Ngành tâm lý học thi khối gì? Review về ngành tâm lý học

Bạn đang quan tâm và muốn theo học ngành tâm lý học nhưng chưa hiểu rõ hết về ngành nghề đặc biệt này? Ngành tâm lý học thi khối gì? Cơ hội đầu ra có cao và đa dạng việc làm hay không? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây ngay, Thanh Bình PSY sẽ Review tất tần tật mọi thông tin giúp bạn nắm rõ mọi lời giải đáp nhé!

Ngành tâm lý học là ngành học gì?

Ngành tâm lý học là ngành học tìm hiểu và nghiên cứu về tất cả những gì có liên quan đến tâm lý con người. Chúng bao gồm biểu cảm, tâm trạng, hành vi hay những cử chỉ, tác động tâm sinh lý thể hiện ra bên ngoài.

Thậm chí, tâm lý học còn có thể thấu hiểu được cả những rối nhiễu tinh thần lẫn những giá trị tâm hồn cao đẹp. 

Ngành này có phạm vi rất rộng, bên trong những khía cạnh vừa đề cập, nó còn chuyên sâu hơn nhiều nhánh nhỏ. Ví dụ như: Tâm lý học lao động, tâm lý học nhận thức, tâm lý phụ nữ sau sinh hay tâm lý trẻ em, trẻ vị thành niên,..

Tìm hiểu tổng quan về ngành tâm lý học
Tìm hiểu tổng quan về ngành tâm lý học

Xem ngay: Học thạc sĩ tâm lý ở đâu?

Ngành tâm lý học thi khối gì – Những môn thi chính

Rất nhiều bạn học sinh quan tâm ngành tâm lý học thi khối gì, có rất nhiều khối ngành xét – thi tuyển ngành này. Tùy vào mỗi trường đại học khác nhau mà khối ngành sẽ có sự đa dạng riêng biệt.

Xem thêm:  Hiệu ứng Barnum là gì và 4 hình thức cơ bản

Tuy nhiên, tổ hợp môn xét – thi tuyển ngành tâm lý học phổ biến nhất chính là tổ hợp B00, bao gồm môn Toán, Hóa và Sinh. Ngoài ra, một số khối môn thi khác cũng có thể được thay thế, chẳng hạn như:

  • Khối C00 bao gồm những môn xã hội như Văn, Sử, Địa lý.
  • Khối B03 bao gồm các môn học cơ bản như Toán, Ngữ Văn và Sinh học.
  • Khối B08 với các môn chính bao gồm Toán, Tiếng Anh và Sinh học.
  • Khối D01 bao gồm những môn như Toán, Ngữ Văn và ngoại ngữ tiếng Anh.
  • Cuối cùng là khối D14 với các môn xã hội như Ngữ Văn, Lịch sử và tiếng Anh.

Các khối thi ngành tâm lý học hiện nay

Tâm lý học được đào tạo trong thời gian bao lâu?

Ngành tâm lý học cũng là 1 ngành có liên quan đến việc khám, chữa bệnh thế nhưng lại có thời gian học không lâu như ngành y và dược. Ngành này được đào tạo theo hệ chính quy là 4 năm, nếu bạn muốn học lên thạc sĩ thì mất thêm 1.5 đến 2 năm nữa.

Đối với trình độ tiến sĩ ngành tâm lý học, các cử nhân sẽ phải học trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn học được hết tất cả những kiến thức về ngành nghề 1 cách chuyên sâu nhất.

Tuy nhiên, sinh viên vẫn có thể rút ngăn thời gian học được vì hiện nay các trường đang có chương trình đào tạo theo tín chỉ. Có nghĩa là, trường quy định các sinh viên chỉ cần đạt đủ số lượng bao nhiêu tín chỉ, tương đương với bao nhiêu môn học bắt buộc và tự chọn là đã có thể ra trường.

Xem thêm:  Nguyên nhân vì sao người hay hồi hộp bồn chồn

Các tháng Hè, bạn có thể đăng ký học thêm tín chỉ để hoàn thành chương trình học của mình sớm hơn dự kiến. Trường đại học vẫn sẽ xét tốt nghiệp để bạn được ra trường sớm hơn, nhưng lưu ý bạn phải thật vững vàng về kiến thức nhé!

Thông tin thêm: Tâm lý học quản lý có ý nghĩa như thế nào?

Ngành tâm lý học học ra làm những công việc gì?

Không chỉ thắc mắc ngành tâm lý học thi khối gì, không ít các bạn sinh viên cũng băn khoăn học ngành này ra sẽ làm gì. Bởi, ngành này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, hầu như ít người biết đến, nhất là đất nước ta có thói quen sống nội tâm, không phóng khoáng như nước ngoài.

Đương nhiên, ai học xong ra trường cũng có mong muốn tìm được công việc phù hợp và lâu dài, đảm bảo thu nhập cá nhân ổn định. Chính vì thế, nếu bạn đang học ngành tâm lý học, thì hãy tham khảo để đăng ký ứng tuyển vào các công việc sau đây nhé!

  • Học tâm lý học ra làm tư vấn tâm lý học đường cho các bạn trẻ hiện nay.
  • Bác sĩ tâm lý cũng là cái tên được nhiều sinh viên nghĩ ngay đầu tiên trước thềm tốt nghiệp.
  • Các công ty, tổ chức doanh nghiệp cũng thường tuyển dụng chuyên gia tâm lý để phân tích tâm lý khách hàng.
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý lao động, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nội bộ doanh nghiệp.
  • Hoặc, bạn cũng có thể thử xem xét trở thành giáo viên giảng dạy tâm lý học cho các tân sinh viên.
  • Tổ chức công án cũng cần chuyên gia tâm lý để nghiên cứu, điều tra về tâm lý tội phạm, phục vụ cho công việc phá án.
Xem thêm:  Lạc quan là gì và cách giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Các công việc làm sau khi học ngành tâm lý học
Các công việc làm sau khi học ngành tâm lý học

Những ai thích hợp học ngành tâm lý học nhất?

Ngành tâm lý học không phải ai cũng có thể học được và thích hợp để học tập, nghiên cứu. Bạn phải thực sự đam mê, có tố chất vì ngành nghề này có rất nhiều điểm đặc thù riêng. Với những ai thực sự:

  • Thích nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý con người, nội tâm sâu thẳm.
  • Người biết lắng nghe, chia sẻ với mọi người xung quanh sẽ thích hợp để học ngành này.
  • Các đối tượng có thể linh hoạt xử lý các tình huống nhanh chóng sẽ phù hợp hơn.
  • Người có khả năng giải quyết vấn đề cao, hiệu quả, kỹ năng giao tiếp tốt và chịu được áp lực cũng nên học ngành tâm lý học này.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết và rõ hơn về ngành tâm lý học cũng như biết được ngành tâm lý học thi khối gì. Mỗi người sẽ có 1 khả năng riêng, bạn hãy thực sự cân nhắc để xem mình có những yếu tố trên hay không, có thích hợp để học ngành này hay không nhé! 

Tâm lý học hiện nay được xã hội rất quan tâm, cho nên, nếu yêu thích bạn cứ mạnh dạn đăng ký thi tuyển vào. Chắc chắn, trong tương lai, ngành nghề này sẽ rất nóng và đem đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm ưu tú.