Khi chúng ta bị đứt tay, vết thương sẽ nhanh chóng liền lại sau vài ngày nhưng não bộ thì không như vậy. Đó là quan điểm trước đây, tuy nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây đã chỉ ra rằng não cũng có khả năng tự chữa lành một số tổn thương mà minh chứng điển hình là sự phục hồi sau khi gặp phải tình trạng đột quỵ. Hiện tượng trên được gọi là Neuroplasticity, vậy Neuroplasticity là gì? Hãy để Thanh Bình Psy giúp bạn làm rõ hơn về khái niệm này thông qua nội dung sau.
Tìm hiểu về Neuroplasticity
Neuroplasticity là gì?
Neuroplasticity được dịch nôm na là khả biến thần kinh hay hiểu đơn giản đó là khả năng thích ứng của bộ não chúng ta sau khi trải qua một số biến cố và trải nghiệm. Để giúp cơ thể thích nghi và hồi phục, não tạo ra những thay đổi sinh lý cần thiết thông qua sự tương tác với môi trường xung quanh.
Cụ thể, não có thể tự thêm vào những sự kết nối nơ ron khi cần thiết hoặc loại bỏ bớt đi những liên kết dư thừa. Chẳng hạn, khi chúng ta không ngừng suy nghĩ hoặc học hỏi kỹ năng mới, một số tế bào thần kinh theo đó cũng được liên kết với nhau và ngược lại.
Tìm hiểu thêm >> Dịch vụ tham vấn tâm lý tại nhà
Phân loại Neuroplasticity
Nói cách khác sự kết nối của những tế bào não không cố định mà chúng có thể xuất hiện nhiều thay đổi trong suốt quá trình sống của mỗi chúng ta. Quá trình này diễn ra thông qua việc học hỏi kinh nghiệm mới, thay đổi môi trường sống, thay đổi công việc, có thêm nhiều trải nghiệm từ cuộc sống hoặc gặp phải những biến cố về sức khỏe,…Theo đó, khả biến thần kinh được phân chia thành hai loại bao gồm:
Khả biến chức năng
Ngay cả khi một phần não không thể hoạt động thì chức năng của nó vẫn không bị mất đi. Đúng vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra, khi não bị hư tổn và không thể thực hiện một số chức năng cục bộ của chính nó tại một vị trí nào đó thì những phần não khỏe mạnh còn lại sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.
>>Đọc thêm: Biểu hiện của người tự ti và cách cải thiện
Khả biến cấu trúc
Khả biến cấu trúc não xảy ra khi chúng ta được trải qua rèn luyện, học tập những kỹ năng, kiến thức mới. Thông qua đó, các liên kết tế bào thần kinh mới sẽ được hình thành và làm thay đổi cấu trúc vật lý vốn có trước đó của não.
Lấy ví dụ não trẻ nhỏ sẽ dần được hoàn thiện hơn khi được đến trường lớp và học tập nhiều môn học khác nhau. Ngoài ra, Neuroplasticity của não còn có thể thay đổi theo độ tuổi, càng lớn tuổi, khả năng Neuroplasticity càng giảm dần đi. Và đó cũng là lý do tại sao những người cao tuổi bị đột quỵ thường khó phục hồi hơn.
Các đặc tính chung của Neuroplasticity
Thay đổi theo tuổi tác
Tính mềm dẻo Neuroplasticity không chỉ liên quan đến các tế bào nơ ron thần kinh mà còn liên đới đến những tế bào khác như tế bào thần kinh đệm và tế bào mạch máu. Ngoài ra, dù Neuroplasticity được chứng minh tồn tại suốt đời nhưng khả năng thực hiện những thay đổi đó sẽ tốt hơn trong giai đoạn trẻ tuổi. Có thể thấy, trẻ nhỏ luôn học hỏi, tiếp thu mọi thứ nhanh nhẹn hơn người trưởng thành.
Ảnh hưởng từ môi trường sống
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự di truyền sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tính mềm dẻo Neuroplasticity. Và giữa ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh kết hợp với môi trường sống cũng sẽ làm cho Neuroplasticity bị thay đổi.
Bất lợi từ Neuroplasticity là gì?
Tính mềm dẻo Neuroplasticity rất có ích cho quá trình học hỏi, khả năng ghi nhớ, nhận thức của chúng ta. Ngoài ra, nó cũng góp phần phục hồi những chấn thương về sức khỏe, giúp thay đổi chức năng của những vùng não để bù đắp chỗ bị mất. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn không có lợi khi những sự thay đổi này xảy ra tại thời điểm mắc phải bệnh tâm thần bởi có thể ảnh hưởng đến não bộ và hành vi.
>>Đọc thêm: Định luật Murphy phát biểu như thế nào và có ý nghĩa gì?
Lợi ích của Neuroplasticity là gì?
Như vậy, có thể thấy rằng Neuroplasticity rất có lợi cho quá trình học tập, ghi nhớ và nâng cao nhận thức của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Những kỹ năng, kiến thức mới sẽ làm gia tăng lượng tế bào thần kinh được liên kết. Ngoài ra, chính tính mềm dẻo này còn góp phần phục hồi chức năng của cơ thể sau đột quỵ, giúp cải thiện chức năng tại vùng não bị tổn thương,…
Nên làm gì để phát triển não bộ?
Thông qua những gì vừa chia sẻ có thể biết được những đặc tính quan trọng của Neuroplasticity là gì và nên làm thế nào để cải thiện não bộ hiệu quả. Cụ thể, tính khả biến thần kinh có thể đạt được hiệu quả tốt hơn khi chúng ta tăng cường một số hoạt động sau trong quá trình sống: học thêm kiến thức mới, đi du lịch, ăn ngủ đầy đủ, sử dụng tay không thuận hay thử sáng tạo nghệ thuật,…
- Đi du lịch: khi tiếp xúc với môi trường mới, học hỏi kiến thức mới não bộ của chúng ta sẽ được mở ra nhằm kết nối các dây thần kinh mới. Đi du lịch đó đây cũng là hình thức giải tỏa căng thẳng hiệu quả đối với những ai hay gặp stress trong công việc.
- Học chơi nhạc cụ mới: học một loại nhạc cụ mới giúp các vùng não của bạn được kết nối với nhau cũng như hỗ trợ hình thành nên mạng thần kinh mới trong não bộ.
- Tập dùng tay không thuận: đây là cách hay giúp phát huy phía não còn lại khi trước đây bạn chỉ dùng tay thuận của mình. Điều này còn mang đến hiệu quả trong việc củng cố các nơ ron thần kinh của chúng ta.
- Ngủ đủ giấc: không chỉ giúp giải tỏa mệt mỏi, xoa dịu sức khỏe tâm lý mà còn khiến mạng lưới các nơ ron thần kinh được kết nối ổn định hơn. Ngoài ra còn giúp các tế bào truyền thông tin đi nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Nếu muốn phát triển não bộ một cách toàn diện mọi người có thể thử học thêm ngoại ngữ mới, học từ vựng, học nhảy, đọc tiểu thuyết…
Kết luận
Nói chung, tính mềm dẻo, khả biến thần kinh Neuroplasticity là gì? Tính khả biến thần kinh Neuroplasticity được phân thành hai loại khả biến chức năng và khả biến cấu trúc. Neuroplasticity tồn tại và gắn liền suốt cuộc đời mỗi người và mang đến những lợi ích thiết thực về sức khỏe cũng như hiệu quả trí óc.
Tìm hiểu thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý tại Thanh Bình Psy: