Rối loạn cảm xúc là căn bệnh tâm thần phổ biến thứ 2 trên thế giới. Nó xảy ra khi não bộ bị rối loạn dẫn đến ảnh hưởng tới cảm xúc, khiến nhiều cảm xúc bị biến đổi một cách bất thường. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống.
Trong bài viết dưới đây, Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng này!
Tìm hiểu chung về rối loạn cảm xúc
Khái niệm
Đây là một hội chứng bất thường của não bộ nảy sinh khi con người có sự thay đổi không ổn định về mặt cảm xúc. Những người mắc phải hội chứng này có thể chuyển biến từ tâm trạng hưng phấn sang trầm cảm, mệt mỏi một cách nhanh chóng. Thậm chí, tình trạng này ở họ có thể liên tục, các trạng thái xen kẽ nhau.
Ước tính cho thấy, có khoảng 5% dân số trên thế giới mắc phải chứng này. Thông thường, họ ở trong những trạng thái tiêu cực với cảm xúc vui buồn lẫn lộn.
Phân loại tình trạng rối loạn cảm xúc
Thông thường, nó được phân chia thành 2 loại dựa theo những đặc điểm riêng biệt như sau:
Rối loạn trầm cảm
Đây là một trong những vấn đề rối loạn khí sắc thường gặp. Nó chỉ việc rối loạn cảm xúc với đặc trưng là khí sắc trầm, tăng sự mệt mỏi, làm giảm năng lượng của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng đánh mất hứng thú và sự quan tâm với mọi việc xung quanh mình.
Hội chứng hưng cảm
Đây là tình trạng khí sắc giao động bất thường từ trạng thái kích thích sang trạng thái hưng phấn, ức chế, thậm chí là trầm cảm. Các triệu chứng của bệnh có tính chất xen kẽ theo chu kỳ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc?
Mặc dù lượng người mắc đang tăng lên, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Thậm chí, nó còn được xem là vấn đề y tế lớn thứ 4 của nhân loại, của thời đại.
Các chuyên gia cho rằng, 4 nguyên nhân sau đây có thể gây bệnh rối loạn cx:
Di truyền
Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên từ 10 đến 20% nếu trong gia đình có người mắc rối loạn CX. Hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được vai trò của gen trong quá trình hình thành lên bệnh này. Tuy nhiên, cơ chế cụ thể thì vẫn chưa được xác nhận.
Bài viết cùng chuyên mục:
Do rối loạn nội tiết
Đây là một trong những nguyên nhân khá nghiêm trọng gây rối loạn cảm xúc. Trong đó, sự góp mặt của hormone cortisol và hormone tuyến giáp giữa vai trò quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, những rối loạn cảm xúc thường xuyên gặp ở người mắc các rối loạn nội tiết như suy giáp, cường cận giáp, cushing.
Do rối loạn chất dẫn truyền thần kinh
Những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc đều có sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương. Như dopamin, noradrenalin, serotonin… Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng nhất trong các xét nghiệm nước tiểu, máu…
Do quan hệ gia đình
Đây chính là yếu tố mang tính cộng hưởng, có tác động mạnh mẽ tới tâm lý người bệnh. Nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc có thể tăng lên rất nhiều khi sống trong những gia đình không hạnh phúc, thường xuyên có mâu thuẫn.
Một số nguyên nhân và yếu tố khác
- Người sống tự lập, hướng nội, dễ căng thẳng sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Một số bệnh lý cũng có thể tác động tới tình trạng này.
- Do miễn dịch thần kinh.
- YẾu tố nhận thức của người bệnh.
Triệu chứng nhận biết
Những biểu hiện của căn bệnh này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dạng rối loạn. Cùng với đó là mức độ bệnh… Cụ thể, chúng ta hãy xem triệu chứng ở từng bệnh nhé.
Đối với hội chứng trầm cảm
Như tên gọi, người mắc chứng này luôn có khí sắc trầm buồn, chán nản. Thậm chí nhiều người mất hoàn toàn hứng thú, sự vui vẻ đối với mọi việc xung quanh mình. Hội chứng này được nhận diện bởi những hội chứng đặc trưng sau:
- Khí sắc trầm buồn;
- Mất hứng thú;
- Ngủ quá nhiều;
- Ngủ quá ít;
- Sụt cân bất thường hớn 5% trọng lượng cơ thể/ tháng;
- Dễ kích động;
- chậm chạp;
- Mất tự tin;
- Giảm tính tự trọng;
- Giảm khả năng tập trung, chú ý vào mọi việc;
Trầm cảm được xác định chính thức khi những triệu chứng trên xảy ra ít nhất trong 2 tuần. Ngoài ra, một số người cũng gặp một số triệu chứng không điển hình như sau:
- Dễ khóc;
- Luôn có cảm giác tiêu cực, tuyệt vọng;
- Có ý muốn kết liễu, tự tử.
- Xuất hiện một số triệu chứng như khó chịu, bồn chồn, táo bón, giảm ham muốn…
Đối với chứng hưng cảm
- Tự đánh giá cao bản thân, thường xuyên có những ý nghĩa tự cao.
- Giảm nhu cầu ngủ;
- Tư duy quá nhanh; xuất hiện nhiều ý nghĩ khác nhau trong đầu;
- Nói nhiều hơn mức bình thường;
- Có những hành vi mang tính kích động;
- Có nhiều mục tiêu; dự định trong công việc và học tập;
- Một số người tăng hành vi, ham muốn tình dục;
- Xuất hiện những hoạt động thái quá có nhiều tiềm ẩn, rủi ro như mua sắm quá mức, xuất hiện những hành vi bất thường.
Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm hay không?
Khí sắc (cảm xúc) của mỗi cá thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Như yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong, đời sống tinh thần… Thậm chí yếu tố lịch sử, những gì cá thể đó trải qua cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khí sắc.
Thông thường, khí sắc có thể giao động lên xuống nhưng luôn nằm ở một giới hạn nào đó về mức độ, thời gian và biên độ giao động. Nhưng ở người rối loạn cảm xúc, tình trạng này không có giới hạn.
Không chỉ tác động sâu rộng đến tâm lý người mắc, nó còn khiến chất lượng cuộc sống giảm. Việc xây dựng những mối quan hệ với người xung quanh cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cũng xuất hiện những hành vi thái quá. Như:
- Lạm dụng chất kích thích.
- Thức/ ngủ quá nhiều;
- Lạm dụng chất gây nghiện;
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm quá liều;
Thậm chí, người bệnh còn có thể xuất hiện ý muốn tự tử. Do đó, việc thăm khám và điều trị đúng lúc là rất cần thiết. Nhìn chung, tình trạng này ảnh hưởng theo những hướng tiêu cực như sau:
- Làm tăng nguy cơ tự sát.
- Ảnh hưởng tới xã hội.,
- Làm giảm sức khỏe.
Chẩn đoán và điều trị rối loạn cảm xúc như thế nào?
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Thông thường, những tình trạng này sẽ được chẩn đoán thông qua những biểu hiện lâm sàng. Để đưa ra chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm các bảng đánh giá ICD-10, DSM IV… Đặc biệt, chẩn đoán còn được xem xét cẩn thận để phân loại rối loạn tâm thần do dùng thuốc hay xuất phát từ một số bệnh nội khoa.
Dưới đây là những bước tiêu chuẩn trong quy trình chẩn đoán rối loạn cảm xúc được áp dụng rộng rãi:
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm sàng lọc.
- Đánh giá về tâm thần.
Những phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc được áp dụng
Hiện tại, có 3 phương pháp khác nhau được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh tâm lý như sau:
- Sử dụng thuốc;
- Trị liệu sốc điện;
- Áp dụng biện pháp tâm lý;
Trong đó, sử dụng liệu pháp tâm lý là điều đầu tiên bệnh nhân nên nghĩ tới. Đây là cách giúp giải quyết những căn nguyên của bệnh và không gây ảnh hưởng phụ tiêu cực đến đời sống.
Nếu bạn đang muốn điều trị rối loạn cảm xúc, một địa chỉ tin cậy là Thanh Bình PSY. Với nhiều năm kinh nghiệm, Thanh Bình PSY sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề của mình nhanh chóng nhất.
Thông tin liên lạc:
- Thanhbinhpsy@gmail.com
- Số điện thoại liên hệ: 0372 951 520
- Địa chỉ: Khu dân cư An Sương