Trong cuộc sống có nhiều vấn đề khiến bạn bị áp lực, bị dồn nén, đè nén và luôn cảm thấy tự ti, không tự tin và luôn thu mình. Những dấu hiệu này khiến người ta nghĩ đến một chứng bệnh tâm lý đó là mặc cảm. Vậy mặc cảm là gì? Nó có nguy hiểm ảnh hưởng gì không? Giải quyết vấn đề này như nào? Những thắc mắc này sẽ được Thanh Bình SPY lý giải rõ ràng qua thông tin bài viết dưới đây.
Giới thiệu giải đáp mặc cảm là gì?
Để có thể hiểu rõ mặc cảm là gì thì có thấy lấy một ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu. Nếu một người thường xuyên cảm thấy mình là người thất bại, không đạt được mục tiêu của chính mình thì chắc hẳn người đó đang bị mặc cảm. Đây có thể là một loại cảm giác choáng ngợp đối với cá nhân vì họ cảm thấy mình vô dụng không làm được gì.
Ở một thời điểm nào đó con người ta sẽ phải đối mặt với sự thua kém trước những thử thách và những trở ngại nhất định trong cuộc sống. Nếu không vượt qua được khó khăn đó, đôi khi sẽ dẫn đến bế tắc không tìm ra cách giải quyết thỏa đáng. Người mặc cảm tự ti sẽ luôn thấy mình kém cỏi và đó sẽ trở thành một rào cản lớn đối với cá nhân họ. Sau đó họ sẽ bắt đầu cô lập với mọi người xung quanh do lòng tự trọng của mình thấp và sẽ cảm thấy bi quan, lo lắng, ngại ngùng, có niềm tin rằng mình sẽ thất bại không vượt qua được.
Phản ứng thường thấy phổ biến của mặc cảm
Khi đã hiểu mặc cảm là gì thì tiếp đến bạn phải đánh giá được biểu hiện của chứng bệnh này như nào. Những phản ứng thường thấy của dấu hiệu này có thể được biểu hiện như sau:
- Luôn buồn bã, an phận, không phấn đấu, không cố gắng nữa mà cứ giữ nỗi buồn trong lòng và cảm thấy bế tắc, thu mình lại.
- Không muốn tiếp xúc với những người hơn mình, tài giỏi hơn, tự cô lập tránh né, không muốn hợp tác làm việc với người hơn mình.
- Dùng thái độ bất cần đời để che dấu nỗi niềm, cảm xúc của sự mặc cảm như từ chối, bất cần sự giúp đỡ của người khác.
- Có lòng tự trọng thấp, cảm thấy bị mắc kẹt và không đạt được mục tiêu như mong muốn.
- Dễ dàng từ bỏ và luôn luôn tưởng tượng ra tình huống xấu, tệ nhất.
- Không muốn vướng vào những rắc rối hay sự kiện của xã hội, luôn cảm thấy tuyệt vọng, luôn trải qua cảm giác lo âu, căng thẳng.
- Luôn nhạy cảm với những lời phê phán.
Tác hại hậu quả của chứng mặc cảm
Mặc cảm gây ra rất nhiều tác hại lớn cho những ai mắc phải chứng bệnh tâm lý này. Cụ thể như sau:
- Bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội để phát triển bản thân, luôn né tránh, an phận với số phận hiện tại.
- Nếu ở trong một tập thể người mặc cảm dễ bị kích động chia rẽ từ kẻ xấu vì họ vẫn còn tâm lý muốn hơn hẳn người khác.
- Dễ suy diễn ra nhiều sai lầm và sinh ra nhiều ác cảm, ghét bỏ người khác. Chẳng hạn khi có người nhắc đến nhược điểm của bản thân thì họ lại vơ vào mình mặc dù người kia không nói về họ.
- Tạo ra tâm lý tiêu cực khiến sức khỏe bị ảnh hưởng giảm sút.
- Dễ sa ngã vào con đường xấu nếu bị kẻ xấu rủ rê.
Cách vượt qua mặc cảm để mang đến cuộc sống tích cực hơn
Dựa vào những dấu hiệu và tác hại của chứng mặc cảm mang đến thì có thể nhận thấy rằng đây là một bệnh tâm lý rất tiêu cực. Nếu bị rơi vào trạng thái này thì bạn cần nên khắc phục vượt qua cho bằng được. Cụ thể:
Cách 1: Luôn nghĩ đến những người kém may mắn hơn
Khi bạn gặp thất bại và sống trong một tập thể toàn những người giỏi hơn, xinh đẹp hơn, hạnh phúc hơn thì bạn đừng nên thấy mình là người kém cỏi, bất hạnh nhất. Bạn nên nghĩ thoáng hơn vì bên ngoài cuộc sống kia còn rất nhiều người bất hạnh hơn, kém hơn, xấu hơn bạn rất nhiều. Bạn hãy nghĩ thật đơn giản so với cuộc sống của những người kia thì mình vẫn còn may mắn chán, như vậy bạn mới có động lực cố gắng phấn đấu.
Cách 2: Sống vị tha vì mục tiêu chung
Vì sao nghĩ đến mục tiêu chung lại giúp bạn vượt qua mặc cảm ư? Lấy một ví dụ dễ hiểu như này, trông một cuộc nói chuyện đông người có 1 người bạn nói chuyện rất khéo léo đem lại niềm vui cho mọi người. Khi so sánh với bản thân mình thì bạn cảm thấy mình vụng về, kém ăn nói, chẳng ai để ý đến mình và bạn cảm thấy buồn, khó chịu, đố kỵ người bạn kia. Nhưng cũng ở hoàn cảnh đó mà bạn nghĩ đến mục tiêu chung của cuộc nói chuyện này là tạo vui vẻ cho mọi người thì bạn và mọi người sẽ hòa chung không khí vui vẻ đó.
Cách 3: Phát triển lòng yêu thương vô điều kiện
Nếu người mà bạn yêu thương, quý mến trở nên tài giỏi, thành công hơn thì bạn đừng nên quá buồn rồi sinh ra mặc cảm. Chẳng hạn khi con cái tài giỏi, thành công thì bậc làm cha làm mẹ rất vui mừng vì thương yêu con vô điều kiện. Cũng ở một hoàn cảnh khác một người chống nếu yêu thương vợ vô điều kiện thì cũng không cảm thấy buồn, tự ti, mặc cảm khi vợ được thăng chức. Khi đã yêu thương nhau thì bạn luôn muốn những người xung quanh mình, những người thân thiết luôn thành công, tài giỏi phải không nào.
Tham khảo thêm:
- Mách bạn bí quyết cách mặc đồ lót gợi cảm tăng độ quyến rũ
- Tiết lộ bí quyết cách mặc đồ bơi không phản cảm nên biết
Lời kết
Khi đã hiểu được mặc cảm là gì sẽ giúp bạn có thể tìm ra được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mình. Chỉ cần lạc quan và nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn sẽ khiến tâm trạng bạn luôn thoải mái hơn rất nhiều. Nếu có gì thắc mắc cần hỗ trợ hoặc biết thêm những chủ đề hấp dẫn khác bạn hãy liên hệ với Thanh Bình SPY ngay nhé.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Địa chỉ: KCN An Sương, quận 12, TP HCM
- Hotline: 0372 951 520
- Email: thanhbinhspy@gmail.com
- Website: http://thanhbinhspy.com/