Biểu hiện của người tự ti và cách cải thiện

Như thế nào là tự ti? Tự ti là tình trạng rất nhiều người gặp phải và không biết nên làm thế nào để có thể vượt qua. Sự tự ti không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi cá nhân mà còn là rào cản của sự phát triển, giao tiếp. Người ôm nỗi sợ này thường tự đánh giá thấp chính mình, cảm thấy bản thân thua kém so với người khác và khó có thể thành công trong cuộc sống cũng như công việc. Hãy cùng Thanh Bình Psy tìm hiểu rõ hơn về căn nguyên gây ra tình trạng tự ti cũng như những giải pháp thích hợp để khắc phục thông qua nội dung bài viết sau.

Khái quát về tự ti

Hành vi tự ti

1 Nguoi tu ti thuong danh gia thap chinh minh
Người tự ti thường đánh giá thấp chính mình

Tự ti là hành vi tự chê trách, đánh giá thấp chính bản thân so với người khác trong khi sự thật chưa chắc đã như vậy. Người không tự tin thường không tin tưởng vào năng lực của chính mình, rất ngượng ngùng khi phải là người đại diện, phát ngôn cho một ai đó.

Đơn giản họ tự thấy chính mình vô dụng, bất tài, không thể làm tốt nhiệm vụ được giao và luôn cần phải hỏi ý kiến, nhận xét của người khác. Khi tâm lý trên không được tháo bỏ, họ sẽ mỗi lúc trở nên thụ động, chậm chạp và chỉ ở yên trong “chiếc vỏ ốc” an toàn của mình.

Xem thêm:  EQ là gì? Dấu hiệu của người sở hữu EQ tốt

Những biểu hiện hay gặp ở người tự ti

Luôn không tự tin về vẻ ngoài của chính mình

Một biểu hiện rất phổ biến ở những người tự ti chính là họ không cảm thấy hài lòng và tự tin về vóc dáng, làn da hay diện mạo của chính mình. Đối diện với mọi người xung quanh, họ thường tỏ ý muốn lẩn tránh, không dám nhìn trực diện vì nghĩ bản thân thua kém đối phương quá lớn. Tâm lý mặc cảm, ngượng ngùng khiến học trở nên sợ sệt và lãng tránh đám đông.

Coi trọng ý kiến của người khác hơn quan điểm của chính mình

Người tự ti thường không tin vào nhận xét và to ra quan ngại với quan điểm của chính mình. Rất dễ nhận thấy điều này bởi họ sẽ thường xuyên xin ý kiến của người khác về cách ăn mặc, kiểu tóc, cách trình bày tài liệu,… đã hợp lý hay chưa, cần chỉnh sửa hay bổ sung chỗ nào không. Và sau đó thì cứ nhất nhất làm theo hoặc lại đi thu thập thêm nhiều ý kiến khác mà không có chính kiến của bản thân.

Rất hay ghen tị với người khác

2 Su do ky ganh ty thuong rat hay gap o nhung nguoi thieu tu tin
Sự đố kỵ, ganh tỵ rất hay gặp ở những người thiếu tự tin

Khi bị sự tự ti dày vò, bản thân sẽ rất dễ tỏ ra ganh tỵ với mọi người xung quanh về những thứ họ đang sở hữu (nhà, xe, nhan sắc, gia đình hạnh phúc,…) hoặc những thành tựu đã đạt được. Đơn giản họ cho rằng dù cố gắng cách mấy cũng không thể may mắn cũng như bản lĩnh giỏi giang giống như người khác.

Trong khi đó, có thể sự thật không phải hoàn toàn như vậy nhưng nó đã vô tình giết chết đi sự hài lòng trong cuộc sống của người thiếu tự tin, khiến họ càng trở nên bất mãn hơn và thụ động hơn.

Xem thêm:  Phức hợp xơ cứng củ là gì? Nguyên nhân, cách phòng ngừa

>>Đọc thêm: Lãnh cảm là gì và những nguyên nhân gây lãnh cảm ở nữ giới?

Tự hạ thấp mình và nhượng bộ đối phương

3 Nguoi co tam the tu ti thuong khong tin tuong chinh minh
Người có tâm thế tự ti luôn không tin tưởng chính mình

Người tự ti luôn cho rằng bản thân thua kém người khác về mọi mặt, họ không thể tìm thấy điểm nổi bật nào của bản thân. Thay vì cố gắng trấn an và đánh giá lại bản thân thì họ lại luôn hạ thấp chính mình, coi thường chính mình mà không cần thêm một lời biện giải nào khác.

Và sự ám ảnh thua thiệt tiềm ẩn trong tâm trí khiến họ luôn phải tỏ ra nhún nhường và nhượng bộ với đối phương. Bởi họ cho rằng mạnh luôn thắng yếu, người khác giỏi giang hơn họ thì họ phải nhượng bộ. Nhưng thật tức cười là suy nghĩ của họ chưa chắc đã đúng.

Chứng tự ti ảnh hưởng như thế nào?

Trong gia đình, sự nhút nhát của một người có thể may mắn được người thân cứu rỗi bằng sự quan tâm, khích lệ nhưng ngoài xã hội thì không. Với sự tất bật của nhịp sống, rất ít người sẽ bận tâm đến cuộc đời của người khác, đối với người tự ti, không có “sức đề kháng” dưới áp lực cạnh tranh, áp lực công việc rất dễ bị nhấn chìm và ngày càng trở nên nhút nhát hơn. Nói cho cùng, người không có sự tự tin vào chính bản thân, luôn có sự hoài nghi và khinh rẻ chính mình sẽ rất khó có được thành tựu và cuộc sống an yên.

Một số giải pháp để có được sự tự tin

Viết về những nỗi sợ

4 co the cai thien su tu ti bang nhung suy nghi tich cuc
Có thể cải thiện sự tự ti bằng những suy nghĩ tích cực

Viết ra giấy những nỗi sợ của bản thân là cách làm rất hiệu quả để có thể giúp chính mình thoát khỏi sự tự ti. Đúng vậy, thông qua những nội dung ghi chép, hãy tường tận đọc kỹ lại và phân tích rõ ràng các vấn đề. Chắc chắn người viết sẽ phát hiện ra được những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý tạo ra nỗi sợ của chính mình từ đó đúc kết được kinh nghiệm để trở nên mạnh mẽ hơn.

Xem thêm:  Hỏi đáp ngay: Nhận thức lý tính là gì?

>>Đọc thêm: Cái tôi là gì và cái tôi quá lớn có tốt hay không?

Nghĩ đến những điều tích cực

Bên cạnh việc tự suy ngẫm để phát hiện sai sót của bản thân, người có những dấu hiệu tự ti nên thường xuyên tự “uống thuốc an thần” cho chính mình bằng cách nghĩ về những điều tích cực. Đúng vậy, thay vì cứ bất an vì sự thua thiệt của bản thân so với người khác, hãy thử nhớ đến những khoảnh khắc vui vẻ.

Lấy ví dụ như ngày bạn tốt nghiệp đại học, ngày bạn phỏng vấn thành công, những lần được sếp khen ngợi hay về lời khen tặng mà người khác dành cho bạn về bộ trang phục,… Đây là cách rất tốt để bản thân tiếp thêm năng lượng cho tinh thần, giúp người tự ti dần khắc phục được vấn đề của chính mình.

Như vậy, hành vi tự ti ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đời sống tinh thần. Thông qua những dấu hiệu nhận biết tự ti, nên có giải pháp khắc phục để bản thân an yên và thành công hơn.

>>Tìm hiểu ngay về Dịch Vụ Tư Vấn/Tham Vấn Tâm Lý Tại NhàDịch Vụ Tham Vấn Tâm Lý Trực Tuyến Tại Thanh Bình Psy tại Thanh Bình Psy