Niết bàn là gì? Tại sao gọi là niết bàn?

Niết bàn là một trong nhiều thuật ngữ được sử dụng riêng trong Phật giáo. Người ta thường tu tâm, đi tìm con đường dẫn đến Niết bàn để đạt cảnh giới Niết bàn. Đức Phật từng nói, Niết bàn là nơi linh hồn được giải thoát khỏi những đau khổ, tham ái, vô minh, thoát khỏi vòng luân hồi của sự sống. Vậy Niết bàn là gì? Ý nghĩa Niết bàn là gì? Xem ngay bài viết của Thanh Bình PSY nhé!

Niết bàn được hiểu như thế nào?

Niết bàn là sự giải phóng cuối cùng của luân hồi, là sự chấm dứt mọi sự khổ đau, tham ái và vô minh. Niết bàn nếu dịch theo nghĩa đen là dập tắt, hiểu theo các mà ngọn lửa bốc ra khi hết nhiên liệu.

niết bàn là gì
Niết bàn là sự giải phóng cuối cùng của vòng luân hồi.

Niết bàn có nghĩa là không bị ràng buộc, những thứ ràng buộc chúng ta như đam mê, ham muốn, ghen tuông và sự thiếu hiểu biết. Khi những tạp chất này được loại bỏ, con người sẽ sống trong trạng thái tĩnh lặng hoàn toàn, họ không còn cảm thấy hạnh phúc hay buồn bã nữa, không có thêm niềm vui hay thất vọng, không có sự hài lòng hay không hài lòng.

Có người còn cho rằng, cõi Niết bàn không phải là một nơi mà là một trạng thái của tâm, đó là trạng thái tinh khiết, giàu lòng từ bi và trí tuệ. Cho dù Niết bàn là cảnh giới tồn tại hay chỉ là trạng thái của tâm thì để có thể đạt được cảnh giới này là điều không hề dễ dàng. Không phải ai muốn đều có thể làm được điều này, để làm được điều này mất rất nhiều thời gian. Đức Phật đã nói, bất cứ ai cũng có thể đạt được Niết bàn và nếu chúng ta thực hiện một cách chân thành, cẩn thận theo những lời dạy của Phật thì chúng ta có thể đạt được Niết bàn ngay trong đời sống hiện tại.

Xem thêm:  Giải mã xung thần kinh là gì? Các bệnh lý rối loạn xung thần kinh

Ý nghĩa chính của niết bàn

Theo nhiều cách giải thích khác nhau về Niết bàn. Ý nghĩa thực sự của Niết bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Giải thích một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Tóm lại, có thể hiểu ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không – thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà Niết Bàn là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.

niết bàn là gì
Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người

Niết bàn có bản chất thực sự là gì?

Niết bàn không phải là một vật thể có thể nhìn thấy được hoặc cầm nắm được, mà Niết Bàn là một trạng thái trong tâm của mỗi chúng ta. Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường, hoàn toàn không còn những sự vô minh, khổ đau và không thỏa mãn. Có thể nói đây là một trạng thái an lạc nhất.

niết bàn là gì
Niết Bàn là một trạng thái trong tâm của mỗi chúng ta

Để đạt tới cảnh giới Niết bàn không phải điều dễ dàng. Để có thể làm được điều đó phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ. Khi tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ, thì lúc đó bản chất chính là bản chất của Niết Bàn. Nhưng bởi vì chúng ta theo đuổi cái bản thể bản ngã, chấp ngã chấp pháp nên không thể thấy được bản chất của Niết bàn.

Xem thêm:  Hiệu ứng lựa chọn Hobson là gì và ý nghĩa thực sự
niết bàn là gì
Để đạt tới cảnh giới Niết bàn không phải điều dễ dàng

Đức Phật mang đến cho chúng ta sự hiểu biết rõ ràng về 2 hình thức của Niết bàn đó là Niết bàn của Bậc Thánh và Niết bàn của phạm phu tạm thời. Ngài dạy rằng:

“Đói là chứng bệnh lớn lao

Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời,

Nếu ai hiểu đúng vậy rồi,

Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn” (Pháp Cú. 203)

Đối với người phàm phu, thì chỉ cần đạt được những điều cơ bản là coi như đã chạm đến Niết bàn. Chẳng hạn như khi đói được ăn cơm, hoặc cảm thụ no bụng sau khi ăn, cảm thụ hết bệnh cũng được xem là một dạng Niết bàn tương đối của phàm phu.

Theo đạo Phật đại thừa thì thế nào, bản chất của Niết Bàn là gì? Trong kinh Lăng già, đức Phật có nói:

“Vô hữu Niết Bàn Phật.

Vô hữu Phật Niết Bàn”

2 câu trên có nghĩa là không có Đức Phật chứng Niết Bàn, và cũng không có Niết Bàn của Phật chứng. Khi khẳng định không có Đức Phật chứng Niết Bàn nghĩa là phá tư tưởng chấp ngã, và không có Niết Bàn của Phật là nổ pháp chấp pháp của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.

Vậy, bản chất của Niết Bàn chính là  “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn, nên không bị huyễn trói buộc.  Ngay tại thế giới này, chúng ta giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.

Xem thêm:  Những Dấu Hiệu Kết Thúc Tuổi Dậy Thì Nữ Giới
niết bàn là gì
Bản chất của Niết Bàn chính là  “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”

Tham khảo thêm:

Lời kết

Hy vọng với bài viết trên của Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn hiểu được niết bàn là gì. Là một người theo đạo Phật nhất định phải biết rõ về những điều liên quan đến Phật giáo và lấy đó làm mục tiêu cho sau này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ THANH BÌNH SPY

  • Địa chỉ: KCN An Sương, quận 12, TP HCM
  • Hotline: 0372 951 520
  • Email: thanhbinhspy@gmail.com
  • Website: http://thanhbinhspy.com/