Rối loạn học tập ngày nay cũng là một trong những tình trạng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập đọc, nói, viết hay phát âm, thậm chí là làm toán hơn các bạn. Bạn đã biết về chứng rối loạn này chưa, cùng Thanh Bình PSY tìm hiểu ngay với chúng tôi trong bài viết sau đây nhé!
Chứng rối loạn học tập là gì?
Rối loạn học tập hay chứng khó học chỉ hiện tượng người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập bằng phương pháp thông thường. Đa phần người mắc là trẻ nhỏ, các em bị cản trở sự tập trung, không có khả năng đọc, viết, ghi nhớ, làm toán,… thành thạo. Ở bất kỳ 1 khóa học nào, trẻ cũng kém tiếp thu và hiểu chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Theo các số liệu thống kê, hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng rối loạn học này đang ngày càng tăng cao. Chúng không được quan tâm, can thiệp nghiêm túc từ cả nhà trường lẫn phụ huynh cũng như toàn xã hội.
Trong đó, tỷ lệ về rối loạn khả năng viết chiếm phần trăm cao nhất, chiếm từ 5 – 20%. Có nghĩa là, cứ 10 trẻ đã có đến 2 trẻ gặp khó khăn và mắc chứng khó học viết này. Sau đó là tỷ lệ trẻ bị tình trạng khó đọc, chiếm 5 – 17%, tiếp đến rối loạn chú ý 3 – 12%, còn lại là tính toán chiếm 3 – 6% và tự kỷ 0.78%.
Thông tin thêm: Rối loạn thách thức chống đối là gì?
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị rối loạn học tập
Rối loạn học tập ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bẩm sinh có mà yếu tố môi trường cũng có. Về cơ bản nhất, các chuyên gia đánh giá, những rối loạn này khởi phát từ sự bất ổn bên trong hệ thần kinh. Hoặc, những cấu trúc của não bộ cũng như khả năng hoạt động của các chất có trong não không được bình thường.
Các bất ổn đó đã khiến cho việc tiếp nhận, xử lý và truyền đạt thông tin của người bệnh bị suy giảm đi rất nhiều so với mức bình thường. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, những tác động từ môi trường xung quanh như gia đình, xã hội hay trường học cũng có thể là tác nhân là phát triển chứng rối loạn học tập.
Cuối cùng, nếu bé có vấn đề bệnh lý thực thể như nội tiết suy giáp, rối loạn vận động, thần kinh di chứng sau viêm màng não, sự chuyển hóa PKU Galactosemia, bệnh Down, chảy máu não hoặc các bệnh rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,… đều có khả năng là nguyên do gây bệnh.
Cách nhận biết trẻ bị chứng rối loạn học tập
Dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn học tập không hề giống nhau, mỗi trẻ sẽ biểu hiện khác nhau, vô cùng đa dạng. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ và dành nhiều thời gian hơn cho con để có thể kịp thời phát hiện bất thường. Từ đó giúp trẻ khắc phục nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng đến tương lai, hòa nhập xã hội tốt.
Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất:
- Trẻ thường gặp khó khăn trong việc đọc, viết hay nhầm lẫn các mặt chữ, đọc rất chậm và rất khó lắng nghe.
- Trẻ hay mất tập trung, không bao giờ chú ý quá lâu vào 1 vấn đề nào đó, rất lơ đễnh.
- Một số trẻ không thể ghi nhớ, không tự đếm được những con số đơn giản một cách chính xác.
- Trẻ bị rối loạn học tập có trí nhớ kém hơn so với bình thường, trẻ rất hay quên, xao nhãng trong hầu như mọi tình huống.
- Biểu hiện của sự vụng về, không hành động dứt khoát cũng là rối loạn học tập.
- Trẻ nhỏ không thể thực hiện đúng theo chỉ dẫn của người lớn, không làm theo đúng kế hoạch định sẵn.
- Những trẻ bị chứng bệnh này sẽ không có khả năng sắp xếp tốt, không tự tổ chức được việc gì đó dù là cơ bản nhất.
Tìm hiểu ngay: Nguyên nhân dẫn đến chứng khó đọc
Chữa trị rối loạn học tập như thế nào?
Nếu các cha mẹ nhận thấy và nghi ngờ con em mình bị vấn đề rối loạn học tập này thì cần cân nhắc đưa trẻ đi khám để có đánh giá cụ thể ngay. Sau đó, các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị cụ thể, hiệu quả cho trẻ bằng những phương pháp và kỹ thuật chuyên môn.
Ngoài ra, ở phía gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau cải thiện tình trạng của trẻ bằng cách:
- Tìm ra phương pháp giáo dục đặc biệt tốt nhất, hiệu quả nhất cho trẻ ở nhà lẫn ở trường.
- Xây dựng cho trẻ 1 khả năng tự nhận thức tốt, để trẻ tự tin hơn, không còn nghĩ mình vô dụng.
- Hình thành lối sống lành mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất để trẻ phát triển toàn diện hơn, gia tăng trí nhớ và sự tập trung cho trẻ.
- Chia sẻ tình trạng của con với những người xung quanh để được hỗ trợ từ nhiều phía, có sự khuyến khích và không khiến trẻ bị mặc cảm.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây Thanh Bình PSY đã cung cấp đến bạn đầy đủ những thông tin về chứng bệnh rối loạn học tập. Hy vọng rằng bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về hội chứng đang ngày càng phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ.
Bệnh có thể điều trị và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bằng những phương pháp phù hợp nên bạn không cần quá lo lắng nhé!