ICD-10 dành cho mục đích đặc biệt

Hai trường hợp đặc biệt được đặt mã hóa để nhận biết.

  • U00-U49: Mã tạm thời cho các bệnh mới chưa rõ bệnh nguyên hoặc khẩn cấp.
  • U82-U85: Kháng thuốc kháng sinh và chống ung thư.

Như vậy với tất tật thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ thuật ngữ chuyên khoa mã ICD-10 là gì, cũng như mục đích sử dụng và cách chúng hoạt động trong y học nhé.